Giáo dục

Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Dàn ý

I. Mở bài– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.- Nêu cảm nhận chung về hình ảnh người lính trong hai bài thơ.

II. Thân bài1. Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí”– Tác giả Chính Hữu lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội giữa những người lính+ Cùng chung cảnh ngộ xuất thân: “quê hương anh”, “làng tôi”+ Cùng chung lí tưởng chiến đấu: “Súng bên súng” gợi lên sự tương đồng về lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu,“đầu sát bên đầu” diễn tả ý chí quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp.+ Tình cảm đồng chí được bồi đắp qua sự sẻ chia những gian lao của cuộc chiến.- Bức chân dung người lính còn được phác họa qua sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội+ Đồng cam cộng khổ vượt qua mọi thiếu thốn: “Áo anh rách vai”, “Quần tôi có vài mảnh vá”, “Chân không giày”.+ Luôn sẵn sàng yêu thương, sẻ chia: “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”- Hình ảnh người lính được phác họa trong sự quyện hòa giữa chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn qua hình ảnh “Đầu súng trăng treo”

2. Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

– Vẻ đẹp của người chiến sĩ được tác giả tái hiện thông qua sự song hành, sóng đôi với hình ảnh “những chiếc xe không kính”:+ Gợi hiện thực tàn khốc của cuộc chiến+ Miêu tả chân thực con đường ra mặt trận đầy hiểm nguy- Vẻ đẹp của người lính được thể hiện qua sự tư thế ung dung, hiên ngang, bất chấp mọi hiểm nguy+ Họ chấp nhận những gian khổ bằng tinh thần coi thường, bất chấp mọi hiểm nguy: “Ung dung buồng lái ta ngồi”+ Họ đối diện với sự khắc nghiệt, tàn khốc của cuộc chiến:“gió vào xoa mắt đắng”, “sao trời”, “cánh chim” đột ngột như “sa”, “ùa” vào buồng lái.- Vẻ đẹp của người lính được thể hiện qua tình cảm đồng đội và trái tim yêu nước:+ Hình ảnh chân thực “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” đã gợi ra sự đồng cảm, sẻ chia sâu sắc giữa những người lính+ Cách nói hình ảnh “vì miền Nam phía trước” đã thể hiện niềm tin, tinh thần lạc quan của người lính+ Hình ảnh hoán dụ “một trái tim” đã làm nổi bật “trái tim cầm lái” luôn rực cháy ngọn lửa yêu nước và tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của người lính.

3. Cảm nhận về vẻ đẹp chung và riêng của hình ảnh người lính trong hai bài thơ

– Vẻ đẹp chung:+ Lí tưởng chiến đấu, ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc+ Tinh thần dũng cảm, yêu nước mãnh liệt+ Sử dụng sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội để vượt qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt.

– Vẻ đẹp riêng:

+ Ở bài thơ “Đồng chí”, tác giả Chính Hữu khắc họa vẻ đẹp của người nông dân mặc áo lính thông qua sự mộc mạc, chân chất và sự quyện hòa giữa chất hiện thực – lãng mạn;+ Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, bức chân dung người chiến sĩ lái xe hiện lên qua sự trẻ trung, sôi nổi, ngang tàn.

III. Kết bàiKhái quát về giá trị của hình tượng người lính qua hai tác phẩm.

Back to top button