CẤU TẠO, TÍNH CHẤT VẬT LÍ, HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA BROM
I. Lịch sử tìm ra nguyên tố brom
– Brôm được hai nhà hóa học Antoine Balard và Carl Jacob Löwig phát hiện độc lập với nhau năm 1825 và 1826.
– Balard tìm thấy các muối bromua trong tro của tảo biển từ các đầm lầy nước mặn ở Montpellier năm 1826. Tảo biển được sử dụng để sản xuất iốt, nhưng cũng chứa brôm. Balard chưng cất brôm từ dung dịch của tro tảo biển được bão hòa bằng clo.
II. Trạng thái tự nhiên
– Brôm có 2 đồng vị ổn định: Br79 (50,69 %) và Br81 (49,31%)
– Trong tự nhiêu chỉ gặp brom ở dạng hợp chất, chủ yếu là các muối natri và kali của chúng có nhiều trong nước biển.
III. Tính chất vật lí
– Brom là chất lỏng màu đỏ nâu, dễ bay hơi. Hơi brom độc. Brom rơi vào da sẽ gây những vết bỏng nặng.
– Brom tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như rượu, xăng, benzen, clorofooc. Dung dịch của brom trong nước gọi là nước brom.
– Brom có nhiệt độ nóng chảy là -7,250C và sôi ở 59,820C.
IV. Tính chất hóa học
– Brom là chất oxi hoá mạnh, nhưng kém clo.
1. Với kim loại
– Brom phản ứng trực tiếp với nhiều kim loại, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp xảy ra ở ngay nhiệt độ thường, các phản ứng đều toả ra nhiều nhiệt.
Ví dụ: 3Br2 + 2Al → 2AlBr3
2. Với H2
– Brom chỉ oxi hóa được H2 ở nhiệt đun nóng:
Br2 + H2 → 2HBr
khí hidro bromua
* Lưu ý:
– Hiđro bromua tan trong nước tạo thành các axit tương ứng có cùng công thức : axit bromhiđric HBr. HBr là các axit mạnh và mạnh hơn axit HCl.
– Dd HBr không màu, để lâu trong không khí trở nên có màu vàng nâu vì bị oxi hóa (dd HF và HCl không có phản ứng này):
4HBr + O2 → 2H2O + 2Br2
– Không dùng dung dịch H2SO4 đặc và muối bromua để điều chế HBr: Tính khử của HBr (ở trạng thái khí cũng như trong dd) mạnh hơn HCl. HBr khử được H2SO4 đặc thành SO2.
2HBr + H2SO4đ → Br2 + SO2 + 2H2O
3. Với H2O
Khi tan trong nước, 1 phần brom tác dụng rất chậm với nước tạo ra axit HBr và axit HBrO (axit hipobromơ), là phản ứng thuận nghịch:
Br2 + H2O HBr + HBrO
4. Halogen mạnh đẩy halogen yếu ra khỏi muối
– Brom đẩy được iot ra khỏi dung dịch NaI, nhưng clo lại đẩy được brom ra khỏi dung dịch NaBr:
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
– Điều đó chứng tỏ rằng clo hoạt động hoá học hơn brom, brom hoạt động hoá học hơn iot.
5. Tác dụng với chất khử mạnh
– Brom còn thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất khử mạnh
Ví dụ: Br2 + SO2 + H2O → H2SO4 + 2HBr
6. Tác dụng với chất oxi hóa mạnh
– Brom còn thể hiện tính khử khi tác dụng với chất ôxi hóa mạnh
Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl
VI. Điều chế
– Nguồn chính điều chế brom là nước biển. Sau khi đã lấy muối ăn (NaCl) ra khỏi nước biển, phần còn lại chứa nhiều muối bromua của kali và natri. Sau đó, sục khí clo qua dung dịch, ta có phản ứng hóa học sau:
Cl2 + NaBr → 2NaCl + Br2
* Lưu ý:
– AgBr cũng kém bền khi gặp ánh sáng giống như AgCl .
2AgBr → 2Ag + Br2
V. Ứng dụng
– Brom dùng để chế tạo một số dược phẩm, phẩm nhuộm,…. Nó cũng được dùng chế tạo AgBr (bromua bạc) là chất nhạy với ánh sáng để tráng lên phim ảnh.
Trung tâm luyện thi, gia sư – dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng