Sinh học

Bài 4. Quang hợp ở thực vật trang 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34 SGK Sinh 11 – Kết nối tri thức

CH tr 27

CH 1:

Nguyên liệu, năng lượng được sử dụng trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu? Sản phẩm của quang hợp là gì và chúng có vai trò như thế nào đối với sinh giới?

Phương pháp giải:

Quang hợp là quá trình thực vật tổng hợp carbohydrate và giải phóng O2 từ các chất vô cơ đơn giản (CO2, H2O) dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng và sự tham gia của hệ sắc tố quang hợp.

Lời giải chi tiết:

– Nguyên liệu, năng lượng được sử dụng trong quang hợp có nguồn gốc từ ánh sáng mặt trời.

– Sản phẩm của quang hợp là hợp chất hữu cơ C6H12O6 đồng thời giải phóng O2

– Vai trò của quang hợp đối với sinh giới:

+ Quang hợp cung cấp nguồn chất hữu cơ vô cùng đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của hầu hết các sinh vật trên Trái Đất.

+ Quang hợp cung cấp nguồn chất hữu cơ là nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, xây dựng, y dược. Nguồn năng lượng từ các sản phẩm quang hợp như than đá, củi đun, hơi đốt, dầu hỏa, … chiếm 90% tổng năng lượng con người sử dụng.

+ Quang hợp cung cấp nguồn năng lượng lớn duy trì hoạt động của sinh giới.

+ Khí O2 được tạo ra trong quang hợp có ý nghĩa quan trọng đối với sự cân bằng O2/CO2 trong khí quyển.

CH 2:

Hệ sắc tố ở cây xanh được chia làm mấy nhóm? Cho biết vai trò của các nhóm sắc tố này trong quang hợp.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hệ sắc tố ở thực vật.

Lời giải chi tiết:

– Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh gồm hai nhóm chính là diệp lục (chlorophyll) và carotenoid:

+ Diệp lục tạo nên màu xanh của lá và các bộ phận có màu xanh ở cây. Loại sắc tố chủ đạo là diệp lục a. Diệp lục hấp thụ ánh sáng đỏ và xanh tím. Đây là nhóm sắc tố có vai trò quan trọng nhất trong quang hợp.

+ Carotenoid là nhóm sắc tố tạo nên màu vàng, đỏ, cam của lá, hoa, củ, quả ở nhiều loài cây như gấc, xoài, cà rốt, … Carotenoid gồm hai loại là xanthophyll (có oxygen) và carotene (không có oxygen), trong đó – carotene là tiền chất của vitamin A.

– Vai trò của hệ sắc tố: hấp thụ và biến đổi năng lượng ánh sáng thành dạng hóa năng.

CH 3:

Một số loài thực vật có lá màu đỏ thực hiện quang hợp được không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Trong pha sáng của quang hợp, hệ sắc tố quang hợp có vai trò nhận năng lượng ánh sáng và chuyển hóa năng lượng đó (quang năng) thành hóa năng dưới dạng ATP và NADPH. Các sản phẩm này được sử dụng làm nguồn năng lượng để cố định CO2 trong pha tối của quang hợp. Tùy từng nhóm thực vật mà pha tối sẽ diễn ra theo chu trình C3 hay con đường C4 hoặc CAM.

Lời giải chi tiết:

Một số loài thực vật có lá màu đỏ vẫn có thể thực hiện quang hợp được. Bởi vì:

– Trong cây có nhiều loại sắc tố, có cả diệp lục và các loại carotenoid, tuy nhiên loại sắc tốc nào chiếm ưu thế hơn thì cây sẽ biểu hiện màu sắc theo loại sắc tố đó.

– Cây có lá đỏ vẫn có nhóm sắc tố diệp lục nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm dịch bào. Vì vậy, những cây có màu đỏ vẫn tiến hành quang hợp bình thường, tuy nhiên cường độ quang hợp không cao.

Back to top button