Giáo dục

Súc tích hay xúc tích mới đúng?

“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” không phải tự nhiên mà nói tiếng Việt của chúng ta khó. Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng, có nhiều từ đồng âm, đồng nghĩa, có nhiều quy tắc cả về cách viết và cách đọc nên rất dễ bị sai chính tả. Một trong những chữ khi nói dễ sai chính tả nhất là “S” và “X”. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích và đưa ra đáp án cho câu hỏi “súc tích hay xúc tích mới đúng?”

Súc tích là gì?

“Súc tích” sẽ được hiểu theo nghĩa như là các bạn muốn nhận xét về một thứ gì đó cảm thấy ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy đủ những thứ mà bạn thấy cần thiết nhất khi đó ta sử dụng từ “Súc tích”. Hoặc để dễ hiểu hơn có thể định nghĩa “Súc tích” chính là một tính từ để chỉ rằng có chứa nhiều ý trong một hình thức diễn đạt ngắn ngọn. Từ ghép này là sản phẩm vay mượn của từ hán việt với:

Súc: chứa, cất

Tích: trong nghĩa là tích trữ, cất, dồn lại, .

Phân tích về từ “súc tích” trong từ điển tiếng Việt cụ thể như sau:

– Là sự tích lũy, dồn góp lại. Ví dụ: Tích lũy lương thực, tích lũy kinh nghiệm, tích lũy thực phẩm.

– Có chứa nhiều ý trong một hình thức diễn đạt nội dung ngắn gọn. Ví dụ: Lời văn hay súc tích, Đoạn văn ngắn gọn súc tích.

Ví dụ: Lời nhận xét của Tuấn rất ngắn gọn và súc tích

Xúc tích là gì?

Còn về từ “Xúc tích” thì từ này không được sử dụng trong từ điển Tiếng Việt của chúng ta nhé. Để phân tích rõ thì chúng ta có thể hiểu nghĩa của từ “Xúc” này chính là để chỉ những biểu cảm chung cho cảm giác mà con người có được như là: Xúc cảm, Xúc động, . . . Vì vậy từ ghép này hoàn toàn không có nghĩa và dẫn đến lỗi sai chính tả giữa vần “s/x” .

Vậy súc tích hay xúc tích mới đúng?

Súc tích hay xúc tích là đúng chính tả?

Khi xét chọn xúc tích hay súc tích, chúng ta cần dựa vào các yếu tố như trên mới có thể lựa chọn từ đúng chính tả. Cụ thể, khi tra từ điển Nguyễn Quốc Hùng, chúng ta sẽ tìm được từ “súc tích” nhưng không thể tìm thấy từ nào là “xúc tích”. Theo cuốn từ điển này, súc tích chỉ “Cất chứa, tích tụ — Chứa đựng nhiều tư tưởng, ý nghĩa.”

Căn cứ vào phần phía trên, chúng ta thấy rằng ở phần phân tích từ “súc, tích” đều có cụm nghĩa chung là tụ lại, chung lại, đi sâu vào, tóm gọn. Hai thành phần cấu tạo nên từ ghép này đều có cùng nét nghĩa và hợp lý với nghĩa khái quát đã tra trong từ điển.

Xét theo cụm từ loại, súc tích xếp vào dạng tính từ chỉ “có chứa nhiều ý trong một hình thức diễn đạt ngắn gọn”. Trong tiếng Việt cũng có thể tìm được từ đồng nghĩa với hàm ý tương tự như: hàm súc.

Còn khi phân tích nét nghĩa từ “xúc tích”, bạn sẽ thấy cả từ “xúc và tích” đều có nghĩa. Tuy nhiên khi xét từng nghĩa của từ xúc sẽ không thấy nét nghĩa nào liên quan đến việc “Cất chứa, tích tụ — Chứa đựng nhiều tư tưởng, ý nghĩa.”.

Chính từ điều này, bạn có thể đưa ra kết luận về vấn đề chọn xúc tích hay súc tích trong chính tả. Cụ thể, duy nhất từ “súc tích” có thể tìm thấy trường nghĩa, được ghi chép trong từ điển và dùng trong các văn bản, giấy tờ, tài liệu chính thống.

Như vậy, súc tích là từ hoàn toàn đúng về mặt chính tả mà bạn nên dùng.

Một số ví dụ về cách sử dụng súc tích hay xúc tích

Ngắn gọn xúc tích => Sai (Đáp án đúng: Ngắn gọn súc tích)

Cô đọng súc tích => Đúng

Kỹ năng viết súc tích => Đúng

Lời nói súc tích và ngắn gọn => Đúng

Lời văn xúc tích cô đọng => Sai (Đáp án đúng: Lời văn súc tích cô đọng)

Sơ yếu lý lịch ngắn gọn và súc tích => Đúng

Tóm lược súc tích nội dung bài viết => Đúng

Những câu tục ngữ thường xúc tích => Sai (Đáp án đúng: Những câu tục ngữ thường súc tích)

Trình bày xúc tích dễ hiểu => Sai (Đáp án đúng: Trình bày súc tích dễ hiểu)

Trên đây là nội dung bài viết súc tích hay xúc tích mới đúng? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Back to top button