Hỏi đáp

Phòng thủ dân sự là gì? Ý nghĩa, nhiệm vụ phòng thủ dân sự?

1. Phòng thủ dân sự là gì?

Điều 13 Luật quốc phòng 2018 quy định nội dung cơ bản sau đây: Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

Phòng thủ dân sự cũng chính là một nội dung trong phòng thủ quốc gia, bao gồm tổng thể các hoạt động (giải pháp) được chuẩn bị từ trước để khi có tình huống xảy ra, theo kế hoạch thống nhất, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm an toàn hoặc hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Cụ thể hóa chủ trương được nêu cụ thể bên trên, nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã chú trọng tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ các cấp, các tổ chức và nhân dân trên địa bàn hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của phòng thủ dân sự nhằm mục đích để có thể nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, thảm họa… Các địa phương đã ban hành đầy đủ văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, kế hoạch triển khai thực hiện, quyết định thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, xây dụng kế hoạch phòng thủ dân sự theo đúng quy định; bên cạnh đó huy động mọi nguồn lực xây dựng các công trình phòng tránh, trú… kịp thời ứng phó với các tình huống xảy ra trên địa bàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại cả về người và tài sản.

Phòng thủ dân sự cũng chính là bộ phận quan trọng trong hệ thống phòng thủ quốc gia, công tác phòng thủ dân sự liên quan tới mọi lĩnh vực của đất nước và là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành và toàn dân. Cũng bởi vì vậy mà vai trò quản lý tập trung, thống nhất của nhà nước có tính quyết định đến chất lượng và kết quả công tác phòng thủ dân sự.

2. Phòng thủ dân sự tiếng Anh là gì?

Phòng thủ dân sự tiếng Anh là: Civil defense.

3. Nhiệm vụ phòng thủ dân sự:

Nhiệm vụ phòng thủ dân sự bao gồm:

– Nhiệm vụ phòng thủ dân sự đó là xây dựng cơ chế hoạt động, kế hoạch phòng thủ dân sự.

Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 năm và được cập nhật, điều chỉnh định kỳ 05 năm hoặc khi có thảm họa, chiến tranh.

Cơ sở xây dựng chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự: Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng thủ dân sự, phòng thủ đất nước và phát triển kinh tế – xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh trong khu vực phòng thủ các cấp;Thực tiễn hoạt động phòng thủ dân sự của quốc gia; Kết quả xác định, đánh giá, phân vùng có nguy cơ thảm họa; Nguồn lực cho hoạt động phòng thủ dân sự.

Nội dung chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, bao gồm: Quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp chương trình, đề án, dự án trọng điểm và việc tổ chức thực hiện phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước.

Nguyên tắc xây dựng kế hoạch: Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia, kế hoạch phòng thủ dân sự cấp bộ và kế hoạch phòng thủ dân sự của các cấp địa phương được xây dựng theo chu kỳ 05 năm và được điều chỉnh hằng năm; Phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, kế hoạch phòng thủ đất nước và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; Bộ, ngành trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, đơn vị Quân đội xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự của bộ, ngành, địa phương và đơn vị mình đồng thời chỉ đạo các cơ quan, địa phương và đơn vị thuộc quyền xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự; Kế hoạch phòng thủ dân sự phải đáp ứng yêu cầu phòng, chống, khắc phục có hiệu quả đối với thảm họa do chiến tranh, thảm họa gây ra.

Dạng chiến tranh cơ bản đó là: Địch tiến công bằng vũ khí thông thường; vũ khí hủy diệt lớn (vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học); vũ khí công nghệ cao.

Các thảm họa cơ bản đó là: Thảm họa tàu hỏa, tàu điện ngầm, tàu ngầm, tàu du lịch đường biển, đường sông, tàu vận tải biển; thảm họa máy bay; bão mạnh, siêu bão; động đất, sóng thần; nước biển dâng cao, hạn hán kéo dài diện rộng; vỡ đê hồ, đập thủy điện quốc gia; dịch bệnh hàng loạt; rò rỉ phóng xạ, bức xạ hạt nhân, tán phát hóa chất độc, môi trường; sập đổ nhà cao tầng, hầm lò khai thác khoáng sản và hang động; cháy, nổ nhà máy hóa chất; cháy, nổ nhà máy điện, hạt nhân; cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn dầu, khí; cháy, nổ khu chế xuất, khu dân cư, chung cư cao tầng; sự cố tràn dầu, cháy rừng quốc gia trên quy mô rộng và các tình huống thảm họa khác do bộ, ngành, địa phương xác định.

– Nhiệm vụ phòng thủ dân sự đó là tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập.

Các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và phổ cập kiến thức cơ bản cho toàn dân về phòng thủ dân sự.

Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương, địa phương triển khai bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập, phổ cập về các biện pháp phòng, tránh, khắc phục hậu quả các loại vũ khí công nghệ cao, vũ khí hủy diệt hàng loạt và các thảm họa khác cho lực lượng nòng cốt, lực lượng rộng rãi về phòng thủ dân sự.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ các bộ, ngành trung ương, địa phương chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xác định nội dung, tổ chức và phương pháp bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập về phòng thủ dân sự trong chương trình kế hoạch phòng thủ dân sự hằng năm.

Diễn tập phòng thủ dân sự ở từng địa phương, cơ quan, tổ chức do Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện, dưới sự chỉ đạo của cấp trên trực tiếp.

– Nhiệm vụ phòng thủ dân sự đó là xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự.

– Nhiệm vụ phòng thủ dân sự đó là xây dựng hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin, nghiên cứu dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động.

– Nhiệm vụ phòng thủ dân sự đó là thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự.

Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm:

+ Lực lượng nòng cốt gồm Dân quân tự vệ; Công an xã, phường, thị trấn; lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các Bộ, ngành trung ương, địa phương;

+ Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.

Để nhiệm vụ phòng thủ dân sự đạt hiệu quả, trước hết cấp ủy, chính quyền các cấp cần thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức và quần chúng nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng về phòng thủ dân sự.

Muốn đạt được điều đó, mỗi cấp ủy, chính quyền các cấp phải chấp hành nghiêm nguyên tắc, cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phát huy vai trò tham mưu của lực lượng vũ trang, các ban, bộ, ngành, đoàn thể về phòng thủ dân sự.

Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống công trình phòng, chống thảm họa thiên tai, môi trường… cần được trù tính kỹ càng nhằm bảo đảm cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng các yêu cầu “ích cực, chủ động, kịp thời phòng tránh, khắc phục hiệu quả, lấy các biện pháp phòng ngừa là chính. Quá trình thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự cũng phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

Cùng với đó, việc thực hiện tốt các mặt công tác chuẩn bị, nhất là xây dựng kế hoạch từ trước và tổ chức huấn luyện, diễn tập chu đáo các phương án đã dự kiến phải được tiến hành nền nếp. Có như vậy, nhiệm vụ phòng thủ dân sự mới đạt được hiệu quả thiết thực, góp phần mỗi địa phương luôn giữ vững ổn định an ninh chính trị tạo điều kiện cho phát triển kinh tế-xã hội.

4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng thủ dân sự:

Tổ chức và hoạt động phòng thủ dân sự cần đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định 02/2019/NĐ-CP của Chính Phủ cụ thể như sau:

– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Phòng thủ dân sự đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

– Phòng thủ dân sự được tổ chức từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Chủ thể là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện phòng thủ dân sự.

– Tăng cường, củng cố năng lực phòng thủ dân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; phòng thủ dân sự phải được chuẩn bị từ trước khi xảy ra các thảm họa, chiến tranh; tích cực thực hiện phương châm phòng là chính; chủ động ứng phó kịp thời khi có thảm họa, chiến tranh, khắc phục hậu quả; phát huy vai trò của lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ.

– Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng thủ dân sự.

Ta nhận thấy, phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm tổng thể các hoạt động (giải pháp) được chuẩn bị từ trước để khi có tình huống xảy ra, theo kế hoạch thống nhất, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm an toàn hoặc hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân. Để đảm bảo tổ chức và hoạt động phòng thủ dân sự thì việc bảo đảm các nguyên tắc nêu trên co ý nghĩa quan trọng.

Back to top button