Văn học

Bảng chữ cái Hiragana: cửa ngõ đến với tiếng Nhật

Việc học bảng chữ cái Hiragana sẽ đặt nền móng vững chãi cho quá trình học tiếng Nhật của bạn. Ngày hôm nay, PREP sẽ đem đến cho bạn đọc các thông tin, tài liệu và lộ trình học hợp lý để chinh phục được bảng chữ cái Hiragana từ A đến Z!

Bảng chữ cái Hiragana
Bảng chữ cái Hiragana

I. Giới thiệu bảng chữ cái Hiragana tiếng Nhật

Hiragana là một thành phần của hệ thống chữ viết tiếng Nhật, song hành cùng với chữ katakana và kanji (Hán tự). Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana đầy đủ sẽ bao gồm 48 chữ cái, nhưng hiện tại hai chữ ゐ và ゑ đã được lược bớt chỉ còn 46 chữ cái, được chia ra theo 5 nguyên âm chính theo như bảng sau:

Bảng chữ cái Hiragana đầy đủ nhất
Hiragana bảng chữ cái tiếng Nhật

Tham khảo thêm:

  • Bảng chữ cái tiếng Nhật cho người mới học

II. Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana và cách viết

Bảng chữ cái Hiragana còn được gọi là bảng chữ mềm bởi các chữ cái trong đó chứa nhiều nét cong và mềm mại. Thực tế thì nhờ vào điều này mà vào thời Heian, chữ Hiragana từng rất được phái đẹp ưa chuộng.

Ngày nay thì học sinh Nhật Bản đều được dạy về thứ tự các nét bút khi bắt đầu học viết. Phương pháp tập viết bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana này không những đẩy nhanh tốc độ ghi mà còn giảm lực tác động lên cổ tay, giúp người Nhật đỡ bị mỏi khi phải viết nhiều. Thứ tự chi tiết các nét theo như bảng sau:cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật Hiraganacách viết bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana 1

Tham khảo thêm:

  • Quy tắc & cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật chuẩn

III. Cách đọc bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana chuẩn

Tiếng Việt và tiếng Nhật có nhiều nét tương đồng về âm tiết, vậy nên bạn sẽ không gặp nhiều rắc rối khi phát âm bảng chữ cái Hiragana. Tuy vậy vẫn có một lưu ý cần nhớ như sau:

  • Các chữ thuộc cột U (う, く, す, ぬ,…) sẽ không phát âm là U, mà là Ư (ư, cư, sư, nư,.…)
  • Các chữ thuộc cột E (え, け, せ, て,…) sẽ không phát âm là E, mà là Ê (ê, cê, sê, tê,.…)
  • Các chữ thuộc cột O (お, こ, そ, と,…) sẽ không phát âm là O, mà là Ô (ô, cô, sô, tô,.…)
  • Chữ Shi (し) đọc là Si (s nặng)
  • Chữ Fu (ふ) đọc là Phư nhưng không được để răng trên chạm môi dưới
  • Chữ Tsu (つ) đọc bằng cách lai giữa từ Sư (trong tiếng Việt)Two (trong tiếng Anh)
  • Chữ O (お)Wo (を) cùng đọc là Ô

Những quy tắc trên trông có vẻ nhiều, nhưng thực ra khi bắt đầu học bảng chữ cái Hiragana kết hợp với đọc, nói và viết, bạn sẽ nhanh chóng tạo thành thói quen khi phát âm tiếng Nhật. Ngoài ra, các chữ cái trong bảng Hiragana còn có 4 cách kết hợp mà PREP xin chia sẻ ngay sau đây:

1. Âm đục

Âm đục xuất hiện khi thêm các dấu ゛(dấu huyền/tenten) và ゜(dấu tròn/maru) vào bên cạnh một số chữ nhất định. Nhờ vào phương pháp này mà bảng chữ cái Hiragana được mở rộng với nhiều âm tiết hơn. Ví dụ chữ “か” (ka) sẽ trở thành “が” (ga) khi thêm dấu huyền, chữ “は” (ha) sẽ trở thành “ぱ” (pa) khi thêm dấu tròn. Quy tắc chi tiết như sau:

bảng chữ cái Hiragana mở rộng
Bảng chữ cái Hiragana mở rộng

2. Âm ngắt

Trong tiếng Nhật, âm ngắt của Hiragana được gọi là “sokuon” và được biểu thị bằng một chữ Tsu nhỏ (っ) nằm giữa từ. Âm ngắt không có âm thanh riêng mà chỉ để biểu thị rằng khi phát âm, chữ nằm trước っ sẽ dính âm với chữ nằm sau っ. Cụ thể:

  • きって không đọc là ki-tê hay ki-tsu-tê, mà đọc là kit-tê (romaji: kitte)
  • きっぷ không đọc là ki-pư hay ki-tsu-pư, mà đọc là kip-pư (romaji: kippu)
  • Tương tự, けっこん sẽ đọc là cek-côn (romaji: kekkon)

Hiểu đơn giản là bạn cần nhân đôi chữ cái đứng sau っ nhỏ và đọc dính nó với từ đằng trước. Âm ngắt thường có xu hướng đọc thêm dấu nặng nên hãy luyện nói một chút khi học nhé.

3. Âm ghép

Người Nhật sử dụng 3 chữ や (ya), ゆ (yu), よ (yo) để ghép với những chữ cái khác trong bảng chữ cái Hiragana, từ đó tạo thành các âm tiết mới. Chi tiết các âm ghép:

Bảng âm ghép Hiragana dễ nhìn
Bảng chữ cái Hiragana âm ghép

4. Trường âm

Trường âm là các âm được kéo dài khi nói, thường là dài gấp đôi bình thường. Hãy chú ý điều này bởi những từ có và không có trường âm sẽ mang nghĩa khác nhau. Ví dụ ゆき (yuki) nghĩa là tuyết, nhưng ゆうき (yuuki – trường âm ở chữ yu) lại mang nghĩa là dũng cảm. Chi tiết trong bảng sau:

Loại âm tiết

Trường âm đi kèm

Ví dụ

Âm あ

(gồm các chữ A, Ka, Sa,…)

おかあさん (okaasan)

⏩ Đọc kéo dài chữ Ka

Âm い

(gồm các chữ I, Ki, Shi,…)

おにいさん (oniisan)

⏩ Đọc kéo dài chữ Ni

Âm う

(gồm các chữ U, Ku, Su,…)

くうき (kuuki)

⏩ Đọc kéo dài chữ Ku

Âm え

(gồm các chữ E, Ke, Se,…)

え hoặc い

おねえさん (oneesan)

⏩ Đọc kéo dài chữ Ne

せんせい => sensei

⏩ Đọc kéo dài chữ Se

Âm お

(gồm các chữ O, Ko, So,…)

お hoặc う

とおか (tooka)

⏩ Đọc kéo dài chữ To

おとうさん (otousan)

⏩ Đọc kéo dài chữ To

IV. Download bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana PDF

Nếu bạn đã nắm vững lý thuyết thì hãy download file PDF bảng chữ cái Hiragana dưới đây để bắt đầu quá trình học thôi. Đừng quên check lộ trình học Hiragana chỉ trong 4 ngày ở ngay bên dưới nhé!

BẢNG CHỮ CÁI HIRAGANA ĐẦY ĐỦ

VỞ TẬP VIẾT BẢNG CHỮ CÁI HIRAGANA

V. Lộ trình học bảng chữ cái Hiragana chỉ trong 4 ngày

Nếu như số lượng chữ Hiragana phải học khiến bạn thấy có chút choáng ngợp thì đừng lo lắng, PREP đã tạo sẵn một thời khóa biểu giúp bạn. Tự học bảng chữ cái Hiragana chỉ trong 4 ngày, bạn có tin được không? Hãy làm thử và khoe thành quả với chúng mình nhé!

1. Thời khóa biểu

Thời gian

Nội dung học

Ngày 1

Luyện âm đọc và cách viết của 3 hàng あ, か, さ (15 chữ cái)

Ngày 2

Luyện âm đọc và cách viết của 3 hàng た, な, は (15 chữ cái)

Ngày 3

Luyện âm đọc và cách viết của phần còn lại (16 chữ cái)

Ngày 4

Luyện tập những chữ đã học, kết hợp với âm đục, âm ngắt, âm ghép & trường âm

Trên đây là lộ trình được thiết kế phù hợp với những người chỉ có thể dành ra một vài tiếng mỗi ngày cho việc học tiếng Nhật. Còn nếu bạn đang có mục tiêu và sẵn sàng chi nhiều thời gian hơn thì hoàn toàn có thể rút ngắn tốc độ học xuống chỉ còn 2-3 ngày. Không mất đến bao nhiêu thời gian phải không nào?

2. Lưu ý quan trọng khi học

Bây giờ bạn đã nắm rõ lộ trình học tập, nhưng nếu không biết cách học thuộc bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana thật khoa học thì cũng không thể nhớ sâu và chắc được. Hãy cùng note những lưu ý này vào nhé:

2.1. Luôn tự kiểm tra sau mỗi 5 chữ

Ví dụ nếu vừa luyện xong 5 chữ cái đầu (あ, い, う, え, お), bạn nên dành ra vài phút để kiểm tra lại các chữ theo thứ tự ngẫu nhiên xem mình đã nắm chắc chưa trước khi chuyển sang 5 chữ tiếp theo.

2.2. Luôn dành thời gian ôn luyện mỗi cuối buổi

Việc này thực ra đơn giản nhưng rất quan trọng. Các bước ôn luyện cuối buổi gồm có:

  • Viết phiên âm latinh (romaji) của những chữ vừa mới học theo một thứ tự bất kỳ (ví dụ: ka se so a u ko)
  • Tưởng tượng hình dáng các chữ cái đấy trong đầu
  • Viết ra giấy (ví dụ: かせそあうこ)
  • Kiểm tra kết quả, lặp lại

Đây cũng là cách luyện phản xạ hiệu quả để có thể đọc ngay khi nhìn thấy mặt chữ. Hãy luôn dành thời gian mỗi cuối buổi để ôn luyện lại nhé!

2.3. Kiên trì và liền mạch

Ban đầu, việc nhớ từng ký tự Hiragana có thể khiến bạn thấy khó khăn. Tuy vậy, bằng cách dành thời gian mỗi ngày để luyện tập và lặp đi lặp lại, bạn sẽ cảm thấy sự liền mạch trong việc ghi nhớ. Khi đã bắt đầu quen thuộc với một số chữ cái, bạn sẽ có động lực mạnh mẽ để tiếp tục học và ghi nhớ hoàn thiện bảng chữ cái Hiragana. Hãy cố gắng kiên trì nhé.

VI. Luyện tập ứng dụng

Ngoài trau dồi kiến thức thì việc ôn luyện chúng bằng các bài tập sẽ giúp bạn nhớ nhanh và nhớ lâu hơn. Hãy cùng tham khảo các dạng bài tập ghi nhớ bảng chữ cái Hiragana dưới đây nhé:

1. Chọn đáp án đúng

Dạng bài tập này họ sẽ cho rất nhiều câu hỏi và các đáp án (thường là 3 đáp án), và bạn sẽ phải chọn đáp án chính xác nhất nhé!Bài tập bảng chữ cái Hiragana

Đáp án:Bài tập bảng chữ cái Hiragana

2. Điền từ còn thiếu vào bảng sau

Đây là dạng bài tập nhớ từ giúp bạn kiểm tra tổng thể độ thuộc lòng bảng chữ cái Hiragana:Bài tập bảng chữ cái Hiragana

Đáp án:Bài tập bảng chữ cái HiraganaTrên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết đề bạn làm chủ bảng chữ cái Hiragana – cửa ngõ đến với tiếng Nhật. Hãy theo dõi và đón đọc các bài viết tiếp theo của PREP nhé, chúc các bạn học tập hiệu quả!

Back to top button