Cửa khẩu là gì?
Bài viết này sẽ giải thích khái niệm Cửa khẩu là gì, cũng như các loại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, phụ…
Như chúng ta đã biết, cửa khẩu luôn luôn đóng những vai trò vô cùng quan trọng. Cửa khẩu góp phần xác định ranh giới, địa phận của mỗi quốc gia để có những biện pháp giữ gìn và bảo vệ biên giới quốc gia. Trong đó, cửa khẩu khu vực biên giới nói chung và biên giới đất liền nói riêng không chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị, chủ quyền quốc gia mà còn có những ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển kinh tế.
Vậy…
Cửa khẩu là gì?
Hiện nay, có 3 loại cửa khẩu bao gồm:
- Cửa khẩu đường bộ được đặt ở các điểm nút giao thông trong nước thông với nước ngoài. Ví dụ: các cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị (Lạng Sơn), Lao Bảo (Quảng Trị), Mộc Bài (Tây Ninh).
- Cửa khẩu đường biển đặt tại các cảng biển, chẳng hạn: Cửa khẩu cảng Hải Phòng, Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), Cảng Sài Gòn (Tp. HCM)
- Cửa khẩu hàng không đặt tại các sân bay quốc tế trong nước như: Nội Bài, Tân Sơn Nhất (Tp.HCM), Cát Bi (Hải Phòng), Cam Ranh (Nha Trang)
Người, phương tiện, hàng hóa đi qua cửa khẩu theo quy định pháp luật đều chịu sự kiểm soát của các cơ quan quản lý như biên phòng, hải quan cửa khẩu, y tế, kiểm dịch…
Khu vực cửa khẩu biên giới đất liền (gọi tắt là khu vực cửa khẩu) là khu vực được xác định, có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền, trong đó bao gồm các khu chức năng để đảm bảo cho các hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động dịch vụ, thương mại tại cửa khẩu.
Cửa khẩu biên giới đất liền (gọi tắt là cửa khẩu biên giới) là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia trên đất liền, bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa.
Điều 4 Nghị định 112/2014/NĐ-CP về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền quy định:
Căn cứ vào phạm vi đối tượng xuất, nhập; cửa khẩu biên giới đất liền được chia thành cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ và lối mở biên giới (sau đây gọi chung là cửa khẩu biên giới).
- Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
- Cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng có chung cửa khẩu xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
- Cửa khẩu phụ được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng thuộc tỉnh biên giới hai bên xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
- Lối mở biên giới (đường qua lại chợ biên giới, cặp chợ biên giới; điểm thông quan hàng hóa biên giới; đường qua lại tạm thời) được mở cho cư dân biên giới hai bên, phương tiện, hàng hóa của cư dân biên giới hai bên qua lại và các trường hợp khác nhằm thực hiện chính sách thương mại biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hoặc được mở trong trường hợp bất khả kháng hay yêu cầu đặc biệt của hai bên biên giới.
Việc quản lý cửa khẩu biên giới đất liền có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với việc xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ cũng như việc di chuyển của con người. Việc ban hành quy định như vậy là rất cần thiết để bảo đảm vai trò và hoạt động của cửa khẩu biên giới đất liền.
Quy định về việc quản lý cửa khẩu biên giới đất liền
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 112/2014/NĐ-CP quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2015. Nghị định này thay thế Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14/03/2005.
Theo quy định pháp luật thì nguyên tắc xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới được quy định như sau:
- Người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, thực hiện các nguyên tắc, thủ tục theo quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu.
- Người, phương tiện, hàng hóa không thuộc cư dân biên giới hai bên xuất, nhập qua lối mở biên giới thực hiện chính sách thương mại biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Hoạt động xuất, nhập qua biên giới đối với người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm của Việt Nam và nước ngoài chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền của Chính Phủ. Các hoạt động khác trái với quy định pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các chủ thể là người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới phải tuân thủ các nguyên tắc xuất, nhập khẩu qua biên giới theo quy định trên. Trong trường hợp các cá nhân, tổ chức thực hiện việc xuất, nhập khẩu qua biên giới trái với các nguyên tắc này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với từng hành vi cụ thể.
Nghị định số 112/2014/NĐ-CP quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền được Chính Phủ ban hành đã nghiêm cấm 05 hành vi cụ thể như sau:
- Nghiêm cấm hành vi sử dụng hộ chiếu, giấy tờ giả, hộ chiếu, giấy tờ trái với quy định pháp luật Việt Nam.
- Nghiêm cấm hành vi tuyên truyền, kích động hoặc có hành vi phá hoại an ninh, gây rối, gây mất trật tự công cộng, gây ùn tắc cản trở các hoạt động lưu thông hợp pháp tại cửa khẩu.
- Nghiêm cấm hành vi sử dụng, mua bán, vận chuyển trái phép tài liệu, vật mang tin có chứa thông tin bí mật quân sự, bí mật nhà nước, sách báo, văn hóa phẩm độc hại.
- Nghiêm cấm hành vi làm mất vệ sinh công cộng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan khu vực cửa khẩu…
Như vậy, pháp luật đã quy định cụ thể về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quản lý cửa khẩu biên giới đất liền. Việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn. Đối với các hành vi vi phạm vào điều cấm của pháp luật thì tùy vào tính chất và hành vi cụ thể mà các chủ thể sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Những đối tượng sau được ra, vào khu vực của khẩu:
- Hành khách xuất cảnh, nhập cảnh được ra, vào khu vực của khẩu.
- Các cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành và cơ quan Nhà nước liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu được ra, vào khu vực của khẩu.
- Những nhân viên các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, thương mại trong khu vực cửa khẩu; người điều khiển, người làm việc trên phương tiện chuyên chở hàng hóa, hành khách xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh được ra, vào khu vực của khẩu.
- Những chủ hàng, người kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra vào khu vực cửa khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; người đến khám, chữa bệnh (trường hợp trong khu vực cửa khẩu có khu vực y tế dành cho khám, chữa bệnh) được ra, vào khu vực của khẩu.
- Những người ra, vào khu vực cửa khẩu với mục đích thăm quan, đón tiễn hoặc mục đích khác phải được sự cho phép và chịu sự kiểm tra, giám sát, hướng dẫn của Đồn Biên phòng cửa khẩu được ra, vào khu vực của khẩu.
Các loại giấy tờ yêu cầu khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới
- Giấy đăng ký phương tiện.
- Giấy phép liên vận, Giấy phép vận tải.
- Giấy phép vận chuyển hành khách (đối với phương tiện vận chuyển hành khách).
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như quy định trước đây.
- Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với chủ phương tiện và giấy tờ về thủ tục hàng hóa (đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa) cùng các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Để xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới các phương tiện Việt Nam và nước ngoài cần có đầy đủ các loại giấy tờ sau. Nếu không có đầy đủ các loại giấy tờ này thì việc xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới các phương tiện Việt Nam và nước ngoài sẽ không đúng quy định.