Sinh học

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học

Bài giảng Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học

I. THẾ NÀO LÀ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC?

– Khái niệm: Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.

– Bao gồm: Sử dụng các thiên địch sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại, gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh cho sinh vật hại.

– Mục đích: Hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.

II. BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC

1. Sử dụng thiên địch

a. Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại

Ở từng địa phương đều có những thiên địch gần gũi với con người như: mèo diệt chuột, gia cầm (gà, ngan, ngỗng) diệt các loài sâu bọ, cua ốc mang vật chủ trung gian,…

Lý thuyết Biện pháp đấu tranh sinh học | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

Những thiên địch thường gặp

b. Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại

Lý thuyết Biện pháp đấu tranh sinh học | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

– Khi cây xương rồng phát triển quá mạnh, người ta sử dụng một loài bướm đêm từ Achentina đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra ăn cây xương rồng.

Lý thuyết Biện pháp đấu tranh sinh học | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

– Ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám (trứng sâu hại ngô), ấu trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám.

2. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại

Lý thuyết Biện pháp đấu tranh sinh học | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

Nạn thỏ hoang ở Ôxtrâylia

– Vi khuẩn Myoma và Calixi gây bệnh cho thỏ hoang để hạn chế sự phát triển quá mức của thỏ hoang ở Ôxtrâylia.

3. Gây vô sinh diệt động vật gây hại

Lý thuyết Biện pháp đấu tranh sinh học | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

– Ở miền Nam nước Mĩ, người ta đã làm triệt sản ruồi đực, ruồi cái không sinh đẻ được để diệt loài ruồi gây loét da ở bò.

III. ƯU ĐIỂM VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC

1. Ưu điểm

– Tác động tức thời và hiệu quả nhanh.

– Tiện lợi trong việc sử dụng.

– Không gây ô nhiễm môi trường.

– Không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và sinh vật có ích.

– Không gây hiện tượng quen thuốc.

– Giá thành thấp.

2. Hạn chế

– Chỉ có hiệu quả ở nơi khí hậu ổn định. Ví dụ: Một số thiên địch nhập từ nước ngoài vào do không quen với điều kiện khí hậu nên phát triển kém.

– Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm phát triển của chúng. Ví dụ: Rắn diệt chuột, tuy nhiên số lượng rắn luôn luôn ít hơn chuột (chuột sinh sản nhanh) → không thể tiêu diệt hết được.

– Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

Ví dụ: Khi cây cảnh có hại ở Haoai bị tiêu diệt → giảm chim sáo chuyên ăn cây cảnh → tăng sâu hại mía (sâu là mồi của chim sáo).

– Một số loài thiên địch vừa có lợi vừa có hại. Ví dụ: Chim sẻ vừa ăn sâu (có lợi), vừa ăn lúa (có hại).

Lý thuyết Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)

Lý thuyết Bài 60: Động vật quý hiếm

Lý thuyết Bài 61,62: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế của địa phương

Lý thuyết Bài 63: Ôn tập

Lý thuyết Bài 64, 65, 66: Tham quan thiên nhiên

Back to top button