Hoá học

C2H5OH ra C2H4 | C2H5OH → C2H4 + H2O | Ancol etylic ra Etilen

5.2. Tính chất hóa học

Phản ứng cháy

Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt

C2H5OH + 3O2 xrightarrow{{{t}^{o}}} 2CO2 + 3H2O

Tác dụng với kim loại mạnh như K, Na

Thả mẩu natri vào cốc đựng rượu etylic, mẩu natri tan dần và có bọt khí thoát ra

2C2H5OH + Na → 2C2H5ONa + H2↑

Phản ứng với axit axetic

Đổ rượu etylic vào cốc đựng axit axetic với xúc tác H2SO4 đặc, tạo thành dung dịch đồng nhất. Đun nóng hỗn hợp một thời gian, trong ống nghiệm xuất hiện chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước, nổi trên mặt nước.

C2H5OH + CH3COOH overset{{{H}_{2}}S{{O}_{4}},đặc}{leftrightarrows} CH3COOC2H5 + H2O

etylic axit axetic etylaxetat

6. Ứng dụng của rượu etylic

– Là nguyên liệu để sản xuất dược phẩm, rượu bia, cao su tổng hợp, axit axetic.

– Rượu etylic dùng làm dung môi để pha chế vecni, nước hoa.

– Được sử dụng như là nhiên liệu cồn (thường được trộn lẫn với xăng) và trong hàng loạt các quy trình công nghiệp khác.

7. Một số bài tập

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây không đúng:

A. Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm bằng cách đun etylic với H2SO4đặc tới khoảng 170oC

B. Tất cả các ancol khi đun nóng với H2SO4 đặc tới khoảng 170oC đều thu được anken

C. Đun nóng ancol với H2SO4đặc ở nhiệt độ khoảng 140oC sẽ thu được ete

D. Đun nóng propan-1-ol với H2SO4 đặc ở nhiệt độ 170oC chỉ thu được 1 olefin duy nhất

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 2. Khi đun nóng hỗn hợp gồm C2H5OH và C3H7OH với H2SO4 đặc ở 140oC có thể thu được số ete tối đa là

A. 6

B. 4

C. 5

D. 3

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Đề hỏi số anken tối đa => Xét trường hợp C3H7OH có 2 đồng phân

=> Khi đun hỗn hợp 3 ancol (C2H5OH và C3H7OH) tạo (3.4)/2= 6 ete

Câu 3. Cho các chất sau: etan, propen, isopren, axetilen, toluen và stiren. Số chất làm mất màu dung dịch KMnO4ở nhiệt độ thường là:

A. 3

B. 5

C. 6

D. 4

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 4. Khi dẫn khí etilen vào dung dịch Brom dư đựng trong ống nghiệm có quan sát thấy

A. màu của dung dịch brom nhạt dần, có chất kết tủa

B. màu của dung dịch brom nhạt dần, có chất lỏng không tan chìm xuống đáy ống nghiệm

C. màu của dung dịch brom nhạt dần, có khí thoát ra

D. màu của dung dịch brom không thay đổi

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 5. Hiện tượng quan sát được khi sục khí etilen lần lượt vào ống nghiệm thứ (1) chứa dung dịch KMnO4; ống thứ (2) chứa dung dịch AgNO3 là:

A. Ống nghiệm (1) mất màu và xuất hiện kết tủa nâu, ống nghiệm (2) có kết tủa vàng.

B. Ống nghiệm (1) mất màu và xuất hiện kết tủa nâu, ống nghiệm (2) không có hiện tượng.

C. Ống nghiệm (1) không có hiện tượng, ống nghiệm (2) có kết tủa vàng.

D. Cả 2 ống nghiệm đều không có hiện tượng.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Ống nghiệm 1 thuốc tím mất màu, kết tủa nâu tạo thành là MnO2.

3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2+ 2MnO2 + 2KOH

Ống nghiệm 2 không phản ứng.

Câu 6. Dãy các chất làm nhạt (mất) màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là:

A. Toluen, buta – 1,2 – dien, propin

B. Etilen, axetilen, butadien

C. Benzen, toluen, stiren

D. Benzen, etilen, axetilen

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

A. Toluen không phản ứng

C. Benzen, toluen không phản ứng

D. Benzen không phản ứng

B. Etilen, axetilen, butadien

3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH

3C2H2 + 8KMnO4 + 4H2O → 3(COOH)2 + 8MnO2 + 8KOH

3CH2=CH-CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3CH2(OH)CH(OH)CHCH2 + 2MnO2 + 2KOH

Câu 7. Hiện tượng xảy ra khi dẫn khí etilen qua bình đựng dung dịch brom dư là :

A. Dung dịch nhạt màu dần

B. Dung dịch mất màu, có kết tủa màu trắng xuất hiện

C. Dung dịch chuyển dần sang màu xanh

D. Không có hiện tượng gì

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Back to top button