Hỏi đáp

Mẫu thông báo thụ lý tố cáo và hướng dẫn thủ tục thụ lý tố cáo

Thuật ngữ tố cáo là một trong những thuật ngữ được biết đến rất nhiều những không phải ai cũng hiểu hết về nội dung liên quan đến tố cáo. Để đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thêt trong xã hội thì pháp luật Việt nam đã quy định về quyền tố cáo trong Luật tố cáo. Do đó, sau khi thực hiện việc nộp đơn tố cáo thì cơ quan sẽ thực hiện thụ lý đối với đơn tố cáo hợp lệ và đưa ra thông báo thụ lý. Vậy mẫu thông báo thụ lý tố cáo có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Chúng tôi sẽ gửi tới quý bạn đọc mẫu này và hướng dẫn thủ tục thụ lý tố cáo như sau:

Mẫu thông báo thụ lý tố cáo và hướng dẫn thủ tục thụ lý tố cáo

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Luật Tố cáo 2018;

– Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo.

1. Mẫu thông báo thụ lý tố cáo là gì?

Mẫu thông báo thụ lý tố cáo là mẫu văn bản được cơ quan thụ lý tố cáo dùng để thực hiện việc thông báo đơn tố cáo của người tố cáo đã được cơ quan có thẩm quyền thụ lý. Trên cơ sở quy định tại Điều 2 và Điều 4 Luật Tố cáo thì khái niệm tố cáo được định nghĩa là: “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.

2. Mẫu thông báo thụ lý tố cáo để làm gì?

Mẫu thông báo thụ lý tố cáo được cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo dụng để thông báo về việc thụ lý tố cáo đến với chủ thể trong vụ việc tố cáo. Mẫu thông báo thụ lý tố cáo cũng là cơ sở để người nộp đơn tố cáo biết được về việc đơn tố cáo của mình hợp lệ. không nhũng thế mà mẫu này còn được dùng để xác định thời gian thụ lý của một vụ tố cáo theo như quy định của pháp luật hiện hành. Mẫu nêu rõ nội dung thông báo thụ lý tố cáo theo như quy định của pháp luật hiện hành.

3. Mẫu thông báo thụ lý tố cáo mới nhất năm 2022

Mẫu thông báo thụ lý tố cáo là mẫu văn bản được ban hành theo Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo.

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN (1) TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2) ——-

Số: …../TB-…(3)…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

…(4)…, ngày … tháng … năm …

THÔNG BÁO Việc thụ lý tố cáo

….(5)…đã nhận được đơn tố cáo của …(6) ngày … tháng …. năm …, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của ….(7)….

Theo quy định của pháp luật, …(8) …

Vậy thông báo để …(6) biết và thực hiện quyền, nghĩa vụ của người tố cáo theo quy định của pháp luật./.

Nơi nhận: – …(6); – …; – Lưu: VT.

CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký, dấu) Họ và tên

4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo thụ lý tố cáo:

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành thông báo.

(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành thông báo.

(4) Địa danh.

(5) Tên cơ quan, tổ chức ban hành thông báo.

(6) Họ và tên của người tố cáo hoặc người đại diện.

(7) Tên cơ quan, tổ chức bị tố cáo, họ tên, chức vụ, chức danh, địa chỉ cá nhân bị tố cáo.

(8) Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo. Trường hợp thụ lý thì ghi rõ nội dung thụ lý và thời hạn giải quyết tố cáo. Trường hợp không thụ lý tố cáo thì ghi rõ lý do không thụ lý. Trường hợp do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến thì phải ghi tố cáo do cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền chuyển đến.

5. Thủ tục thụ lý tố cáo:

Thủ tục thụ lý tố cáo theo như quy định của Luật Tố cáo 2018 bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thụ lý đơn tố cáo

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, công chức nghiên cứu nội dung đơn tố cáo, đề xuất người có thẩm quyền xử lý. Sau khi tiếp nhận tố cáo thuộc thẩm quyền, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo kiểm tra, xác minh họ tên, địa chỉ của người tố cáo và các nội dung khác theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật Tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý giải quyết tố cáo trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo và thông báo cho người tố cáo và người bị tố cáo biết.

Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo

Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thành lập đoàn xác minh nội dung tố cáo. Đoàn xác minh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để xác minh nội dung tố cáo. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc xác minh, trưởng đoàn xác minh phải báo cáo bằng văn bản về kết quả xác minh với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải dựa theo như quy định tại Điều 20,21 Luật Tố cáo quy định về một số trường hợp cần tuân thủ.

Bước 3: Kết luận, công khai nội dung tố cáo và quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo

Căn cứ nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, báo cáo kết quả xác minh tố cáo, các tài liệu, bằng chứng có liên quan, đối chiếu với các quy định của pháp luật, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo. Người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận nội dung tố cáo cho cơ quan cấp trên trực tiếp, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, công khai kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo cho người bị tố cáo.

Bước 4: Thực hiện kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo

Theo như quy định tại Điều 25 Luật Tố cáo quy định trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo hoặc giao cho đơn vị đã tham mưu giải quyết tố cáo, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới thực hiện.

Thủ trưởng cơ quan được giao tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải thực hiện đúng nội dung kết luận và báo cáo người có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

Bước 5: Xử lý kiến nghị của người bị tố cáo và trường hợp rút tố cáo

Theo như quy định tại Điều 23 Luật Tố cáo quy định trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận nội dung tố cáo, nếu người bị tố cáo không đồng ý thì có quyền kiến nghị bằng văn bản đến cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo.

Theo như quy định tại Điều 17 Luật Tố cáo quy định về trường hợp người tố cáo xin rút một phần hoặc toàn bộ nội dung tố cáo và xét thấy việc rút tố cáo là có căn cứ thì người giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ đối với nội dung tố cáo đó. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản.

Bước 6: Quy định về phối hợp trong xử lý, rà soát, phân loại vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài

Trên cơ sở quy định tại Điều 26, Điều 27 của Thông tư quy định về phối hợp trong xử lý vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài và rà soát, phân loại, xử lý loại vụ việc cụ thể: Cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan quản lý thi hành án dân sự phối hợp với các cơ quan chức năng cùng cấp trong giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài.

Bước 7: Xử lý đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, công chức phải đề xuất người có thẩm quyền xử lý như sau:

– Trường hợp đề nghị, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền thì có văn bản trả lời người có đề nghị, kiến nghị, phản ánh;

– Trường hợp đề nghị, kiến nghị, phản ánh không liên quan đến lĩnh vực thi hành án dân sự, thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì chuyển đơn cùng các tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật và trả lời, hướng dẫn cho người đề nghị, kiến nghị, phản ánh;

– Trường hợp đề nghị, kiến nghị, phản ánh đã được chuyển, hướng dẫn, trả lời theo quy định của pháp luật nhưng đương sự vẫn tiếp tục có đơn cùng nội dung; đơn đề gửi nhiều cơ quan, trong đó có đề cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì lưu đơn (Điều 28).

Bước 8: Chế độ báo cáo, thống kê

Thông tư quy định Tổng cục Thi hành án dân sự hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo giải quyết khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong hệ thống thi hành án dân sự theo quy định tại Thông tư số 08/2015/TT-BTP ngày 26/6/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2013/TT-BTP ngày 03/01/2013 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự.

Như vậy, để thực hiện việc tố cáo và giải quyết tố cáo nhanh nhất thì các chủ thể cần phải thực hiện theo trình tự thủ tục đã được tác giả nêu ra và tuân thủ về thời gian như luật định về việc giải quyết, tông bá và trả kết quả để không bị vi phạm các quy định của Luật tố cáo và các văn bản pháp luật khác ban hành.

Back to top button