Giáo dục

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Từ Ấy Dễ Hiểu, Ngắn Gọn || Clevai Math

Nhắc đến bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu, ta không khỏi xúc động từ những vần thơ xao xuyến, thướt tha về lý tưởng cách mạng của một thi sĩ yêu nước. Nhà thơ đã thổi vào hồn thơ những tình cảm cảm chân thật nhất đem lại nhiều cung bậc cảm xúc cho người đọc. Để hiểu hơn về ý nghĩa bài thơ, chúng ta hãy cùng học qua sơ đồ tư duy từ ấy.

Sau đây là một dẫn chứng cụ thể về sơ đồ tư duy bài từ ấy:

Để hiểu thêm về cách vẽ sơ đồ tư duy bài từ ấy, ta sẽ cùng phân tích nội dung từng ý của sơ đồ trên.

1. Về tác giả

Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920 ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông hoạt động cách mạng rất sớm, năm 16 tuổi gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản, năm 18 tuổi trở thành đảng viên Đảng Cộng sản. Đây là thời điểm có ý nghĩa quyết định cả cuộc đời cách mạng và sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu. Và ông được mệnh danh là nhà thơ lớn của dân tộc, là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiện đại.

2. Về tác phẩm

Từ ấy là một trong những bài thơ hay nhất trong những tác phẩm đầu tay của Tố Hữu khi tham gia cách mạng. Bài thơ là tiếng reo vui của người chiến sĩ say mê lý tưởng, yêu cuộc đời, yêu nước, nguyện hiến dâng sức trẻ cho Tổ quốc, cho quê hương. Có thể coi bài thơ là tuyên ngôn cho tập Từ ấy nói riêng và cho toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu nói chung. Đây là quan điểm, là nhận thức sâu sắc của nhà thơ về mối quan hệ mật thiết giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao dưới ánh sáng chói lọi của Đảng Cộng sản.

3. Về đọc hiểu và phân tích sâu văn bản

Khổ thơ 1: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cộng sản.

  • Câu thơ mở đầu đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời nhà thơ

  • Nắng hạ: ánh nắng đẹp và chói chang, rực rỡ, mạnh mẽ nhất. Lý tưởng cách mạng có sức mạnh soi sáng đối với nhà thơ

  • Động từ “bừng” toát lên một nguồn sáng mãnh liệt đang vực dậy sức sống

Mặt trời chân lý: tác giả mượn biện pháp tu từ ẩn dụ để hóa lý tưởng cách mạng như ánh mặt trời.

  • Động từ “chói” thể hiện ánh sáng chiếu thẳng, mạnh thức tỉnh lý tưởng cách mạng.

  • Niềm vui được đón nhận lý tưởng cộng sản khiến tâm hồn nhà thơ “rộn tiếng chim”, ngập tràn sự sống “một vườn hoa lá”.

Khổ thơ đầu thể hiện niềm hân hoan, tự hào khi được đứng trong hàng ngũ Đảng. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhà thơ

Khổ thơ 2: Những nhận thức mới về lẽ sống:

  • Gắn kết cái tôi với “cái ta” chung của: thể hiện sự gắn bó, đoàn kết thân thương như quan niệm từ đời xưa của nhân dân ta về sự đùm bọc lẫn nhau.

  • Động từ “buộc” mang ý thức tự nguyện muốn được thoát khỏi cái tôi riêng để buộc chặt lại với muôn người, với cộng đồng.

  • Để tình trang trải với trăm nơi biểu hiện một tâm hồn trải rộng ra với đời, với cộng đồng, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh, từng con người cụ thể

  • Hồn tôi gắn với bao hồn khổ: không phân biệt giai cấp, giàu nghèo mà cùng nhau gắn bó xây dựng tương lai tươi đẹp.

  • Hình ảnh gần gũi nhau thêm mạnh khối đời là hình ảnh ẩn dụ chỉ khối người đông đảo người cùng chung cảnh ngộ đoàn kết vì một lý tưởng chung, đó là sức mạnh toàn dân.

Tác giả đã chỉ ra niềm vui đến từ sức mạnh tập thể, ý chí toàn dân cùng đồng lòng. Khi biết đặt cái tôi hòa vào cái ta cộng đồng, mọi người cùng giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau để vượt qua khó khăn thì đấy chính là chìa khóa vàng để đi đến cánh cửa của cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Con đường cách mạng chính là thứ ánh sáng tuyệt đẹp nhất để chúng ta đi theo.

Khổ thơ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm nhà thơ thể hiện qua khổ thơ cuối

  • “ Tôi đã là …” mang tính khẳng định vị thế, vai trò và ý thức kiên cường, tự giác của tác giả.

  • Nhà thơ tự dùng những từ thân mật “anh, em, con” toát lên hơi ấm thân thương, tình cảm gia đình thắm thiết.

  • Một loạt từ ngữ biểu cảm như là: “kiếp phôi pha”, “cù bất cù bơ” thể hiện tấm lòng đồng cảm với những con người bất hạnh, có số phận cực khổ, éo le. Đó chính là đức tính thương người chất chứa đầy tình cảm của dân tộc Việt Nam.

  • Tác giả đã vẽ ra một thứ tình cảm mới mẻ, hiện đại và vô cùng cao đẹp của một nhà thơ cách mạng.

Việc lập sơ đồ tư duy cho những tác phẩm văn học sẽ giúp chúng ta tự làm chủ được kiến thức của mình, tự thiết lập một sơ đồ riêng cho bản thân còn nâng cao khả năng sáng tạo và điều quan trọng nhất là để chúng ta ghi nhớ kiến thức vô cùng khoa học và rõ ràng.

Back to top button