Bài viết Tính chất của Lưu huỳnh (S): Tính chất hóa học, vật lí, Điều chế, Ứng dụng với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tính chất của Lưu huỳnh (S): Tính chất hóa học, vật lí, Điều chế, Ứng dụng.
Tính chất của Lưu huỳnh (S): Tính chất hóa học, vật lí, Điều chế, Ứng dụng chi tiết nhất
I. Tính chất vật lí của lưu huỳnh
1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh
Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương (Sα) và lưu huỳnh đơn tà (Sβ).
Chúng khác nhau về cấu tạo tinh thể và 1 số tính chất vật lí nhưng có tính chất hóa học giống nhau.
Chúng biến đổi qua lại với nhau theo nhiệt độ.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh
– to < 113oC, Sα và Sβ là chất rắng, màu vàng. Phân tử gồm 8 nguyên tử liên kết cộng hóa trị với nhau thành mạch vòng.
– to = 119oC, S nóng chảy thành chất lòng màu vàng, linh động. S8 mạch vòng.
– to = 187oC, S lỏng → quánh nhớt màu nâu đỏ.
– to = 445oC, S sôi → Sn bị đứt gãy thành nhiều phân tử nhỏ bay hơi.
Ở 1700oC hơi lưu huỳnh là những nguyên tử S.
II. Tính chất hóa học của lưu huỳnh
1. Tác dụng với kim loại và hidro
Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại và hidro.
– Tác dụng với hiđro:
H2 + S → H2S (350oC)
– Tác dụng với kim loại (có to, tạo sản phẩm có số oxh thấp của kim loại).
(Thủy phân sunfua, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường nên thường dùng S khử độc Hg)
Chú ý: Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CuS, PbS, Ag2S (màu đen); MnS (màu hồng); CdS (màu vàng) → thường được dùng để nhận biết gốc sunfua.
– Muối sunfua được chia thành 3 loại:
+ Loại 1. Tan trong nước gồm Na2S, K2S, CaS và BaS, (NH4)2S.
+ Loại 2. Không tan trong nước nhưng tan trong axit mạnh gồm FeS, ZnS, …
+ Loại 3. Không tan trong nước và không tan trong axit gồm CuS, PbS, HgS, Ag2S, …
2. Tác dụng với phi kim và hợp chất
S thể hiện tính khử khi tác dụng với 1 số phi kim và 1 số hợp chất có tính oxi hóa.
– Tác dụng với oxi:
– Tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh:
III. Ứng dụng
S là nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp.
– Điều chế H2SO4.
– Dùng để lưu hóa cao su, chế tạo diêm, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, chất dẻo ebonit, dược phẩm, phẩm nhuộm, chất trừ sâu, diệt nấm, …
IV. Sản xuất
1. Khai thác lưu huỳnh
Sử dụng phương pháp Frasch để khai thác S tự do trong lòng đất.
2. Sản xuất lưu huỳnh từ hợp chất
– Đốt H2S trong điều kiện thiếu không khí.
2H2S + O2 → 2S + 2H2O
– Dùng H2S để khử SO2.
2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
Phương pháp này giúp thu hồi trên 90% lượng S có trong các khí thải độc hại SO2 và H2S.
Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 10 ôn thi THPT Quốc gia khác:
-
Lý thuyết Khái quát về nhóm Oxi
-
Lý thuyết Oxi – Ozon
-
Lý thuyết Hidro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit
-
Lý thuyết Axit sunfuric – Muối sunfat
Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Săn SALE shopee tháng 12:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3