Văn học

Bảng chữ cái tiếng Việt hoạt hình: Giải pháp “hoàn hảo” dành cho trẻ biếng học

Tại sao nên dạy bé học bảng chữ cái trước khi vào mẫu giáo?

Nhiều ba mẹ vẫn nghĩ rằng chỉ nên cho bé học bảng chữ cái tiếng Việt Elsa khi được 3 tuổi, nhưng suy nghĩ đó là không chính xác đâu nha. Trước khi vào mẫu giáo là độ tuổi tuyệt vời nhất để học chữ. Cho con làm quen sớm với bảng chữ cái mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời.

Giúp bé yêu thích chữ ngay khi còn nhỏ

Có ba mẹ nào đã từng nghe câu chuyện người Do Thái bôi mật ong vào sách để trẻ say sưa chơi cùng chúng như những người bạn hay chưa? Việc cho các bé học chữ cái sớm cũng tương tự như vậy đó.

Ba mẹ nên tập cho con thói quen coi những con số và chữ viết là một thứ tất yếu trong cuộc sống bé. Như vậy, khi các bé bước vào độ tuổi đi học sẽ tập trung vào bài vở hơn và hạn chế được sự xao lãng từ thiết bị điện tử như tivi, ipad,…

Tăng cường trí nhớ của trẻ

Ngoài việc bổ sung sữa và canxi để các bé tăng cường trí nhớ, thì việc cho con học bảng chữ cái tiếng Việt hoạt hình sớm là cách vô cùng hiệu quả. Đây là phương pháp tác động trí óc của trẻ một cách tự nhiên. Giúp kích thích não bộ được liên tục hoạt động.

Học bảng chữ cái sớm giúp bé phát triển hơn các bạn nhỏ khác

Chắc hẳn, nhiều ba mẹ sẽ không khỏi lo lắng việc con đến tuổi đi học nhưng lại kém hơn so với các bạn trong lớp. Đôi khi việc này lại làm cho bé xấu hổ và thu hẹp mình trong khoảng an toàn.

Bởi vậy mới nói, học bảng chữ cái tiếng Việt Elsa sớm là vô cùng tốt , giúp trẻ phát triển với tâm hồn trong sáng.

Bảng chữ cái tiếng Việt hoạt hình

Hiện nay, bảng chữ cái cho trẻ được thiết kế vô cùng đa dạng và phong phú. Các ba mẹ hãy cùng tham khảo xem đâu là loại thích hợp nhất cho bé nhà mình nhé!

  • Video hoạt hình 2D: Với sự phát triển bùng nổ của thời đại thông tin, các bé được mọi lúc mọi nơi. Một số kênh youtube ba mẹ có thể chọn cho con như là: ChipBe Tv, hay qua lời bài hát của kênh KidsTV Việt Nam. Một cách rất hay nữa là sử dụng VMonkey.

  • Bảng chữ cái cầm tay ngộ nghĩnh: Đây là một dạng bảng chữ cái truyền thống, nhưng cũng rất có ích cho trẻ. Ba mẹ lưu ý là nên chọn cho con loại bảng được in hoạt hình mà con yêu thích. Như vậy sẽ kích thích thị giác của trẻ hơn.

  • Bảng chữ cái hình khối: Ngoài 2 bảng chữ cái tiếng Việt hoạt hình trên, ba mẹ có thể sắm cho con loại bảng này. Nhưng ba mẹ hãy đọc kỹ nguyên liệu sản phẩm để tránh tình trạng ảnh hưởng xấu đến trẻ. Với bảng chữ cái hình khối, ba mẹ không nên mua quá nhỏ, vì không may trẻ dưới 3 tuổi sẽ nuốt phải.

Những cách giúp trẻ học chữ không còn nhàm chán

Dưới đây là một trong những cách dạy bảng chữ cái tiếng Việt hoạt hình cho trẻ phổ biến nhất hiện nay. Ba mẹ hãy đọc và tìm ra cách tốt nhất để phù hợp với bé nhà mình nhé!

Tương tác cùng truyện tranh

Đây là một phương pháp rất mới lạ và được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Một điển hình tốt nhất của cách này đó là sử dụng VMonkey với tính năng truyện tranh tương tác. Các bé không chỉ được học bảng chữ cái tiếng Việt Elsa. Mà còn được tiếp xúc với các câu chuyện giúp mở rộng vốn từ phong phú, rèn luyện đạo đức và tâm hồn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Một lý do nữa mà ba mẹ nên cho con học bảng chữ cái hoạt hình qua ứng dụng VMonkey là vì các thao tác khi sử dụng rất dễ dàng. Các bé có thể tự do lựa chọn câu chuyện mà mình ưa thích. Đồng thời là lật, dở sang trang khác giống như là đang đọc một cuốn sách thực thụ vậy.

Học qua trò chơi

Hiện nay nhiều trò chơi được tạo ra với ý nghĩa giúp bé vừa học, vừa chơi. Ưu điểm của phương pháp này là ngoài học bảng chữ cái còn có những ví dụ minh hoạ cụ thể giúp bé dễ hiểu hơn. Đồng thời, học bảng chữ cái tiếng Việt Elsa với trò chơi còn giúp ích trong việc luyện kỹ năng phản xạ cho bé.

Ba mẹ có thể tìm các ứng dụng trò chơi giúp bé học bảng chữ cái thông qua CH Play hoặc App Store mà hoàn toàn miễn phí. Một lời khuyên nhỏ là ba mẹ nên trải nghiệm thử trước các thao tác và hình ảnh trên trò chơi rồi hẵng quyết định đưa cho trẻ để học. Tránh trường hợp tải rất nhiều ứng dụng về máy nhưng con lại không có hứng thú học tập.

Tuy nhiên khi còn dùng trò chơi để học bảng chữ cái tiếng Việt, ba mẹ cũng nên lưu tâm nhiều hơn. Nếu sử dụng quá nhiều, bức xạ từ điện thoại sẽ gây hại đến thị giác và cơ thể các bé.

Xem thêm: Phương pháp dạy trẻ viết chính tả lớp 3 đúng cách

Tư duy xếp hình chữ

Ngoài những mô hình đồ chơi, ba mẹ cũng nên mua con những mô hình bằng chữ. Đây là một cách giúp trẻ tiếp xúc với chữ một cách tự nhiên nhất. Các con sẽ coi đó như là những đồ chơi của mình để vui vẻ học và chơi.

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, trẻ ở độ tuổi trước khi vào mẫu giáo chủ yếu phát triển tư duy về hình ảnh. Khi trẻ càng được tiếp xúc nhiều với các khối lượng vật thể thì tính sáng tạo và sự thông minh của trẻ càng tăng lên. Đây là một phương pháp rất đặc biệt giúp trẻ học nhanh hơn, ba mẹ nên tham khảo và lựa chọn cho trẻ.

Video bảng chữ cái tiếng Việt hoạt hình

Ba mẹ nên chọn cho con những video dạy dưới dạng nghe và đọc theo. Như vậy, vô hình chung sẽ tạo nên tư duy phản xạ cho các bé. Mà những phản xạ này không chỉ giúp bé ghi nhớ nhanh còn làm cho bé nhanh nhạy và năng động hơn.

Một loại video giúp tăng hứng thú của trẻ khi học tập nữa là ghép các chữ cái thành lời bài hát. Âm nhạc sẽ thu hút sự chú ý và các bé dễ dàng hát theo những bài hát đơn giản đó.

Ba mẹ tương tác cùng con

Người xưa đã từng nói rồi, ba mẹ chính là người thầy đầu tiên của con cái. Ngoài những lúc làm việc ba mẹ đừng quên dạy chữ cho các con nhé. Các ba mẹ có thể áp dụng phương pháp hỏi đáp hoặc dùng thẻ ghi nhớ cho bé.

Nếu bé trả lời đúng thì ba mẹ tặng cho bé một phần thưởng để kích thích hứng thú học tập nhé. Nhưng tuyệt đối đừng tức giận với bé khi nói sai hoặc không nhớ bài. Điều đó có thể gây tổn thương rất nghiêm trọng đến tâm hồn của chúng.

Ở giai đoạn 2-3 tuổi này, các bé rất hay quan sát tò mò và hỏi ba mẹ về những điều xung quanh. Ba mẹ hãy giải thích cho bé và đừng quên gắn các chữ cái cụ thể cùng ví dụ dễ hiểu nhé.

Trên đây, là những chia sẻ thật lòng của mình về những phương pháp dạy bảng chữ cái tiếng Việt hoạt hình cho trẻ. Các ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé nhà mình nhé!

Back to top button