Sinh học

Trách nhiệm của học sinh đối với nhà trường?

Học sinh, sinh viên khi đi học cần phải tuân thủ những quy định, nội quy nhất định của nhà trường. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nội dung Trách nhiệm của học sinh đối với nhà trường? trong bài viết dưới đây.

Phân biệt trách nhiệm dân sự và nghĩa vụ dân sự
Trách nhiệm của học sinh đối với nhà trường?

1. Trách nhiệm dân sự

Hiện nay, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa về trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học pháp lí có thể hiểu rằng, trách nhiệm dân sự là hậu quả pháp lí bất lợi mà người có hành vi vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu. Họ phải chịu trách nhiệm khắc phục những hậu quả xấu xảy ra bằng tài sản của mình (trong đó có bồi thường thiệt hại trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng) với bên có quyền. Trách nhiệm dân sự là cơ sở để phân biệt với trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính…

Như vậy, về mặt nội dung, trách nhiệm dân sự cũng giống như một quan hệ nghĩa vụ dân sự có các bên và nội dung quan hệ. Tuy nhiên, nếu nghĩa vụ dân sự có thể phát sinh từ sự thỏa thuận giữa các bên, thì trách nhiệm dân sự chỉ phát sinh khi xảy ra một sự kiện mà Bộ Luật dân sự đã dự liệu trước về việc phát sinh một trách nhiệm dân sự.

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, trách nhiệm dân sự bao gồm:

  • Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ;
  • Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật;
  • Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền;
  • Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc;
  • Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ;
  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ;

Đối với mỗi loại vi phạm nghĩa vụ, bên vi phạm nghĩa vụ dân sự phải thực hiện một trách nhiệm dân sự tương ứng. Hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự hoặc gây thiệt hại về vật chất, tinh thần cho cá nhân, tổ chức là cơ sở để phát sinh trách nhiệm dân sự. Ngoài ra, nghĩa vụ dân sự sẽ do các bên trong quan hệ dân sự thỏa thuận khi xác lập quan hệ dân sự, còn trách nhiệm dân sự là trách nhiệm buộc phải thực hiện của bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự, chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự hay gây thiệt hại về vật chất, tinh thần cho cá nhân, tổ chức khác.

Đối với sự can thiệp của sức mạnh nhà nước ,nếu nghĩa vụ dân sự là trong giai đoạn mà cơ quan nhà nước không thể áp dụng sức mạnh cưỡng chế đối với các chủ thể, thì trách nhiệm dân sự là giai đoạn cơ quan nhà nước có thể áp dụng sức mạnh cưỡng chế đối với các bên chủ thể.

Như vậy, hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự là cơ sở để phát sinh trách nhiệm dân sự. Đối với nghĩa vụ dân sự, các bên có thể thỏa thuận với nhau và không có sự can thiệp của sức mạnh nhà nước nhưng trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bắt buộc, không có sự thỏa thuận và có thể có sự can thiệp của sức mạnh nhà nước.

2. Trách nhiệm của học sinh đối với nhà trường?

Theo Điều 13 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH, trách nhiệm của học sinh, sinh viên được quy định như sau:

– Tích cực, tự giác, trách nhiệm học tập, nâng cao trình độ, nhận thức về xây dựng và bảo vệ môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, tham gia tích cực các hoạt động phòng ngừa, trợ giúp khi có bạo lực học đường xảy ra trong nhà trường.

– Chủ động phát hiện, báo cáo kịp thời với cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp về các trường hợp, hành vi xâm hại, bạo lực hoặc vi phạm pháp luật trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Ngoài ra, học sinh còn cần phải có các trách nhiệm sau:

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

2. Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

3. Trách nhiệm của nhà trường

Căn cứ theo Điều 89 Luật Giáo dục 2019 quy định trách nhiệm của nhà trường như sau:

Thứ nhất: Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, quy tắc ứng xử; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ.

Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.

Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức… trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành.

Gia đình và xã hội đóng vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đối với việc giáo dục người học. Ngoài việc học tập trên nhà trường, người học còn học hỏi, rèn luyện hoàn thiện bản thân từ các hoạt động trong gia đình và các yếu tố xung quanh của xã hội. Chính vì vậy, nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường.

Nhà trường phải đảm bảo cho giảng viên và người học môi trường học tập an toàn, lành mạnh, đẩy lùi triệt để tệ nạn xã hội trong nhà trường, hướng giảng viên và người học biết bảo vệ chính bản thân cũng như hỗ trợ tối đa sự an toàn cho giảng viên và học sinh.

Theo đó, pháp luật quy định trách nhiệm của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập, đẩy mạnh giáo dục có hệ thống, liên kết, hướng đến mục tiêu giáo dục nói chung.

Thứ hai: Cơ sở giáo dục khác được áp dụng các quy định có liên quan đến nhà trường.

Cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

+ Nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học ở trường, lớp dành cho trẻ khuyết tật;

+ Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên;

+ Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.

Trên đây là nội dung Trách nhiệm của học sinh đối với nhà trường?. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung trên. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Back to top button