Sinh học

Sinh học 12 bài 28: Loài

Lý thuyết Sinh học 12 bài 28: Loài vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng kết các nội dung cơ bản và những vấn đề cần lưu ý trong chương trình Sinh học 12. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết tại đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 28

I. Khái niệm loài sinh học

1. Khái niệm

– Loài là 1 hay 1 nhóm các quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên, cho ra đời con có sức sống và khả năng sinh sản nhưng lại cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác tương tự.

– Cách li sinh sản là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt 2 quần thể là cùng loài hay khác loài => Hai quần thể cùng loài chỉ trở thành hai loài khác nhau khi chúng trở nên cách li sinh sản

– Loài thân thuộc là 2 loài có hình thái rất giống nhau (loài đồng hình) nhưng cách li sinh sản với nhau

2. Hạn chế

– Chỉ áp dụng được cho loài sinh sản hữu tính, không áp dụng cho loài sinh sản vô tính.

– Khó biết được trong tự nhiên 2 quần thể nào thực sự cách li sinh sản với nhau và cách li ở mức độ nào.

II. Cơ chế cách li sinh sản giữa các loài

1. Cách li trước hợp tử

– Là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau (ngăn cản thụ tinh tạo ra hợp tử)

+ Cách li nơi ở: (sinh cảnh) – sống trong cùng khu vực địa lí nhưng trong sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối

Ví dụ: loài chó nhà và chó sói hoặc vịt nhà và loài vịt trời sống ở những sinh cảnh khác nhau…

+ Cách li tập tính: các quần thể khác nhau có những tập tính giao phối riêng → cách li sinh sản.

Ví dụ: 2 loài chim bói cá thân thuộc có tập tính kết đôi và giao phối khác nhau…..

+ Cách li thời gian (mùa vụ): Các cá thể thuộc các quần thể có các mùa sinh sản khác nhau, không thể giao phối với nhau được

Ví dụ: 2 loài sáo đen và sáo nâu có mùa sinh sản khác nhau…..

+ Cách li cơ học: do cấu tạo của cơ quan sinh sản khác nhau làm cho các cá thể thuộc các quần thể khác nhau không giao phối được với nhau

Ví dụ: Hươu cao cổ và hươu sao có cấu tạo cơ thể và cơ quan sinh sản khác nhau…

2. Cách li sau hợp tử

+ Là cơ chế ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tao ra con lai hữu thụ

Ví dụ: lừa có thể giao phối với ngựa tạo ra con la, nhưng con la bất thụ….

+ Cơ chế cách li có ý nghĩa duy trì sự toàn vẹn về những đặc điểm riêng của loài

+ Nếu 2 quần thể cùng loài trong tự nhiên vì lý do nào đó dẫn đến cách li sinh sản thì loài mới sẽ xuất hiện

B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 28

Câu 1. Điều nào không đúng khi nói về sự khác nhau giữa hai quần thể cùng loài?

  1. Khác nhau về tần số tương đối của các alen.
  2. Khác nhau về tần số tương đối của các kiểu gen.
  3. Khác nhau về tần số tương đối của các kiểu hình.
  4. Khác nhau về các kiểu hình.
Back to top button