Vật lý

Bài 6:Bài tập vận dụng định luật Ôm

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 9
  • Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 9
  • Giải Vở Bài Tập Vật Lí Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 9
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 9

Giải Bài Tập Vật Lí 9 – Bài 6:Bài tập vận dụng định luật Ôm giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Bài 1 (trang 17 SGK Vật Lý 9): cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.1, trong đó R1 = 5 Ω. Khi K đóng, vôn kế chỉ 6 V, ampe kế chỉ 0,5 A.

a) tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

b) tính điện trở R2.

Lời giải:

Cách 1:

a) Áp dụng định luật Ôm, ta tính được điện trở tương đương của đoạn mạch:

Rtđ = UAB /I = 6/0,5 = 12Ω

b) Vì đoạn mạch gồm hai điện trở ghép nối tiếp nên ta có:

Rtđ = R1 + R2 → R2 = Rtđ – R1 = 12 – 5 = 7Ω

Cách 2: Áp dụng cho câu b.

Trong đoạn mạch nối tiếp, cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm.

I = I1 = I2 = 0,5 A

→ hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là: U1 = I1.R1 = 0,5.5 = 2,5V

Mà UAB = U1 + U2 = 6V → U2 = 6 – 2,5 = 3,5V

→ R2 = U2 /I2 = 3,5 / 0,5 = 7Ω.

Bài 2 (trang 17 SGK Vật Lý 9): Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.2, trong đó R1 = 10 Ω, ampe kế A1 chỉ 1,2 A, ampe kế A chỉ 1,8 A.

a) Tính hiệu điện thế UAB của đoạn mạch.

b) Tính điện trở R2.

Lời giải:

a) Vì mạch gồm hai điện trở R1 và R2 ghép song song với nhau và song song với nguồn nên:

UAB = U2 = U1 = R1.I1 = 10.1,2 = 12 V.

b) Cường độ dòng điện chạy qua R2 là I2 = I – I1 = 1,8 – 1,2 = 0,6 A.

→ Điện trở R2: R2 = U2 / I2 = 12/0,6 = 20 Ω

Cách 2: Áp dụng cho câu b.

Theo câu a, ta tìm được UAB = 12 V

→ Điện trở tương đương của đoạn mạch là: Rtđ = UAB / I = 12/1,8 = 20/3 Ω

Mặt khác ta có:

Bài 3 (trang 18 SGK Vật Lý 9): Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.3, trong đó R1 = 15 Ω, R2 = R3 = 30 Ω, UAB = 12 V.

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.

b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

Lời giải:

Cách 1:

a) Nhận xét: Đoạn mạch gồm hai đoạn mạch con AM (chỉ gồm R1) ghép nối tiếp với MB ( gồm R2 // với R1).

Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

Rtđ = RAM + RMB =

b)

Cường độ dòng điện qua điện trở R1 chính là cường độ dòng điện qua mạch chính:

I1 = I = UAB /Rtđ = 12/30 = 0,4A

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R1 là: U1 = R1.I1 = 15.0,4 = 6 V.

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R2 và R3 là:

U2 = U3 = UMB = UAB – UAM = 12 – 6 = 6V

Vì R2 = R3 nên cường độ dòng điện qua R2 và R3 là: I2 = I3 = U3/R3 = 6/30 = 0,2A

Cách 2: Áp dụng cho câu b (có sử dụng kết quả câu a)

Vì R1 ghép nối tiếp với đoạn mạch RAM nên ta có:

(vì MB chứa R2 //R3 nên UMB = U2 = U3).

Mà U1 + UMB = UAB → U1 = UMB = U2 = U3 = UAB /2 = 12/2 =6 V

→ Cường độ dòng điện qua các điện trở là:

I1 = U1/R1 = 6/15 = 0,4A; I2 = U2/R2 = 6/30 = 0,2A;

I3 = U3/R3 = 6/30 = 0,2A;

(hoặc I3 = I1 -I2 = 0,4 – 0,2 = 0,2 A)

Back to top button