Sinh học

Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con Trên trái đất trụi trần Không dáng cây ngọn cỏ Mặt trời cũng chưa có Chỉ toàn là bóng đêm Không khí chỉ màu đen Chưa có màu sắc khác *** Mắt trẻ con sáng lắm Nhưng chưa thấy gì đâu! Mặt trời mới nhô cao Cho trẻ con nhìn rõ Màu xanh bắt đầu cỏ Màu xanh bắt đầu cây Cây cao bằng gang tay Lá cỏ bằng sợi tóc Cái hoa bằng cái cúc Màu đỏ làm ra hoa Chim bấy giờ sinh ra Cho trẻ nghe tiếng hót Tiếng hót trong bằng nước Tiếng hót cao bằng mây Những làn gió thơ ngây Truyền âm thanh đi khắp Muốn trẻ con được tắm Sông bắt đầu làm sông Sông cần đến mênh mông Biển có từ thuở đó Biển thì cho ý nghĩ Biển sinh cá sinh tôm Biển sinh những cánh buồm Cho trẻ con đi khắp Đám mây cho bóng rợp Trời nắng mây theo che Khi trẻ con tập đi Đường có từ ngày đó Nhưng còn cần cho trẻ Tình yêu và lời ru Cho nên mẹ sinh ra Để bế bồng chăm sóc Mẹ mang về tiếng hát Từ cái bống cái bang Từ cái hoa rất thơm Từ cánh cò rất trắng Từ vị gừng rất đắng Từ vết lấm chưa khô Từ đầu nguồn cơn mưa Từ bãi sông cát vắng… Biết trẻ con khao khát Chuyện ngày xưa, ngày sau Không hiểu là từ đâu Mà bà về ở đó Kể cho bao chuyện cổ Chuyện con cóc, nàng tiên Chuyện cô Tấm ở hiền Thằng Lý Thông ở ác… Mái tóc bà thì bạc Con mắt bà thì vui Bà kể đến suốt đời Cũng không sao hết chuyện Muốn cho trẻ hiểu biết Thế là bố sinh ra Bố bảo cho biết ngoan Bố dạy cho biết nghĩ Rộng lắm là mặt bể Dài là con đường đi Núi thì xanh và xa Hình tròn là trái đất… Chữ bắt đầu có trước Rồi có ghế có bàn Rồi có lớp có trường Và sinh ra thầy giáo… Cái bảng bằng cái chiếu Cục phấn từ đá ra Thầy viết chữ thật to “Chuyện loài người” trước nhất ĐỌC BÀI THƠ TRÊN ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI NHÉ!

1. Tác giả

– Xuân Quỳnh sinh năm 1942 và mất năm 1988, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

– Quê ở làng An Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

– Bà là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam.

– Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.

– Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2011.

– Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Các tập thơ: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Chờ trăng (1981), Tự hát (1984). Trong đó có một số bài thơ đặc biệt nổi tiếng: Thuyền và biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu…
  • Một số tác phẩm viết cho thiếu nhi: Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982)…

2. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Em hãy nêu những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ.

  • Chuyện cổ tích loài người được sáng tác theo thể thơ năm chữ (mỗi dòng có 5 tiếng); được chia làm nhiều khổ thơ.
  • Bài thơ sử dụng nhiều các biện pháp: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ…
  • Ngôn ngữ cô đọng, giàu hình ảnh.
  • Nội dung: câu chuyện về nguồn gốc của loài người, bộc lộ sự yêu thương với trẻ em.

Câu 2. Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời?

Sau khi trẻ con ra đời, trái đất bắt đầu có sự xuất hiện của các sự vật:

  • Mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ.
  • Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc.
  • “Cây cao bằng găng tay/Lá cỏ bằng sợi tóc” giúp trẻ con cảm nhận về kích thước.
  • Tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh.
  • Sông: giúp trẻ con có nước để tắm
  • Biển: giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp thực phẩm và là nơi tìm hiểu, khám phá.
  • Đám mây: đem đến bóng mát.
  • Con đường: giúp trẻ con tập đi.

Câu 3. Món quà tình cảm nào mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ?

  • Món quà chỉ có mẹ mang lại: tình yêu và lời ru.
  • Mẹ sinh ra để bế bồng trẻ con, chăm sóc từng cái ăn giấc ngủ, mang đến tiếng hát ngọt ngào ru con vào giấc ngủ êm đềm.

Câu 4. Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Hãy nêu những điều mà bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó.

– Bà đã kể những câu chuyện cổ: chuyện con cóc, nàng tiên; chuyện cô Tấm ở hiền; thằng Lý Thông ở ác…

– Những điều mà bà muốn gửi gắm trong câu chuyện: giúp trẻ em hiểu hơn về cội nguồn và văn hóa của dân tộc, hướng đến cách sống hiền lành, lương thiện.

Câu 5. Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ.

Khi xã hội văn minh hơn, còn trẻ em bắt đầu trưởng thành hơn, bố chính là người dạy cho trẻ những hiểu biết về cuộc sống. Không giống như bà đêm đến những câu chuyện cổ tích hay mẹ chăm sóc cuộc sống hàng ngày, bố là người uốn nắn trẻ về nhân cách, biết suy nghĩ và ngoan ngoãn hơn, đem đến những hiểu biết về cuộc sống.

Câu 6. Trong khổ thơ cuối, em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào.

Trường lớp là nơi trẻ em tới để học tập, vui chơi. Thầy giáo là người dạy dỗ trẻ ở trường lớp. Sự ra đời của trường lớp cho thấy xã hội đang ngày càng trở nên văn minh hơn. Và cho thấy vai trò to lớn của giáo dục đối với trẻ em.

Câu 7. Nhan đề Chuyện cổ tích và loài người gợi lên cho em những suy nghĩ gì?

Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người”: gợi nhắc về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Điều đó giúp cho câu chuyện mang màu sắc kì ảo, hấp dẫn người đọc hơn.

Câu 8. Câu chuyện về Nguồn gốc của loài người qua thơ của tác giả Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào.

– Câu chuyện về nguồn gốc của loài người của Xuân Quỳnh được kể lại xoay quanh đối tượng trẻ em (Trời sinh ra trước nhất/Chỉ toàn là trẻ con). Sau đó mới có sự xuất hiện của các sự vật khác.

– Sự khác biệt đó thể hiện tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em. Đồng thời gửi gắm thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu trẻ em.

Back to top button