Sinh học

ỐNG SINH HÀN CÓ TÁC DỤNG GÌ? MUA ỐNG SINH HÀN Ở ĐÂU?

Ống sinh hàn là gì?

Ống sinh hàn là một trong những dụng cụ quan trọng trong các phòng thí nghiệm dùng để làm lạnh và ngưng tụ hơi nước

Ống sinh hàn là gì?

Ống sinh hàn là gì?

Cấu tạo ống sinh hàn

Một ống sinh hàn có thể bao gồm 2 ống:

  • Ống thủy tinh hoặc kim loại đồng tâm là nơi khí nóng đi vào và truyền qua chiều dài của thiết bị
  • Ống thứ hai là ống tạo ra một khoang bên ngoài, khi các chất làm mát đi qua để giảm nhiệt độ của khí giúp nó có thể ngưng tụ. Ống này gồm một đầu vào và một đầu ra để chất làm mát có thể luân chuyển.

Các loại ống sinh hàn phổ biến

1. Ống sinh hàn thẳng

  • Đây là loại ống sinh hàn có cấu tạo là một ống thủy tinh dài có một đầu rộng. Bao bên ngoài ống là một bao thủy tinh.
  • Nó được sử dụng trong các thí nghiệm cần đến phương pháp sinh hàn cho việc tách một chất hay một hợp chất xác định từ dung dịch hoặc đơn giản là cần gia nhiệt cho một mẫu tại một nhiệt độ xác định trong một khoảng thời gian dài
Ống sinh hàn thẳng

Ống sinh hàn thẳng

2. Ống sinh hàn xoắn (ống sinh hàn hoàn lưu)

  • Là loại ống có ống ngưng tụ bên trong có thể ở dạng tràng hạt hay xoắn ruột gà. Nhờ đó mà bề mặt làm lạnh được tăng lên dẫn đến việc ngưng tụ diễn ra hiệu quả hơn. Ống cần được lắp sao cho luôn đứng thẳng để thu hồi hết chất ngưng tụ.

Ống sinh hàn xoắn

Ống sinh hàn xoắn

Tác dụng của ống sinh hàn trong phòng thí nghiệm

  • Ống sinh hàn thẳng, xoắn được sử dụng trong phòng thí nghiệm khi cần đến cách phương pháp sinh hàn như tách chất từ dung dịch hay cần gia nhiệt cho mẫu với nhiệt độ xác định trong một khoảng thời gian dài. Được sử dụng để làm lạnh trong các thí nghiệm chưng cất.
  • Ống sinh hàn bóng: được thiết kế với các bóng thủy tinh ở bên trong, nhờ đó mà các mẫu chất sau khi bốc hơi sẽ ngưng tụ lại với thể tích lớn nhất có thể, hạn chế được sự hao hụt mẫu lớn. So với ống sinh hàn thẳng ống sinh hàn bóng có bề mặt làm mát lớn hơn. Nó được ứng dụng trng ngưng tụ và hồi lưu hơi nước (dung môi) về các hỗn hợp phản ứng. Nguyên lý hoạt động: Nước dùng để làm lạnh sẽ được dẫn vào bên trong uống sinh hàn từ vòi phía ưới và chảy ra tại vòi phía trên. Vì vậy, chiều của dòng nước trong ống bao phía ngoài của ống sinh hàn sẽ chảy ngược hướng với hơi của chất lỏng bốc lên. Hơi nước sẽ được làm lạnh rồi ngưng tụ lại và được hứng bởi một vật chứa khác.

Ứng dụng ống sinh hàn trong phòng thí nghiệm

Ứng dụng ống sinh hàn trong phòng thí nghiệm

Những lưu ý khi sử dụng ống sinh hàn

  • Khi nối ống sinh hàn cần tuân theo quy tắc: nước phải được đi vào từ đầu thấp phía dưới và đi ra từ đầu phía trên. Nếu lắp ngược lại sẽ gây ra hiện tượng thiếu nước cho ống sinh hàn, khiến ống bị nóng có thể gây vết nứt và làm giảm hiệu quả của sự ngưng tụ.
  • Sau một thời gian sử dụng sẽ có xuất hiện một lớp cặn vàng hơi đỏ bên trong bao làm lạnh. Đó chính là oxit sắt có trong nước máy đã lắng lại. Cần tiến hành loại bỏ lớp oxit này bằng cách đổ hết nước a khỏi ống sau đó thêm axit clohidric nồng độ 15% vào bên trong và rửa lại bằng nước sạch.

Mua ống sinh hàn ở đâu uy tín, chất lượng?

Back to top button