Tranh

Thứ năm, 7/4/2022 | 08:52 GMT+7

Tranh vẽ toả sáng ước mơ và nghị lực của trẻ em yếu thế

Sân chơi vẽ tranh dành cho trẻ em yếu thế tiếp tục nhận được hàng trăm tác phẩm gửi về phản bánh góc nhìn tươi sáng về cuộc sống.

Tiếp nối sự thành công của cuộc thi vẽ tranh và sáng tác văn học “Vì một Việt Nam tất thắng” do Chương trình Mặt trời Hy Vọng (kết hợp thực hiện bởi chương trình Ông Mặt Trời và Quỹ Hy vọng), trường Đại học Ngoại thương phát động năm ngoái, Ban tổ chức tiếp tục mở sân chơi nghệ thuật cho các em nhỏ từ tháng 3.

Bức tranh của Phạm Hồng Phúc (9 tuổi, Thái Bình) mang tên “Mong ước sinh nhật sum vầy“. Em mồ côi từ khi còn là trẻ sơ sinh, sau đó được nhận nuôi nhưng cũng lần lượt mất người thân. Bởi vậy, Phúc luôn khao khát có một gia đình đầy đủ, được bố mẹ đưa đi chơi, đón sinh nhật trong một buổi picnic như một số bạn bè trong lớp thường kể về kỷ niệm nhớ nhất.

Đối tượng tham gia vẽ tranh là các em nhỏ mắc bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo, chịu ảnh hưởng chất độc da cam, khuyết tật, tự kỷ, mồ côi… Ngoài ra, ban tổ chức khuyến khích sự tham gia của các em nhỏ ở vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn.

Nhiều tác phẩm gửi về có chất lượng nghệ thuật cao, như bức tranh của em Trần Nam Long, 17 tuổi, mắc chứng tự kỷ, với thông điệp “Mong chiến tranh Nga – Ukraine dừng lại, trẻ em Ukraine được đến trường“. Long câm điếc bẩm sinh, mắc chứng tự kỷ nặng từ năm một tuổi nhưng có niềm đam mê và năng khiếu vẽ, từng đạt nhiều giải thưởng về hội hoạ.

Nam Long gửi đến 9 tác phẩm, trong đó nhiều tranh vẽ phong cảnh núi rừng bình dị nhưng đậm nét đẹp vùng cao.

Chủ đề của đợt phát động vẽ tranh cũng mở rộng hơn so với năm ngoái. Các em nhỏ được tự do lựa chọn chủ đề yêu thích để chia sẻ câu chuyện, suy nghĩ của mình về các vấn đề xung quanh.

Bức tranh mang tên “Thức tỉnh” của Bùi Minh Hoàng, 15 tuổi, ở làng trẻ em SOS Đà Lạt, Lâm Đồng. Thông qua bức tranh, em nhắn nhủ: “Chúng ta cần phải hành động vì ngôi nhà chung từ những điều nhỏ nhất”.

tất thắng”, trong đó có cậu bé Lee Nguyễn Sae Hae, 11 tuổi, Hà Nội. Gia đình phát hiện em mắc chứng tự kỷ từ 20 tháng tuổi. Từ năm 4 tuổi, hội họa trở thành một phương thức giao tiếp của Sae Hae với thế giới. Cậu bé thường vẽ theo chủ đề mình thích và nghiên cứu sâu về sâu lĩnh vực nào đó. Với tác phẩm lần này, Sae Hae thổi vào đó ước mong về hoà bình, tự do cho mọi trẻ em khi thế giới không còn những cuộc chiến.

Tranh của Bùi Ngọc Uyên Nhi mang tên “The Mirror” (Tấm gương) kèm thông điệp: “Chúng ta được đi học trong thế giới hòa bình ngày hôm nay là nhờ công lao của thế hệ cha ông đi trước, vậy nên phải cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để tiếp tục xây dựng vào bảo vệ đất nước”. Năm ngoái, bức tranh cổ vũ tuyến đầu chống dịch của cô bé 15 tuổi ở Hải Phòng, mắc chứng tự kỷ, đạt giải Nhì.

Nguyễn Huyền Trang, 14 tuổi, mắc ung thư máu chia sẻ ước mong “hội nhập bạn bè quốc tế” qua bức tranh của mình.

Trong đêm Gala Vì một Việt Nam tất thắng, Trang khiến hội trường xúc động với lá thư chia sẻ về bác sĩ điều trị cho em đã lên đường chống dịch ở TP HCM.

Dự kiến các tác phẩm gửi về sẽ được ban tổ chức lựa chọn để tham dự triển lãm tại nước ngoài vào tháng 6. Trước đó, tranh của trẻ em yếu thế đã được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (18-21/11/2021) và triển lãm “Biết ơn” ở Trụ sở Văn phòng Liên Hợp quốc tại Việt Nam (3/12/2021).

Trên đây là bức tranh vẽ làng quê yên bình của em Lê Thị Trang, ở làng trẻ em SOS TP Vinh.

Môi trường là chủ đề được nhiều em nhỏ lựa chọn để sáng tạo, bên cạnh chủ đề hoà bình. Trong đó, em Lương Thị Quỳnh, đến từ làng trẻ em SOS Thanh Hoá, chia sẻ về bức tranh của mình: “Chung tay tạo nên mầm non mới cho đất nước muôn màu muôn vẻ cùng mình nhé”.

Bức vẽ “Vui đêm Trung thu” của em Bùi Tiến Gia Minh, 9 tuổi, Hải Phòng. Trong tranh, em vẽ những bạn nhỏ đang hoà mình vào dòng người đêm Trung thu, được nô đùa cùng bè bạn. “Đó là giây phút hạnh phúc sau những ngày tháng điều trị nằm trong viện khiến bé nhớ mãi”, người thân của bé chia sẻ.

Để thêm thông tin về đợt phát động vẽ tranh dành cho trẻ em yếu thế, bạn xem tại đây.

Quỹ Hy Vọng

Back to top button