Hỏi đáp

Chiến lược chiêu thị là gì? Vai trò của chiến lược chiêu thị

?code=NjY1OTgyNTU5YTZiZjVkYWMwYmJhZWU5MzgwM2Y1YTNfNFdRMWlPZVRidU13NnB2TGl6dmQ1U0tKeFBvYmowSHJfVG9rZW46U0phUmIxcmx2bzhNaTV4VDVsRXVHeWdOc21kXzE2OTA3NjkyMzE6MTY5MDc3MjgzMV9WNA

1. Khái niệm

“Promotion” là một thuật ngữ tiếng Anh được dùng cho thành tố thứ 4 trong marketing – mix, hiện nay thuật ngữ này được dịch là chiêu thị.

Chiêu thị là sự phối hợp các nỗ lực nhằm thiết lập kênh truyền thông và thuyết phục khách hàng để bán sản phẩm, dịch vụ. Là hoạt động thực hiện chức năng thông tin của doanh nghiệp.

Chiến lược chiêu thị là tập hợp các hoạt động thông tin, giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu, về tổ chức, các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm đạt mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp.

Phối thức chiêu thị (Promotion – mix): là việc phối hợp các công cụ chiêu thị để thực hiện mục tiêu truyền thông đáp ứng với thị trường mục tiêu đã chọn, bao gồm: quảng cáo, khuyến mại, marketing trực tiếp, giao tế, chào hàng.

  • Quảng cáo: là hoạt động truyền thông phi cá nhân để đưa thông tin về sản phẩm/thương hiệu đến thị trường mục tiêu thông qua các phương tiện truyền thông

  • Khuyến mại: là những khích lệ mang tính ngắn hạn nhằm khuyến khcihs người tiêu dùng hoặc trung gian mua sản phẩm.

  • Giao tế: Các hoạt động truyền thông xây dựng hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp hay thương hiệu.

  • Chào hàng cá nhân: Là hoạt động truyền thông thực tiếp nhằm giới thiệu, thuyết phục khách hàng qua tiếp xúc trực tiếp giữa đội ngũ bán hàng và khách hàng mục tiêu.

  • Marketing trực tiếp: Là hình thức truyền thông trực tiếp đến tệp khách hàng đã thu thập được thông qua phương tiện như thư tín, e-mail, fax… với mong muốn nhận được sự đáp ứng tức thời.

2. Vai trò của chiêu thị

Chiêu thị đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và xã hội.

2.1. Đối với doanh nghiệp

  • Là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xâm nhập thị trường mới, giữ thị phần.

  • Chiêu thị giúp cải thiện doanh số, điều chỉnh nhu cầu thị trường, tìm khách hàng mới.

  • Công cụ truyền thông giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp và hỗ trợ cho chiến lược định vị.

  • Tạo sự thuận tiện cho phân phối, thiết lập quan hệ và khuyến khích trung gian phân phối.

  • Giúp xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp đối với công chúng.

2.2. Đối với người tiêu dùng

  • Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, giúp tiết kiệm thời gian, công sức khi mua sắm.

  • Cung cấp kiến thức, giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức về sản phẩm trên thị trường.

  • Cung cấp các lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng.

  • Hoạt động chiêu thị tạo áp lực cạnh tranh buộc doanh nghiệp cải tiến hoạt động marketing nhằm đáp dứng tốt hơn nhu cầu của người dùng.

2.3. Đối với xã hội

  • Hoạt động chiêu thị hỗ trợ cho các phương tiện truyền thông nâng cao chất lượng và giảm chi phí phát hành cũng như đa dạng hóa sản phẩm của mình phục vụ xã hội tốt hơn.

  • Tạo công việc cho nhiều người trong lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực liên quan (nghiên cứu thị trường, quảng cáo, PR…). Tạo động lực cạnh tranh.

  • Là yếu tố đánh giá sự năng động, phát triển của nền kinh tế.

3. Chức năng của chiêu thị

Chiêu thị có thực hiện các chức năng sau:

  • Thông tin: giới thiệu, thuyết phục, nhắc nhở.

  • Kích thích: khuyến khích người tiêu dùng, trung gian, nhân viên bán hàng.

  • Liên kết, tạo quan hệ: liên kết thiết lập mối quan hệ giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, người tiêu dùng và các nhóm công chúng.

Back to top button