Hỏi đáp

Thành ngữ là gì? Tục ngữ là gì? Những điểm khác nhau cơ bản

Khái niệm, phân loại ví dụ về thành ngữ và tục ngữ. Cách phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Điểm giống nhau giữa tục ngữ và thành ngữ.

Có thể nói tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ có cách sử dụng phong phú, đa dạng nhất trên thế giới. Phần phong phú đó thể hiện một phần qua những câu thành ngữ, tục ngữ được lưu truyền lại. Tuy nhiên bạn có hiểu chính xác hai khái niệm này là gì không? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Thành ngữ là gì? Tục ngữ là gì? Những điểm khác nhau cơ bản

I. Thành ngữ là gì

1. Định nghĩa

Thành ngữ là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.

Ví dụ:

  • Đói cho sạch, rách cho thơm
  • Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
  • Mặt hoa da phấn.

Thành ngữ là gì?

2. Phân loại

Tuỳ vào mục đích sử dụng, định nghĩa mà thành ngữ được chia thành nhiều loại. Cụ thể:

Theo nguồn gốc:

  • Thành ngữ thuần Việt

Ví dụ:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

“Có mới nới cũ”

  • Thành ngữ gốc Hán.

Ví dụ:

“Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai” : Tai họa không chỉ đến một lần, phúc thì không đến lần thứ hai.

“Nhàn cư vi bất thiện”: Nhàn rỗi dễ làm việc không tốt.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Theo thủ pháp tu từ:

  • Thành ngữ có cấu trúc cú pháp được từ vựng hoá, đa phần là các đoản ngữ dùng để so sánh.

“Ăn như mèo”.

“Béo như lợn”.

  • Thành ngữ có cấu trúc kết hợp phi logic về mặt trật tự các từ ngữ.

“Cao chạy xa bay”

“Qua cầu rút ván”

  • Thành ngữ có cấu trúc đan xen giữa các yếu tố trong hai tổ hợp song tiết để chỉ về bề sâu của ngữ nghĩa.

“Ăn sung mặc sướng”

“Đầu trộm đuôi cướp”

Thành ngữ: Ăn như heo

Theo số lượng từ, thành ngữ cũng có thể chia thành các loại 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ….

“Bạc như vôi”. “Câm như hến”.

“Ra môn ra khoai”.

“Rách như tổ đỉa”.

“Biết đâu ma ăn cỗ”.

“Bụt chùa nhà không thiêng”.

Thành ngữ: Hồng nhan bạc phận

II. Tục ngữ là gì

1. Định nghĩa

Theo từ điển tiếng Việt, tục ngữ là câu nói tóm tắt kinh nghiệm của người đời và thường được kể ra trong cuộc giao tế của xã hội. Do đó tục ngữ thường ngắn gọn, dễ nghe, dễ hiểu và có nhịp điệu có vần, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống, đạo đức thực tiễn của nhân dân.

2. Ví dụ

  • Tục ngữ thể hiện các triết lý của dân tộc: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn; Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe; Cái nết đánh chết cái đẹp….
  • Tục ngữ đúc kết và phản ánh kinh nghiệm sản xuất của người dân lao động: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm,…
  • Tục ngữ về kinh nghiệm sống thực tế: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng; Đừng ham sao tỏ bỏ trăng,…

Tục ngữ là gì?

III. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

1. Điểm giống nhau

Thành ngữ và tục ngữ cũng có những điểm chung như:

  • Chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan.
  • Dùng những hình ảnh hóa để truyền tải.
  • Những câu nói ngắn gọn.
  • Ngôn ngữ gần gũi với sinh hoạt hàng ngày.

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

2. Điểm khác nhau

Để phân biệt thành ngữ và tục ngữ có thể dựa trên các đặc điểm sau:

Thành ngữ:

  • Đây là những cụm từ cố định tương đương với một từ, cấu trúc câu chưa hoàn chỉnh do đó không mang đầy đủ những chức năng của văn học.
  • Thành ngữ dùng để khái quát những hành động riêng lẻ, mang tính phán đoán.

Tục ngữ:

  • Là những câu hoàn chỉnh, do đó tục ngữ mang đầy đủ chức năng thẩm mỹ, giáo dục, nhận thức.
  • Tục ngữ là những kinh nghiệm được đúc kết thành những khái niệm.
  • Phản ánh ý thức xã hội, văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Trên đây là cách sử dụng cũng như phân biệt tục ngữ và thành ngữ đơn giản dễ hiểu nhất mà chúng mình đã đúc kết được. Hy vọng giúp ích cho các bạn. Nếu có gì thắc mắc hãy để lại dưới phần bình luận nhé.

Back to top button