Hỏi đáp

Tảo hôn là gì? Hiểu rõ về tảo hôn trong gdcd lớp 9

Trên báo, đài, tivi thường hay có tin tức nghiêm cấm hành vi tảo hôn, nhất là ở các vùng dân tộc thiểu số. Vậy tảo hôn là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về nội dung này qua các thông tin bên dưới đây nhé!

Tảo hôn là gì?

Theo luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã giải thích về tảo hôn như sau: Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi có một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo đúng quy định.

Tìm hiểu thông tin về tảo hôn
Tìm hiểu thông tin về tảo hôn

Như vậy, tảo hôn là hành vi thuộc một trong 3 trường hợp sau đây:

  • Nam lấy vợ khi còn chưa đủ 20 tuổi.
  • Nữ lấy chồng khi còn chưa đủ 18 tuổi.
  • Nam chưa đủ 20 tuổi và nữ còn chưa đủ 18 tuổi.

(khoản 8 Điều 3, điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

Ví dụ cụ thể về tảo hôn

Hành vi tảo hôn vẫn còn đang diễn ra nhiều tại một số đồng bào các dân tộc thiểu số, có trình độ dân trí chưa cao và tồn tại những hủ tục lạc hậu cần được xóa bỏ. Ví dụ về hành vi tảo hôn được nói đến rất nhiều trên các báo đài như sau:

“Cậu bé Vừ A Tông năm nay mới chỉ 13 tuổi và cô bé Nông Thị Dí vừa tròn 10 tuổi thuộc dân tộc H’ Mông tại vùng núi Lào Cai. Khi 2 bé đang ở độ tuổi được cắp sách đến trường thì chính cha mẹ các em lại bắt ép các em lập gia đình sớm, bỏ dở học hành và phải tự lo cho cuộc sống mưu sinh, những gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng lên đôi vai của các em.”

=> Đây chính là một hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân, kết hôn không mang tính tự nguyện của 2 bên nam – nữ; chưa đủ tuổi kết hôn và tuổi đời còn quá trẻ để có thể tự lo cho cuộc sống hàng ngày của chính bản thân mình, …

Bên cạnh đó, hành vi trên còn vi phạm các quy định trong Luật trẻ em về quyền được giáo dục, được đến trường học tập. Đồng thời, còn vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội như: kết hôn khi còn quá trẻ thì khi sinh con có thể dễ bị dị dạng bẩm sinh, ảnh hưởng đến việc duy trì nòi giống sau này của dân tộc.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn nhiều

Sau khi tìm hiểu rõ “Tảo hôn là gì gdcd 9?” ở bên trên, trong phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đến nguyên nhân dẫn đến tảo hôn. Đó là:

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn nhiều
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn nhiều
  • Do những hủ tục lạc hậu ở một vài dân tộc ít người, phải sau thời gian dài nữa mới có thể xóa bỏ được hoàn toàn phong tục không tốt đẹp này.
  • Do một số quy định của pháp luật hiện hành về việc xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp có liên quan đến việc kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định ở mức rất thấp, không đủ sức để răn đe và ngăn chặn kịp thời.
  • Do trình độ dân trí và sự hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân sống ở một số vùng núi, vùng sâu vùng xa vẫn còn hạn chế, chưa kịp tiếp thu những thay đổi tiến bộ cho phù hợp hơn.
  • Công tác tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục các kiến thức pháp luật liên quan đến vấn đề tảo hôn còn chưa rộng rãi, thường xuyên và chưa sâu sắc.
  • Bên cạnh đó, chính quyền địa phương ở một số nơi có trường hợp tảo hôn chưa có biện pháp can thiệp mạnh mẽ, thiếu sự kiên quyết, bền bỉ để chống lại hành vi sai trái này.

Hậu quả pháp lý của việc tảo hôn là gì?

Vậy tảo hôn mang đến hậu quả gì? Tảo hôn không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra hậu quả vô cùng lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Đó là làm gia tăng nhanh số lượng dân số, trực tiếp gây ảnh hưởng đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Tảo hôn ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tâm sinh lý và sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, nhất là ở trẻ em gái. Bởi các em chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể còn chưa phát triển hoàn thiện nên việc quan hệ tình dục sớm, mang thai, sinh đẻ, nuôi con sớm sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất tự nhiên của con người. Từ đó dẫn tới thoái hóa cùng các di chứng bệnh tật, làm suy kiệt sức khỏe của bố, mẹ và con.

Tảo hôn bị xử lý như nào?

Với những thông tin bên trên chắc chắn các bạn đã phần nào hiểu được tảo hôn là gì và hậu quả gdcd 9? Tác hại của nó như nào đối với xã hội và người tảo hôn? Trong phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem hành vi này sẽ được xử lý như nào nhé!

Cán bộ đến tuyên truyền các thông tin về việc tảo hôn
Cán bộ đến tuyên truyền các thông tin về việc tảo hôn

Về hành chính

Theo điều 58 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP đã quy định xử phạt đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng đối với các hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đủ tuổi kết hôn.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì mối quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn, mặc dù đã có bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Về hình sự

Người có hành vi tổ chức tảo hôn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức tảo hôn đã được quy định tại Điều 183 của Bộ luật Hình sự, cụ thể như sau:

Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người còn chưa đủ tuổi kết hôn đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà vẫn còn vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 – 30.000.000 đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.

Trường hợp tảo hôn được công nhận là vợ chồng hợp pháp

Tảo hôn là hành vi trái pháp luật, nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lên được pháp luật công nhận. Theo khoản 2 Điều 11 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, các trường hợp kết hôn trái với quy định pháp luật, trong đó có tảo hôn vẫn được công nhận là vợ chồng khi đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

Những trường hợp tảo hôn được công nhận
Những trường hợp tảo hôn được công nhận
  • Tại thời điểm mà Tòa án giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật, cả hai bên kết hôn đều đã đủ các điều kiện kết hôn theo đúng quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
  • Cả hai bên đều yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân đó.

Khi đó, quan hệ hôn nhân sẽ được xác lập từ thời điểm các bên đã đủ điều kiện kết hôn theo đúng quy định của pháp luật. Điều kiện để kết hôn hợp pháp gồm:

  • Nam đã đủ từ 20 tuổi trở lên và nữ đủ 18 tuổi trở lên.
  • Việc kết hôn là do cả nam và nữ tự nguyện quyết định.
  • Cả 2 người không bị mất năng lực hành vi dân sự.
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn ở bên dưới đây:
  • Kết hôn giả tạo hay ly hôn giả tạo.
  • Tảo hôn, lừa dối kết hôn, cưỡng ép kết hôn hay cản trở kết hôn.
  • Người đang có vợ, có chồng mà vẫn kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác. Hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà đã kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với những người có cùng dòng máu trực hệ, người có họ hàng trong phạm vi ba đời, cha dượng với con riêng của vợ, giữa cha hoặc mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng là cha hoặc mẹ nuôi với con nuôi, mẹ vợ với con rể, cha chồng với con dâu, mẹ kế với con riêng của chồng.

Quyền yêu cầu tòa án hủy kết hôn trái pháp luật do tảo hôn

Tại khoản 2 Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật do tảo hôn gồm:

  • Cha, mẹ, người đại diện hoặc người giám hộ theo pháp luật khác của người tảo hôn.
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình.
  • Cơ quan quản lý nhà nước về quyền của trẻ em.
  • Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Hy vọng bài viết mang đến những thông tin chi tiết để các bạn có thể hiểu tảo hôn là gì? Và những tác hại của tảo hôn để tuyên truyền cho người khác cùng hưởng ứng. Nếu còn thắc mắc gì về nội dung trong bài, các bạn hãy đặt câu hỏi ở bên dưới bài viết để chúng tôi giải đáp chi tiết nhé!

Back to top button