Khan hiếm tài nguyên không có khả năng tái sinh-phần1
– Đặc tính riêng biệt của những nguồn tài nguyên không có khả năng tái sinh là có một tổng trữ lượng cố định do thiên nhiên tạo ra, do vậy hiện tại càng sử dụng nhiều thì trong tương lai tính khan hiếm lại càng cao, khái niệm về sản lượng bền vững sẽ không phù hợp đối với nguồn tài nguyên này, thay vào đó điều chúng ta cần quan tâm trong quản lý nguồn tài nguyên không tái sinh là tốc độ cạn kiệt dần va số lượng nên khai thác là bao nhiêu cho nền kinh tế.Liên quan đến vấn đề này,chúng ta cần xem xét tới những nguyên tắc kinh tế trong khái niệm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên và cách đo sự khan hiếm đó .
– Khả năng sẵn có và sự khan hiếm tài nguyên .
+ Thuật ngữ kinh tế đơn giản,sự khan hiếm sẽ được phản ánh bằng chi phí và giá cả. Thực tế cho thấy việc đo lường và dự đoán khả năng sẵn có và sự khan hiếm của tài nguyên thiên nhiên hiện nay và tương lai là rất phức tạp.Việc đó đòi hỏi phải có một sự kết hợp hài hoà của các ngành khoa học như vật lý, khoa học kỹ thuật nguyên vật liệu và dữ liệu, các phương pháp và kỹ thuật phân tích kinh tế.Đem đối chiếu trữ lượng tiềm năng của các nguồn tài nguyên không tái sinh với tốc độ sử dụng tài nguyên trong tương lai (gắn với sự gia tăng dân số, tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, khả năng đáp ứng và yêu cầu của nền kinh tế quốc dân vv…) rõ ràng đây là một việc làm không chắc chắn. Cho nên những sự tranh luận về khan hiếm sẽ là một phần của vấn đề ý thức hệ môi trường.
+ Quan điểm “giới hạn về sự tăngtrưởng“(LTG- Limits to growth) đồng nghĩa với “ giới hạn khả năng có sẵn tài nguyên đối với sự tăng trưởng “ bao hàm hai giơí hạn thích hợp có thể đối với sự tăng trưởng kinh tế là :
. Khả năng hạn chế của môi trường thiên nhiên tiếp nhận chất thải do các hệ thống kinh tế thải ra
. Tính chất giới hạn của nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo .
Chúng gắn liền với những nhìn nhận triển vọng của Malthus ( theo tên của Malthus, người có bài viết nổi tiếng về sự khan hiếm được xuất bản năm 1798). Từ triển vọng này,sự khan hiếm vật chất tuyệt đối
– Sự cạn kiệt hết nguồn tài nguyên thiên nhiên, được tiên đoán sẽ là hậu quả có thể xảy ra nhất trong tương lai gần và trung hạn. Một luận điểm khác liên hệ học thuyết tân Manthus nhấn mạnh sự quan trọng của các giới hạn môi trường đối với các hoạt động khai thác tài nguyên. Lập luận này chủ yếu cho rằng để tiếp tục khai thác các tài nguyên có chất lượng ngày càng thấp hơn sẽ phải đòi hỏi một khối lượng rất lớn năng lượng,do đó sẽ tạo ra một mức độ ô nhiểm không thể chấp nhận được và làm tổn hại đến cảnh quan và những tiện nghi đáp ứng cho con người
Sau khi tác phẩm của Ricardo được xuất bản vào năm 1817, với quan điểm đối lập lại của Ricardo, một bức tranh lạc quan hơn nhiều về sự khan hiếm tài nguyên đã được nổi lên cho rằng, các ảnh hưởng của sự cạn kiệt tài nguyên sẽ tự biểu hiện ở việc tăng chi phí và giá nguyên vật liệu qua thời gian khi các công ty khai thác các mỏ tài nguyên phẩm chất thấp. Tuy nhiên những ảnh hưởng náy sẽ được bù trừ bởi những yếu tố khác.Các công ty khai thác sẽ đặt nhiều nỗ lực hơn vào việc thăm dò và khám phá những mỏ mới, đồng thời những tiến bộ công nghệ sẽ cho phép sử dụng các mỏ thay thế, chẳng hạn các phương pháp khoan và thăm dò cho phép khai thác có hiệu quả hơn và các phương pháp chế biến mới sẽ nâng cao chất lượng của nguồn tài nguyên. Ngoài ra thị trường sẽ phản ứng lại đối với các tín hiệu tăng chi phí hoặc giá cả bằng cách cho sự thay thế nguyên liệu mới hoặc cách thức mới về sử dụng nguyên vật liệu, khả năng tăng các hoạt động tái sử dụng phế liệu sẽ là xu hướng được các doanh nghiệp lựa chọn và ưa thích hơn .