Giáo dục

Soạn bài Chiều xuân của Anh Thơ – Ngữ văn 11

  • Vẻ đẹp tĩnh lặng của cảnh chiều xuân nơi miền quê Bắc bộ: Hình ảnh tiêu biểu: mưa đổ bụi, đò biếng lười, quán tranh im lìm, chòm xoan tím rụng
  • Không khí và nhịp sống thôn dã trong trẻo, yên bình, gần gũi với nhiều hình ảnh sống động: cỏ biếc, đàn sáo đen, cánh bướm, cô nàng yếm thắm,..
  • Tả cảnh sinh động
  • Nhiều hình ảnh tiêu biểu cho sắc xuân
  • Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, gợi thanh
  • Tả động để gợi tĩnh

Câu 1: Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút của Anh Thơ hiện lên như thế nào? Hãy chỉ ra nét riêng của bức tranh đó. (Gợi ý: Đây là bức tranh “chiều xuân” với những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu cho cảnh mùa xuân nơi đồng quê miền Bắc nước ta)

  • Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút của Anh Thơ hiện lên:
    • Cảnh chiều xuân rất đặc trưng trước hết chính là ở cảnh mưa: mưa bụi, mưa xuân thưa thớt bay
    • Cảnh đầu tiên lọt vào tầm quan sát của tác giả là cảnh bến đò.
    • Cảnh chiều xuân còn được vẽ nên bởi quán nhỏ và cây xoan đầy hoa tím
    • Sau đó, tác giả tả bức tranh mùa xuân theo sự dịch chuyển không gian sang con đường đê, lúc này bức tranh mang chút hơi ấm và bắt đầu mang sự sống, cảnh vật như tươi mới, hồi sinh
    • Cảnh từ gần được mở rộng thêm, cao và xa hơn. Nhưng vẫn là những nét đặc trưng của mùa xuân đồng bằng Bắc Bộ: cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo đen, những cánh bướm rập rờn,.ễ. Khổ thứ hai có một hình ảnh thơ thật độc đáo và xuất sắc: Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
    • Đến khổ thơ thứ ba thì cảnh đã trở nên sống động hơn với hình ảnh của cánh bướm, đàn cò chốc chốc vựt bay và sự xuất hiện của con người. T
    • Ba khổ thơ gần như chỉ là những câu thơ tả cảnh. Có thể nói cả bài thơ hợp thành một bức tranh quê giản dị, mộc mạc, thanh nhã, hơi gợi buồn vì cảnh vắng quá, yên tĩnh quá.
  • Nét riêng của bức tranh:
    • Bức tranh không được tả lại vào lúc đông vui nhộn nhịp, mà dường như vắng lặng, lắng đọng trong khoảnh khắc thời gian: con đò cũng “biếng lười nằm mặc nước sône trôi”. Điểm xuyết liên tục thêm vào bức tranh ấy là quán tranh vắng, là những chùm hoa xoan tím “rụng tơi bời”.
    • Bức tranh xuân không diễn tả hoạt động con người trong sự hối hả, vội vã mà ngược lại mọi hoạt động của sự vật và con người đều mang nét thanh bình, khoan thai và yên tĩnh nhẹ nhàng, thanh bình.

Câu 2: Anh (chị) có cảm nhận gì về không khí và nhịp sống thôn quê trong bài thơ? Không khí và nhịp sống ấy được gợi tả bằng những từ ngữ, chi tiết và bằng thủ pháp nghệ thuật nào?

  • Cảm nhận gì về không khí và nhịp sống thôn quê trong bài thơ:

Bài thơ tả cảnh nhưng lại gợi ra rất rõ cái không khí và nhịp sống muôn đời ở nông thôn ta thời trước, đó là sự bình yên. Con đò nằm biếng lười, quán vắng, những cánh bướm rập rờn, những đàn trâu thong thả,… tất cá đều có dáng khoan thai. Phải chờ đợi đến hai câu cuối của bài thơ, người đọc mới thấy xuất hiện hình ảnh con người. Nhưng con người sao cũng thụ động quá:

Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,

Làm giật mình một cô nàng yếm thắm

Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

Câu thơ chụp được đúng cái thời khắc lao động của người thiếu nữ. Một cô thôn nữ chăm chỉ trong một buổi chiều quê tĩnh lặng. Câu thơ tả động nhưng thực ra là để nói cái tĩnh. Và nói cái tĩnh tất nhiên cũng lại để tiếp tục nhấn mạnh vào cái nhịp sống rất bình yên của một vùng quê mà dường như tất cả vẫn còn rất nguyên sơ vậy.

Câu 3: Hãy thống kê những từ láy trong bài thơ và phân tích nét đặc sắc của những từ láy đó.

  • Trong bài thi sĩ đã dùng rất nhiều từ láy để dựng cảnh, hay nói đúng hơn là để gợi cái trạng thái tinh thần của cảnh:
    • Mưa thì êm êm
    • Quán tranh đứng im lìm
    • Hoa xoan rụng tơi bời
    • Đàn sáo mổ vu vơ
    • Cánh bướm rập rờn
    • Những trâu bò thong thả
  • Trong các từ láy đã nêu, trừ từ tơi bời, các từ láy còn lại đều là những từ láy có tính chất giảm nhẹ: êm êm, vu vơ, rập rờn, thong thả, … và hoặc thì diễn tả trạng thái thụ động hoặc thì diễn tả trạng thái đều đều của chủ thể. Rõ ràng trong tổng thể bài thơ, chính sự kết hợp của những từ láy này đã giúp thể hiện nổi bật vẻ dịu dàng, yên ả, thanh bình của cảnh chiều xuân cũng như của nhịp sống khoan thai nơi đồng quê của tác giả.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chiều xuân để nắm vững hơn những kiến thức trọng tâm của bài học.

  • Dựa vào bài Chiều xuân tả lại cảnh vật vào chiều xuân

    Dựa vào bài thơ “chiều xuân”, tả cảnh vật vào chiều xuân:

    Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng

    Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi

    Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

    Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời

    Ngoài đường đê, cỏ non tràn biếc cỏ

    Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ

    Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió

    Mấy trâu bò thong thả cúi ăn mưa

    Trong đồng hoa lúa xanh rờn và ướt lặng

    Lũ cò con chốc chốc vụt bay xa

    Làm giật mình một cô nàng yếm thắm

    Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

    Các bn giúp mình nhé. Viết thành 1 bài văn giúp mình. Ai nhanh mình tick

Back to top button