Sinh học

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 4 (mới 2023 + Bài Tập): Lai hai cặp tính trạng

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 4: Lai hai cặp tính trạng

I. THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN

1. Tiến hành thí nghiệm

– Đem lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản: hạt màu vàng, vỏ trơn và hạt màu xanh, vỏ nhăn được F1 đều có hạt màu vàng, vỏ trơn.

– Cho 15 cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có 556 hạt thuộc 4 loại kiểu hình.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 4: lai hai cặp tính trạng (ảnh 1)

2. Phân tích kết quả thí nghiệm của Menđen

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 4: lai hai cặp tính trạng (ảnh 1)

Từ bảng phân tích kết quả, ta có:

– Xét sự di truyền của từng tính trạng: mỗi tính trạng (màu sắc hoặc hình dạng) đều di truyền theo quy luật phân li của Menđen.

– Xét sự di truyền của cả 2 tính trạng: F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

+ 9/16 vàng, trơn = 3/4 vàng × 3/4 trơn.

+ 3/16 vàng, nhăn = 3/4 vàng × 1/4 nhăn.

+ 3/16 xanh, trơn = 1/4 xanh × 3/4 trơn.

+ 1/16 xanh, nhăn = 1/4 xanh × 1/4 nhăn.

→ F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình bằng tích tỉ lệ phân li của các cặp tính trạng:

(3 vàng : 1 xanh) × (3 trơn : 1 nhăn)

= 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn

3. Kết luận

– Từ sự phân tích kết quả, Menđen thấy rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau (không phụ thuộc vào nhau).

– Kết luận: Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

II. BIẾN DỊ TỔ HỢP

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 4: lai hai cặp tính trạng (ảnh 1)

Biến dị tổ hợp trong phép lai 2 tính trạng của Menđen

– Khái niệm: Biến dị tổ hợp là những kiểu hình khác bố mẹ xuất hiện ở đời con.

– Cơ chế xuất hiện biến dị tổ hợp: Biến dị tổ hợp xuất hiện do sự phân li độc lập của các cặp tính trạng và sự tổ hợp một cách ngẫu nhiên của các tính trạng trong quá trình sinh sản.

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 4: Lai hai cặp tính trạng

Câu 1: Trong thí nghiệm hai cặp tính trạng, Menđen lai hai thứ đậu Hà Lan có đặc điểm gì?

A. Thuần chủng.

B. Khác nhau về hai cặp tính trạng.

C. Khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 2: Biến dị tổ hợp là gì?

A. Là làm thay đổi những kiểu hình đã có

B. Là tạo ra những biến đổi hàng loạt

C. Là sự tổ hợp lại những tính trạng đã có ở bố mẹ

D. Cả A và B đều đúng

Câu 3: Những loai giao tử có thể tạo được từ kiểu gen AaBb là:

A. AB, Ab, aB, ab

B. AB, Ab

C. Ab, aB, ab

D. AB, Ab, aB

Câu 4: Điền vào chỗ trống: “Khi lai hai bố mẹ khác nhau về … cặp tính trạng thuần chủng tương phản … với nhau cho F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng … các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó”.

A. hai; di truyền độc lập; tích.

B. một; di truyền độc lập; tích.

C. hai; di truyền; tích.

D. hai; di truyền độc lập; tổng.

Câu 5: Tại sao biến dị tổ hợp chỉ xảy ra trong sinh sản hữu tính?

A. Vì thông qua giảm phân (phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng) đã tạo ra sự đa dạng của các giao tử

B. Vì trong thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên đã tạo ra nhiều tổ hợp gen

C. Vì trong quá trình giảm phân đã có những biến đổi của các gen

D. Cả A và B

Câu 6: Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu hà lan di truyền độc lập vì:

A. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó

B. Tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội : 1 lặn

C. F2 có 4 kiểu hình

D. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp

Câu 7: Kết quả của một phép lai có tỷ lệ kiểu hình là 9: 3: 3: 1. Hãy xác định kiểu gen của phép lai trên?

A. AaBb × AaBb

B. AABB × aabb

C. Aabb × aaBb

D AAbb × aabb

Câu 8: Menđen phát hiện ra sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng bằng cách nào?

A. Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng.

B. Thí nghiệm lai một cặp tính trạng.

C. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.

D. Lai phân tích.

Câu 9: Theo dõi thí nghiệm của Menđen, khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn với nhau thu được F1 đều hạt vàng, trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là:

A. 9 hạt vàng, nhăn: 3 hạt vàng, trơn: 3 xanh, nhăn: 1 xanh, trơn

B. 9 vàng, trơn: 3 xanh, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn

C. 9 vàng, nhăn: 3 xanh, nhăn: 3 vàng, trơn: 1 xanh, trơn

D. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn

Câu 10: Theo thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, F1 tự thụ phấn được F2 mấy loại kiểu hình?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Menđen và di truyền học

Lý thuyết Bài 2: Lai một cặp tính trạng

Lý thuyết Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)

Lý thuyết Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)

Lý thuyết Bài 6: Thực hành

Back to top button