Sinh học

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI. ĐẠI CƯƠNG.

Cập nhật lần cuối vào 07/12/2021

I. KHÁI NIỆM VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

1. Phát triển con người là gì

là sản phẩm của các mối liên hệ luôn thay đổi giữa cá nhân (con người) đang phát triển và các hoàn cảnh môi trường đa mức độ đang thay đổi” (Gabbard 2012 p.3)

Một cá nhân là một đơn vị tự tổ chức bao gồm nhiều hệ thống (thần kinh, cơ xương, nhận thức…)

Môi trường bao gồm: nhà, trường, các ảnh hưởng văn hóa xã hội…

Mỗi cá nhân phát triển giống như tất cả những người khác, một phần giống như một số người khác, và một phần không giống người nào cả” (Santrock 2008 p.2)

Đánh giá chỉ những mảnh đoạn của đời sống thì cũng giống như nghiên cứu những cảnh riêng lẻ của một cuốn phim hay vở kịch” (Hughes & Noppe 1991)

2. Tại sao nghiên cứu sự phát triển con người lại quan trọng

  • Để biết được các tiêu chuẩn lứa tuổi về chức năng vận động để hướng dẫn lượng giá và lập kế hoạch can thiệp cho người bệnh
  • Để biết được sự phát triển các kỹ năng nhận thức và tình cảm- xã hội qua đó giúp chọn lựa các hoạt động thích hợp để kích thích và lôi cuốn người bệnh (ví dụ trẻ) vận động và tham gia điều trị
  • Để hiểu được sự ảnh hưởng lên chức năng do sự suy giảm của các hệ thống khi lớn lên (già)

3. Một số thuật ngữ

Đặc tính di truyền

Con người có 23 cặp nhiễm sắc thể mang trên 1000 gen ảnh hưởng các đặc tính của chúng ta như loại sợi cơ, màu tóc, màu mắt, thể hình…(22 cặp nhiễm sắc thể thường và một cặp nhiễm sắc thể giới tính)

  • Genotype (kiểu gen) – vật liệu di truyền của nhiễm sắc thể và vị trí gen
  • Phenotype (kiểu hình) – cái mà ta thấy bên ngoài: màu da, tóc…

Sự tăng trường (growth)

Là sự thay đổi số lượng- gia tăng kích thước cơ thể

Sự phát triển ( development)

Quá trình thay đổi mức độ chức năng của cá nhân qua toàn bộ cuộc đời.

Phát triển là sự thay đổi bắt đầu từ lúc thụ thai và tiếp tục suốt cuộc đời cho đến khi chết. Sự thay đổi có thể biểu hiện ba khía cạnh (mặt):

  • Các quá trình sinh học (thay đổi về thể chất – não, cấu trúc, các kỹ năng vận động…)
  • Các quá trình nhận thức (thay đổi trong tư duy, trí thông minh, ngôn ngữ,)
  • Các quá trình cảm xúc- xã hội (các thay đổi trong mối quan hệ, tình cảm, nhân cách…)

– Sự phát triển vận động: “thay đổi hành vi vận động do tương tác giữa các quá trình sinh học và môi trường”

– Hành vi vận động: muốn nói đến các vận động hoặc sự học hỏi và thực hiện các kỹ năng vận động nào đó

– Các yếu tố quyết định của hành vi vận động

– Sự trưởng thành -Thường mô tả các thay đổi mô liên tục xảy ra cho đến khi dạng cuối dùng đạt được

II. CÁC GIAI ĐOẠN TRONG ĐỜI NGƯỜI

1. Trước sinh

Từ lúc thụ thai đến lúc sinh, gồm hai giai đoạn

  • Phôi (0 – 8 tuần)
  • Thai (8 tuần – lúc sinh)

2. Trẻ nhũ nhi (Infancy, lúc sinh – 2 tuổi)

Thời kỳ lệ thuộc rất nhiều vào người lớn

Là một thời kỳ quan trọng để bắt đầu các hành vi vận động, nhận thức, xã hội và tâm lý

3. Tuổi ấu nhi (Early Childhood) (2-6tuổi)

Trẻ nhỏ, ấu nhi, tuổi tiền học đường (preschool-aged children)

Thời kỳ trẻ bắt đầu độc lập và bắt đầu đi nhà trẻ, mẫu giáo

Là một thời kỳ quan trọng để học hỏi nhiều kỹ năng vận động cơ bản qua kinh nghiệm và dạy dỗ

4. Tuổi thiếu nhi (Later Childhood) (6-12 tuổi)

Trẻ lớn, thiếu nhi, tuổi học đường (school-aged children)

Thời kỳ phát triển thể chất

Ít có sự khác biệt trong hoạt động thể chất và đặc tính sinh lý giữa trẻ trai và trẻ gái

XEM THÊM: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI. TUỔI THIẾU NHI

5. Tuổi vị thành niên (Adolescence) (12-20 tuổi)

Là một thời kỳ thay đổi nhanh chóng- đặc biệt là các đặc điểm sinh dục phụ, chiều cao, cân nặng…

Là một thời kỳ quan trọng để thành lập bản sắc và tính độc lập

XEM THÊM: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI: TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

6. Tuổi thanh niên: 20 – 40 tuổi

Sức khỏe phát triển đến ổn định ở đỉnh cao

Liên quan đến sự phát triển tình cảm, yêu đương, hôn nhân, gia đình

Bắt đầu quá trình làm việc

XEM THÊM: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI. TUỔI THANH NIÊN

7. Tuổi trung niên: 40-60 tuổi

Sức khỏe bắt đầu suy giảm và các dấu hiệu của tuổi già

Những khủng hoảng tuổi trung niên: về thể chất (mãn kinh), về gia đình (xa con, ly dị…), nghề nghiệp (không đạt đến mức độ phát triển mong muốn…

XEM THÊM: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI: TUỔI TRUNG NIÊN

8. Tuổi già: trên 60-65 tuổi

Sự suy giảm của sức khỏe tăng dần

Là thời kỳ có nhiều mất mát

  • Có tuổi (60-70 tuổi)
  • Cao tuổi (70-80)
  • Thọ (>80 tuổi)

III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TĂNG TRƯỞNG Ở NGƯỜI

  • Tính di truyền, môi trường, và các đòi hỏi (nhiệm vụ) đóng các vai trò tương tác, kết hợp trong sự phát triển
  • Sự phát triển có tính tích lũy, liên tục (mặc dù được chia thành các giai đoạn)
  • Sự phát triển thường theo một kiểu mẫu xác định và có thể tiên đoán được
  • Sự phát triển được trợ giúp bởi kích thích
  • Các cơ sở, nền tảng ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển
  • Mặc dù có thể có một số thời kỳ quan trọng hoặc nhạy cảm, con người có khả năng đặc biệt là mềm dẻo (plasticity) để vượt qua các cảm nghiệm xấu để tiếp tục phát triển
  • Với từng giai đoạn phát triển có các mong đợi xã hội cần phải đạt được
  • Tất cả các cá nhân đều là khác biệt, không người nào phát triển giống người khác
  • Có một sự suy giảm theo tuổi

Xem tiếp: Quá trình Phát triển Con người: Các thuyết về sự phát triển

Minhdatrehab tổng hợp từ bài giảng của TS Liz Pridham, 2011, có chỉnh sửa, bổ sung

Back to top button