Hỏi đáp

Việt nam thuộc kiểu khí hậu nào? (Giải đáp chi tiết)

Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào? Đây là một trong những câu hỏi gần như không thể thiếu trong những bài kiểm tra của môn Địa Lý. Khí hậu ở Việt Nam còn phụ thuộc vào vị trí địa lý và địa hình, do đó có sự khác biệt về khí hậu giữa các khu vực. Vậy bạn đã biết nước ta có khí hậu như thế nào chưa? Hãy cùng M5s News tìm hiểu nhé ngay bên dưới đây nhé.

Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào

1. Câu hỏi trắc nghiệm về khí hậu Việt Nam

Câu 1: Cho biết, nước Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào dưới đây?

A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm

C. Khí hậu cận nhiệt lục địa

D. Khí hậu gió mùa

Đáp án: A

Câu 2: Hiện tại, Việt Nam thuộc đới khí hậu nào trên Trái Đất?

A. Ôn đới

B. Nhiệt đới

C. Hàn đới

Đáp án: B

Câu 3: Tỉnh nào ở Việt Nam là một trong những tỉnh có lượng mưa cao nhất?

A. Cao Bằng

B. Hồ Chí Minh

C. Đà Lạt

D. Thừa Thiên Huế

Đáp án: D

Câu 4: Tỉnh nào ở Việt Nam có khí hậu khô hạn nhất?

A. Ninh Thuận

B. Huế

C. Nha Trang

D. Đà Lạt

Đáp án: A

Câu 5: Nhiệt độ trung bình hàng năm của miền Bắc là bao nhiêu độ C?

A. Khoảng 20-22 độ C

B. Khoảng 25-28 độ C

C. Khoảng 30-32 độ C

D. Khoảng 35-38 độ C

Đáp án: A

Câu 6: Miền Trung thường xuyên bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai nào?

A. Lốc xoáy

B. Lũ lụt

C. Động đất

D. Xâm nhập mặn

Đáp án: B

Câu 7: Tỉnh nào được cho là nóng nhất tại Việt Nam?

B. Hà Nội

B. Đà Nẵng

C. Hà Tĩnh

D. Hồ Chí Minh

Đáp án: C

2. Việt Nam chúng ta thuộc kiểu khí hậu, đới khí hậu nào?

Trên trái đất có 5 kiểu đới khí hậu cụ thể là: 2 hàn đới, 2 ôn đới và 1 nhiệt đới. Việt Nam chúng ta thuộc đới khí hậu nhiệt đới và thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Không những vậy, lãnh thổ của nước ta nằm ở rìa phía Đông Nam của Châu Á, giáp với biển đông nên chịu ảnh hưởng của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch.

>>Gợi ý xem thêm về:

Các đới khí hậu Châu Á và các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu.

Vai trò của tầng ozon đối với con người và sự sống Trái Đất

Đới khí hậu Việt Nam

Vậy đặc điểm của khí hậu việt nam là gì, chúng thường có những hiện tượng như thế nào? cũng M5s News tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.

3. Tổng quan về địa hình, địa lý Việt Nam

Khi nhắc tới khí hậu, chúng ta không thể không nói tới vị trí địa lý, bởi đây là một trong những tác nhân chính làm ảnh hưởng tới khí hậu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề “Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào?” hãy cùng M5s đi tìm hiểu sâu hơn về những tác nhân chính tạo nên khí hậu tại nước ta nhé.

3.1 Vùng đồi núi nước ta

Lãnh thổ Việt Nam có tới ¾ diện tích là đồi núi còn lại là đồng bằng.

Đồi núi gồm có 4 vùng núi chính đó là vùng núi Việt Bắc, vùng núi Tây Bắc, vùng núi Trường Sơn Bắc và cuối cùng là vùng núi Trường Sơn Nam. Hãy cùng đi tìm hiểu rõ hơn về từng vùng núi ngay dưới đây nhé.

Vùng núi Việt Bắc: Trải dài từ thung lũng sông Hồng cho đến vịnh Bắc Bộ, với đỉnh núi cao nhất lên đến 2.431m là núi Tây Côn Lĩnh. Nơi đây có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng như hang Pắc Bó, hồ Ba Bể. vịnh Hạ Long, động Tam Thanh, động Nhị Thanh,…

Vùng núi Tây Bắc: Trải dài từ biên giới phía Bắc cho đến miền Tây của Thanh Hoá. Nơi đây cũng có một vùng núi cao hùng vĩ với độ cao 1500m tại Lào Cai, đây cũng là một nơi được nhiều người lựa chọn là một địa điểm du lịch cho những kỳ nghỉ. Đặc biệt, vùng núi Tây Bắc còn có những di tích lịch sử là Điện Biên Phủ và đỉnh núi Phan – Xi – Păng với độ cao lên đến 3143m.

Vùng đồi núi Việt Nam

Vùng núi Trường Sơn Bắc: Nối tiếp miền Tây tỉnh Thanh Hoá cho đến vùng núi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Khi nhắc tới những địa điểm này chúng ta không thể không nhắc tới động Phong Nha Kẻ Bàng hay những con đường nổi tiếng như đèo Hải Vân, đèo Ngang, đường mòn Hồ Chí Minh,…

Vùng núi Trường Sơn Nam: Địa hình nằm ở phía Tây của các tỉnh Nam Trung Bộ. Sau những dãy núi đồ sộ là một dải đất rộng lớn có tên gọi là Tây Nguyên. Nơi đây có một nơi được mệnh danh là thành phố sương mù thu hút hàng ngàn người tới du lịch, tham quan mỗi năm đó là Đà Lạt.

3.2 Vùng đồng bằng Việt Nam

Về đồng bằng thì Việt Nam chúng ta có 2 đồng bằng lớn đó là đồng bằng châu thổ sông Cửu Long (hay còn gọi là đồng bằng Nam Bộ) và đồng bằng châu thổ sông Hồng (hay còn gọi là đồng bằng Bắc Bộ).

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 26.000km2 khá rộng lớn, nơi đây có vùng đất khá phì nhiêu và có khí hậu khá thuận lợi. Đây cũng là nơi có diện tích trồng lúa lớn nhất nước ta.

Đồng bằng sông Hồng có diện tích nhỏ hơn gần một nửa với 15.000km2. Có thể bạn chưa biết đây là nơi cư trú của người Việt cổ trước đây. Đồng bằng sông Hồng là nơi hình thành nên nền văn minh lúa nước với sự bồi tụ của phù sa của 2 dòng sông lớn là sông Hồng và Thái Bình.

Đồng bằng sông Hồng

3.3 Hệ sống sông, biển cảng

Trên diện tích lãnh thổ nước ta có hàng ngàn con sông lớn, bé. Trung bình, cứ khoảng 20km sẽ có một cửa sông vì vậy Việt Nam được xem là một nơi có giao thông đường thuỷ khá thuận lợi.Một trong những con sông chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống sông nước là sông Hồng và sông Mê Kông.

Cũng có thể xem là một may mắn khi chúng ta có chiều dài bờ biển lên đến 3260km giúp chúng ta phát triển thêm về các ngành như du lịch, đánh bắt cá,… Một trong những bãi biển nổi tiếng ở nước ta không thể không nhắc tới đó là Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu,…

Trên vùng biển của nước ta có hàng ngàn đảo lớn nhỏ khác nhau, chiếm vị trí quan trọng nhất đó là 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa.

3.4 Tài nguyên thiên nhiên

Rừng được xem là một tài nguyên vô giá mà tất cả mọi người trong chúng ta cần chung tay bảo vệ. Hiện nay, Việt Nam có những vườn quốc gia được nhà nước bảo vệ như: vườn Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), Bạch Mã (Huế), Cát Bà (Hải Phòng),… Tuy nhiên hiện nay các tài nguyên rừng đang bị đe doạ khá nghiêm trọng kể cả những vườn quốc gia.

Vườn quốc gia Cúc Phương

Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản chủ yếu tại nước ta là than đá, thiếc, bạc, kẽm, vàng,… Ở khu vực thềm lục địa còn có dầu mỏ, khí đốt.

Nước: Chúng ta có nguồn nước khoáng vô cùng tốt cho sức khoẻ và có công dụng làm đẹp. Một số địa điểm có suối nước khoáng như Hội Vân (Bình Định), Quang Hanh (Quảng Ninh), Dục Mỹ (Nha Trang),…

4. Đặc điểm của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nước ta?

Đặc điểm chính của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam là mùa mưa và mùa khô thể hiện rõ rệt. Mùa mưa có thời gian kéo dài từ tháng năm tới tháng 10 hàng năm. Còn mùa khô rơi vào những tháng còn lại là từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình trong năm trên 20 độ C thay đổi theo mùa. Lượng mưa trung bình khoảng 1.000mm, thay đổi theo mùa.

Thời tiết cũng diễn ra khá thất thường khi có những năm mùa mua tới sớm cũng có mùa mưa tới muộn. Lượng mưa cũng không đồng đều khi có năm thì hạn hán, có năm thì lũ lụt.

Khí hậu nước ta được phân chia thành như thế nào?

Nếu bạn được hỏi nước ta có mấy miền khí hậu thì câu trả lời là nước ta có 4 miền khí hậu cụ thể là miền Bắc, Nam, Trung và Nam Bộ, biển Đông.

4.1 Khí hậu miền bắc

Miền Bắc có lãnh thổ thuộc phía Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn có kiểu khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Đặc điểm của khí hậu miền bắc nước ta mang tính mất ổn định giữa thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của các mùa và nhiệt độ.

Vùng Đông Bắc là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhiệt đới vào mùa hè và không bị ảnh hưởng nhiều bởi kiểu gió Lào.

Vùng Tây Bắc Bộ nhừ được dãy núi Hoàng Liên Sơn chắn gió nên có khí hậu của Tây Bắc ấm hơn. Tại các vùng núi, hướng phơi có vai trò khá quan trọng của lượng nhiệt – ẩm.

4.2 Khí hậu miền Nam

Phía Nam là lãnh thuộc khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền khí hậu phía nam nước ta có đặc điểm khí hậu nhiệt đới xa van gồm 2 mùa chính là mùa khô và mùa mưa. Khí hậu miền Nam có nhiệt độ trung bình cao quanh năm, mùa khô có thời gian dài hơn gây ra tình trạng hạn hán.

Khí hậu miền nam nước ta

4.3 Khí hậu miền Trung và Nam Bộ

Đây là miền mang đậm tính chất của khí hậu nước ta đó là nhiệt đới ẩm gió mùa. Đặc điểm chính của kiểu khí hậu nơi đây là mùa mưa và mùa khô trái ngược so với 2 miền còn lại. Một ví dụ điển hình nhất, trong khi cả nước đối diện với mùa mưa lớn thì nơi đây lại bước vào mùa khô hạn.

Khu vực Bắc đèo Hải Vân có mùa đông ngắn, chịu sự ảnh hưởng của gió Lào tuy nhiên vẫn chịu sự ảnh hưởng của thời tiết lạnh của gió mùa đông bắc mang đến kèm theo mưa nhiều.

Còn khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiệt độ cao hơn , đôi khi bị ảnh hưởng bởi đợt lạnh của mùa đông tiu nhiên không dài. Tuy không chịu ảnh hưởng của gió Tây khô quá lớn nhưng lại có một mùa khô sâu sắc.

4.4 Khí hậu biển đông

Khu vực biển đông mang kiểu khí hậu nhiệt đới mùa hải dương. Tuy khí hậu khá đồng nhất nhưng lại thường xảy ra lốc xoáy bắt nguồn từ Thái Bình Dương kéo vào gây ra những cơn bão lớn.

5. Các tác nhân ảnh hưởng tới khí hậu nước ta

Vị trí địa lý:

Hầu hết tất cả các tỉnh tại Việt Nam đều được mặt trời đi qua thiên đỉnh trong 1 năm bởi vị trí nước ta nằm hoàn toàn bên trong vành đai khí hậu nhiệt đới phía nửa bán cầu Bác.

Mặc dù đất nước chúng ta không có diện tích lớn nhưng lại được trải dài từ Bắc vào Nam. Vì vậy khí hậu luôn có đặc trưng riêng từng vùng miền, phụ thuộc nhiều vào yếu tố địa đình.

Địa hình:

Như các bạn đã biết, diện tích của nước ta có ¾ là đồi núi, còn lại là đồng bằng. Đồi núi có sự chênh lệch khác nhau về độ cao và đây cũng là nguyên nhân chính tác động trực tiếp tới điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm và từ đó dẫn đến sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng miền.

Gió mùa:

Có 2 loại gió mùa chính hoạt động liên tục và luân phiên nhau là gì mùa hạ và gió mùa đông. Sự cạnh tranh luân phiên nhau của các khối khí theo từng mùa tạo nên khí hậu phân từ. Dẫn tới sự khác nhau của khí hậu giữa các vùng miền tại nước ta.

Tổng kết:

Không chỉ trả lời cho câu hỏi “Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào”, bài viết còn cập nhật những thông tin liên quan tới thời tiết, nhiệt độ tại Việt Nam. Hy vọng thông qua những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về khí hậu ở Việt Nam và cùng chung tay bảo vệ những tài nguyên thiên nhiên của chúng ta nhé.

Back to top button