Văn học

Soạn bài Phương pháp thuyết minh siêu ngắn

Phần I

TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

1. Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh

Trả lời câu hỏi (trang 116 SGK Ngữ Văn 8 tập 1)

a. Các văn bản thuyết minh vừa học sử dụng:

– Những tri thức về tự nhiên (Địa lí, Sinh học…).

– Những tri thức về xã hội (Văn hoá, Lịch sử…).

b. Để có được những tri thức đó phải: quan sát, học tập, tích lũy kiến thức.

c. Không thể chỉ sử dụng trí tưởng tượng, phán đoán, suy luận làm phương thức xây dựng văn bản thuyết minh.

2. Phương pháp thuyết minh

Trả lời câu hỏi (trang 116 SGK Ngữ Văn 8 tập 1)

a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

– Các câu trên đều có từ “là” – biểu thị nhận định mang tính định nghĩa, giải thích.

– Phần vị ngữ sau từ “là” – nêu những kiến thức khái quát về bản chất, đặc trưng, tính chất của đối tượng đứng trước từ “là”.

– Trong văn bản thuyết minh, những loại câu văn định nghĩa, giải thích đóng vai trò nêu vấn đề, đưa ra nội dung cần thuyết minh.

b. Phương pháp liệt kê

– Tác dụng đưa ra hàng loạt số liệu, tính chất, đặc điểm của sự vật nào đó nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng cần thuyết minh làm rõ.

+ Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.

+ Đoạn trích trong bài Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000: liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.

c. Phương pháp nêu ví dụ

– Là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục. Lấy dẫn chứng từ sách báo, đời sống để làm rõ điều mình trình bày.

+ Ôn dịch, thuốc lá: nêu ví dụ các nước phát triển xử phạt đối với người sử dụng thuốc lá.

d. Phương pháp dùng số liệu

– Là sử dụng những con số có tính định lượng để giải thích, minh họa, chứng minh cho một sự vật, hiện tượng nào đó.

e. Phương pháp so sánh

– Thuyết minh về độ rộng lớn của biển Thái Bình Dương: so sánh với các đại dương khác để giúp người đọc có được ấn tượng cụ thể về diện tích của nó.

– Tác dụng làm nổi bật, cụ thể hoá đối tượng cần thuyết minh.

g. Phương pháp phân loại, phân tích

– Áp dụng phương pháp này đối với sự vật đa dạng, nhiều cá thể để phân loại, trình bày rõ ràng.

– Để trình bày các đặc điểm của thành phố Huế, người ta phải dùng phương pháp phân loại, phân tích:

+ Trung tâm văn hóa, nghệ thuật.

+ Thiên nhiên Huế rất đẹp.

+ Các kiến trúc của Huế rất nổi tiếng.

+ Món ăn của Huế rất phong phú, đa dạng.

+ Huế đấu tranh kiên cường.

+ Huế đẹp và thơ đã đi vào lịch sử của những thành phố anh hùng.

Back to top button