Sinh học

Sinh 8 bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch

Lý thuyết Sinh học 8 bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch được VnDoc sưu tầm và đăng tải tổng hợp lý thuyết cơ bản trong bài 14 Sinh học 8, giúp các em được tìm hiểu về cơ chế hoạt động chính của bạch cầu trong cơ thể và tìm hiểu khái quát hệ thống miễn dịch trong cơ thể người. Qua đó các em giải thích được các hiện tượng thực tế trên cơ thể về sức khoẻ và đề kháng của bản thân. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn tham khảo nhé.

A. Giải bài tập Sinh học 8 bài 14

  • Giải bài tập trang 47 SGK Sinh lớp 8: Bạch cầu – Miễn dịch
  • Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch (rút gọn)

B. Lý thuyết Sinh học 8 bài 14

I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu

– Khi các vi sinh vật xâm nhập vào mô nào đó của cơ thể, hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bảo vệ cơ thể là sự thực bào thông qua hoạt động của bạch cầu trung tính và bạch cầu mono

– Khi các vi khuẩn thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp hoạt động bảo vệ của bạch cầu limpho B (tế bào B).

+ Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể

+ Kháng thể là những phân tử protein đặc hiệu do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên

→ Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa: Một kháng nguyên chỉ kết hợp đặc hiệu với một loại kháng thể tương ứng với nó.

– Khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bào B và lây nhiễm cho các tế bào cơ thể sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào limpho T (tế bào T). Các tế bào T nhận diện, tiếp xúc với tế bào bị nhiễm, tiết protein đặc hiệu làm thủng màng và phá hủy tế bào đó.

* Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:

– Thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng

– Limpho B: Tiết kháng thể gây kết dính kháng nguyên để vô hiệu hóa vi khuẩn

– Limpho T: Phá hủy tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng, rồi tiết prôtêin đặc hiệu làm tan tế bào nhiễm

– Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó

– Có 2 loại miễn dịch: Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân nhân tạo

C. Trắc nghiệm Sinh học 8 bài 14

Câu 1: Trong cơ thể có mấy loại bạch cầu?

A. 1

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 2: Tế bào limpho T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây?

A. Prôtêin độc

B. Kháng thể

C. Kháng nguyên

D. Kháng sinh

Câu 3: Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể?

A. Limpo B

B. Limpo T

C. Bạch cầu mono

D. Bạch cầu ưa acid

Câu 4: Loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào là

A. Limpho T

B. Limpho B

C. Trung tính và mono

D. Tất cả các ý trên.

Câu 5: Cho các loại bạch cầu sau

1. Bạch cầu mono

2. Bạch cầu trung tính

3. Bạch cầu ưa axit

4. Bạch cầu ưa kiềm

5. Bạch cầu limpho

Các loại bạch cầu không tham gia vào hoạt động thực bào là?

A. 4, 5, 3

B. 2, 5, 3

C. 3, 5, 4

D. 1, 2, 3

Câu 6: Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá?

A. A. Kháng nguyên – kháng thể

B. Kháng nguyên – kháng sinh

C. Kháng sinh – kháng thể

D. Vi khuẩn – prôtêin độc

Câu 7: Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là

A. chất kháng sinh.

B. kháng thể.

C. kháng nguyên.

D. prôtêin độc.

Câu 8: Sau khi tiêm phòng chúng ta sẽ không bị mắc bệnh này nữa trong tương lai, đó là miễn dịch

A. Miễn dịch bẩm sinh

B. Miễn dịch tập nhiễm

C. Miễn dịch chủ động

D. Miễn dịch tự nhiên

Câu 9: Trong cơ thể có 2 loại miễn dịch đó là

A. Miễn dịch tự nhiên, miễn dịch nhân tạo

B. Miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch tập nhiễm

C. Miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch chủ động

D. Miễn dịch chủ động, miễn dịch tập nhiễm

Câu 10: Tiêm phòng vacxin giúp con người

A. Tạo sự miễn dịch tự nhiên

B. Tạo sự miễn dịch nhân tạo

C. Tạo sự miễn dịch bẩm sinh

D. Tất cả các đáp án trên.

Back to top button