Hỏi đáp

Trường nghề là gì? Chọn đại học hay học trường nghề?

Trường nghề là gì và có gì khác biệt so với đại học? Hãy cùng nhau đi tìm đáp án trong bài viết kỳ này nhé!

Trường nghề là gì?

Tốt nghiệp cấp 3 – thi vào đại học – tìm việc làm ổn định sau khi ra trường là con đường được lập trình sẵn trong cuộc đời của đại đa số người trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ thời gian, nền tảng kiến thức cũng như điều kiện kinh tế để theo đuổi giấc mơ đại học. Vì lẽ đó, các trường dạy nghề đã ra đời và ngày càng mở rộng về quy mô, chất lượng.

“Trường nghề (Cao đẳng nghề & Trung cấp nghề) là hình thức đào tạo chính quy với mục đích đào tạo nghề nghiệp dành cho những học viên.”

Những học viên đó có thể là người không thi đỗ đại học, không có điều kiện học đại học hoặc không phù hợp với chương trình đào tạo đại học, mong muốn có nghề trong tay để tìm việc làm và tạo nên thu nhập, ổn định cuộc sống.

Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề thuộc bậc giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống trường nghề do Tổng cục Dạy nghề – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý. Vì thời gian đào tạo ngắn hơn nhiều so với bậc đại học, các trường nghề thường tập trung đào tạo chuyên sâu về kỹ năng nghề và đặc biệt chú trọng khâu thực hành để học viên có thể nhanh chóng nắm vững các kỹ năng và có thể làm nghề sau khi tốt nghiệp.

Xem Thêm : Việc Làm Kỹ Sư Cầu Nối Tiếng Nhật BrSe

Hiện nay, các cơ sở đào tạo nghề có thể thuộc hệ công lập, cũng có thể là trường tư thục và bằng tốt nghiệp của cả 2 cơ sở này đều được công nhận trên toàn quốc. Sở hữu tấm bằng tốt nghiệp trường nghề bạn có thể ứng tuyển vào những vị trí yêu cầu tay nghề và không yêu cầu cao về trình độ học vấn.

Có 4 trường hợp không được đăng ký học nghề như sau:

  • Không thuộc diện đối tượng tuyển sinh;
  • Đang bị truy tố hoặc đang trong thời kỳ chờ xét xử hoặc thi hành án hình sự;
  • Vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự;
  • Bị tước quyền đăng ký học nghề hoặc bị kỷ luật, buộc thôi học chưa đủ một năm.
Trường nghề là gì

Khác biệt giữa trường đại học và trường nghề là gì?

Điều kiện tuyển sinh

  • Đại học: để trở thành sinh viên đại học, bạn cần phải tốt nghiệp THPT và vượt qua kỳ thi tuyển sinh đại học vô cùng khó khăn. Khi đáp ứng được yêu cầu về số điểm thi của ngành học và trường học mà bạn đăng ký thì bạn mới chính thức trở thành một sinh viên đại học.
  • Trường nghề: học viên chỉ cần hoàn thành chương trình trung học cơ sở thì đã có thể đăng ký học trung cấp nghề mà không cần trải qua kỳ thi đầu vào nào cả.

Chương trình đào tạo

  • Đại học: Phần lớn các trường đại học tại Việt Nam đều nặng về lý thuyết, ít thực hành, lượng kiến thức được giảng dạy trên giảng đường không những lớn mà còn rất khô khan, khiến sinh viên thiếu hứng thú trong quá trình học tập. Chưa kể việc không được thực hành nhiều khiến phần lớn sinh viên thiếu kỹ năng và lúng túng khi ứng dụng vào thực tiễn.
  • Trường nghề: vì ưu tiên trau dồi kỹ năng thực tế cho học viên nên thời lượng của các tiết thực hành chiếm hơn 70% toàn bộ chương trình đào tạo tại trường nghề. Học viên sẽ thường xuyên được tiếp xúc với các máy móc, thiết bị, công nghệ và kỹ thuật hiện đại, nhờ vậy mà ngay sau khi ra trường, học viên đã thành thạo các kỹ năng chuyên môn và có khả năng ứng dụng vào thực tiễn công việc ngay lập tức. Đó là lí do mà nhiều người tìm hiểu trường nghề là gì và có mong muốn được học tập ở môi trường này.

Thời gian đào tạo & học phí

  • Đại học: Thời gian đào tạo thường kéo dài từ 4 năm trở lên. Riêng các trường Y, Dược thời gian đào tạo còn lên đến 6 năm. Học phí trung bình tại các trường đại học ở Việt Nam dao động từ 12-20 triệu đồng/ năm chưa kể các chi phí sinh hoạt khác, kết hợp với thời gian đào tạo dài hạn đã đẩy chi phí lên một con số không nhỏ và trở thành gánh nặng đối với nhiều gia đình.
  • Trường nghề: tuỳ thuộc vào loại hình đào tạo Cao đẳng hay Trung cấp, học viên chỉ mất từ 2 – 3 năm để hoàn thành chương trình đào tạo và được cấp chứng chỉ nghề. Nhờ thời gian đào tạo ngắn nên học viên có thể tiết kiệm được chi phí học tập.

Cơ hội việc làm

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lao động tay nghề cao đang vô cùng lớn, vì vậy cơ hội nghề nghiệp dành cho các học viên trường nghề cũng rất phong phú. Bên cạnh đó, các công ty, các doanh nghiệp hiện tại cũng dần đòi hỏi kỹ năng chuyên môn nhiều hơn là bằng cấp, học vị.

Trong khi đó, kỹ năng chuyên môn có được từ chương trình đào tạo chú trọng thực hành đã giúp học viên nắm vững căn bản và đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Có thể khẳng định, cơ hội nghề nghiệp dành cho học viên trường nghề hoàn toàn không thua kém so với cử nhân đại học.

Thu nhập

Ngày xưa, tấm bằng đại học có thể là tấm thẻ thông hành cho các bạn trẻ trên con đường thăng tiến sự nghiệp, khẳng định bản thân và có được mức thu nhập mơ ước. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nhu cầu của thị trường lao động đã có sự thay đổi, việc trả lương hay các phúc lợi đã không còn dựa trên bằng cấp, học vị nữa mà dựa trên năng lực và yêu cầu của công việc. Nếu bạn có bằng cấp cao nhưng kỹ năng nghề nghiệp hạn chế thì mức lương bạn nhận được sẽ thấp hơn so với những người có tay nghề, kỹ năng chuyên môn vững vàng mà không có bằng cấp cao.

Mức lương trung bình của sinh viên đại học mới ra trường và sinh viên trường nghề không có nhiều sự chênh lệch. Vì lẽ đó, rèn luyện kĩ năng, tay nghề mới thực sự là yêu cầu quan trọng nhất trên thị trường lao động hiện nay.

Như vậy, bài viết hôm nay đã giải đáp thắc mắc trường nghề là gì và phân tích những điểm khác biệt giữa đại học và trường nghề. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã đưa ra những nhận định đúng đắn và tự mình định hướng con đường tương lai phù hợp dàng cho bản thân. Dù lựa chọn của bạn là gì thì hãy luôn kiên định theo đuổi và nỗ lực hết mình nhé!

Trang Đoàn

Back to top button
Stick War Legacy hack | Minecraft 1.20 | FB88 | Luck8 | Luck8