Hỏi đáp

Mangan là gì? Vai trò của mangan đối với cơ thể

Mangan là một chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu rất quan trọng đối với một số chức năng trong cơ thể của chúng ta nhưng không phải ai cũng biết rõ về nó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được mangan là gì, vai trò của mangan đối với cơ thể.

Các nguyên tố vi lượng tuy chỉ cần bổ sung một lượng nhỏ trong mỗi bữa ăn, nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng đến sức khỏe của bạn, một trong số đó là mangan – một chất rất cần thiết cho nhiều hoạt động sống hằng ngày của chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu mangan là gì, vai trò của mangan đối với cơ thể và các loại thực phẩm chứa nhiều mangan.

1Mangan là gì?

Mangan là nguyên tố vi lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể

Mangan là một nguyên tố tự nhiên và là một chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cơ thể cần với một lượng nhỏ.

Mangan có chức năng chủ yếu như một coenzyme trong một số quá trình sinh học như chuyển hóa chất dinh dưỡng đa lượng, hình thành xương, thanh thải amoniac và tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh. Nó là một thành phần quan trọng trong hàng chục loại protein và enzym, và được tìm thấy trong tất cả các mô.

Mặc dù cần thiết cho sự sống nhưng mangan dư thừa sẽ gây độc. Do đó, việc duy trì mức mangan nội bào thích hợp là rất quan trọng.

2Vai trò của mangan

Mangan giúp cho xương chắc khỏe

Mangan giúp hỗ trợ mật độ khoáng chất của xương

Mangan cần thiết cho sức khỏe của xương, bao gồm cả sự phát triển và duy trì xương

Các nghiên cứu về yếu tố nguy cơ gây loãng xương đã chỉ ra rằng khoảng 50% phụ nữ sau mãn kinh và 25% nam giới từ 50 tuổi trở lên sẽ bị gãy xương do loãng xương [1].

Khi kết hợp với các chất dinh dưỡng canxi, kẽm và đồng, mangan hỗ trợ mật độ khoáng chất của xương. Điều này đặc biệt quan trọng ở người lớn tuổi.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khác về ảnh hưởng khi bổ sung canxi và vitamin D đến mật độ khoáng của xương cho thấy rằng các chất bổ sung chỉ chứa canxi và vitamin D cũng có tác dụng tương tự. Vì vậy, vai trò của mangan đối với sức khỏe của xương vẫn đang được nghiên cứu [2].

Mangan giúp làm giảm viêm và giảm nguy cơ bệnh tật

Mangan quan trọng trong việc hình thành và hoạt động của chất chống oxy hóa

Mangan là một phần của enzym chống oxy hóa superoxide dismutase (SOD), được cho là một trong những chất chống oxy hóa quan trọng nhất trong cơ thể.

SOD đặc biệt giúp chống lại các tác động tiêu cực của các gốc tự do là những phân tử có thể gây ra thiệt hại cho các tế bào trong cơ thể, góp phần gây ra lão hóa, bệnh tim và một số bệnh ung thư bằng cách chuyển đổi superoxide – một trong những gốc tự do nguy hiểm nhất thành các phân tử nhỏ hơn và không làm hỏng tế bào của cơ thể.

Do đó, các nhà nghiên cứu đề xuất rằng việc hấp thụ hợp lý các chất dinh dưỡng chống oxy hóa như mangan có thể làm giảm sự tạo ra các gốc tự do và cải thiện tình trạng chống oxy hóa ở những người mắc bệnh

Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy rằng SOD có khả năng hữu ích như một tác nhân điều trị cho các rối loạn viêm.

Bằng việc kết hợp mangan với glucosamine và chondroitin có thể làm giảm đau nhức xương khớp do tình trạng viêm màng bên trong khớp gây ra. Tuy nhiên liệu pháp trên chỉ có tác dụng đối với những người bị viêm xương khớp nhẹ.

Mangan giúp điều chỉnh lượng đường trong máu

Mangan giúp ổn định lượng đường trong máu

Mangan dường như đóng một vai trò trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu.

Theo một nghiên cứu về hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong máu của bệnh nhân đái tháo đường đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường có nồng độ mangan trong máu và lượng enzym chống oxy hóa mangan superoxide dismutase (MnSOD) trong cơ thể thấp hơn mức bình thường.

Ngoài ra, mangan tập trung nhiều trong tuyến tụy. Nó tham gia vào quá trình sản xuất insulin, loại bỏ đường khỏi máu. Do đó, mangan có thể góp phần vào việc tiết insulin thích hợp và giúp ổn định lượng đường trong máu.

Tuy vậy các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng xác định xem mức độ mangan thấp có góp phần phát triển bệnh tiểu đường hay tình trạng bệnh tiểu đường khiến lượng mangan giảm xuống.

Mangan giúp não khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc đột quỵ

Mangan làm giảm nguy cơ mắc phải đột quỵ, động kinh

Mangan cần thiết cho chức năng não khỏe mạnh và thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn thần kinh.

Các đặc tính chống oxy hóa của mangan giúp bảo vệ chống lại các gốc tự do có thể gây hại cho các tế bào não trong con đường thần kinh.

Ngoài ra mangan có thể liên kết với các chất dẫn truyền thần kinh và kích thích sự chuyển động nhanh hơn hoặc hiệu quả hơn của các xung điện khắp cơ thể, giúp cho chức năng não có thể được cải thiện.

Bên cạnh đó mangan còn được biết đến là một chất làm giãn mạch, giúp mở rộng các tĩnh mạch để đưa máu đến các mô như não một cách hiệu quả. Mức mangan thích hợp trong cơ thể có thể giúp tăng lưu lượng máu và giảm nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe như đột quỵ, động kinh.

Mangan làm tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể

Mangan đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng

Mangan kích hoạt nhiều enzym trong quá trình trao đổi chất, giúp tiêu hóa, sử dụng protein và axit amin, cũng như chuyển hóa cholesterol và carbohydrate.

Ngoài ra, nó hoạt động như một đồng nhân tố trong việc phát triển, sinh sản, sản xuất năng lượng, phản ứng miễn dịch, điều hòa hoạt động của não và tham gia vào hàng loạt các quá trình hóa học trong cơ thể.

Mangan có thể làm giảm triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Mangan làm giảm triệu chứng đau đớn trong kì kinh nguyệt

Khi kết hợp với canxi, mangan có thể hoạt động như một phương thuốc tự nhiên để giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt bao gồm lo lắng , chuột rút, đau đớn, thay đổi tâm trạng và thậm chí trầm cảm.

Một phân tích về ảnh hường của canxi và mangan trong chế độ ăn uống với những triệu chứng trong chu kì kinh nguyệt trên 10 phụ nữ cho thấy những người có nồng độ mangan trong máu thấp gặp nhiều đau đớn hơn và các triệu chứng liên quan đến tâm trạng trong thời kỳ tiền kinh nguyệt bất kể lượng canxi được cung cấp [3].

Mangan đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của tuyến giáp

Mangan cần thiết cho việc sản xuất thyroxine và sức khỏe và hoạt động bình thường của tuyến giáp.

Mangan đóng một vai trò trong việc sản xuất thyroxine là một hormone quan trọng đối với chức năng bình thường của tuyến giáp, giúp cơ thể duy trì cảm giác thèm ăn, chuyển hóa, cân nặng làm tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan khác.

Sự thiếu hụt mangan có thể gây ra hoặc góp phần vào tình trạng suy giáp, làm tăng cân và mất cân bằng hormone.

Mangan giúp chữa lành vết thương

Mangan giúp chữa lành vết thương bằng cách hình thành collagen trong tế bào da

Các khoáng chất vi lượng, chẳng hạn như mangan, rất quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương.

Mangan cần thiết để sản xuất axit amin proline – chất cần thiết cho sự hình thành collagenchữa lành vết thương trong tế bào da của con người.

Nghiên cứu quan sát việc điều trị vết thương cho thấy bôi các loại kem có chứa mangan, canxi và kẽm lên vết thương mãn tính trong 12 tuần có thể cải thiện việc chữa lành [4].

3Những loại thực phẩm giàu mangan

Mangan có trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên

Giống như bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác, mangan rất quan trọng cho sức khỏe, nhận được đủ lượng mangan cần thiết sẽ đảm bảo cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Ngoài việc bổ sung mangan bằng các loại thuốc, vitamin thích hợp khi cần thì thông qua các bữa ăn hằng ngày thực phẩm cũng giúp cơ thể bổ sung mangan một cách an toàn.

Những thực phẩm giàu mangan bao gồm các loại sau: yến mạch, lúa mì, đậu nành, đậu xanh, đậu gà, tỏi, gạo lức, dứa, đậu phụ, quả mâm xôi, ngô, củ cải xanh, chuối, dâu tây

Lưu ý là các thực phẩm hoặc chất bổ sung sắt làm giảm sự hấp thụ mangan, phốt pho và canxi cũng có thể làm giảm khả năng giữ lại mangan, nhưng với lượng thấp hơn so với sắt.

Bổ sung đầy đủ mangan rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, nhưng không nên dùng nhiều hơn mức cần thiết, vì nó được coi là một kim loại nặng và tiêu thụ quá mức có thể gây nguy hiểm.

Hy vọng bài viết trên bạn đã giúp bạn hiểu được mangan là gì và vai trò quan trọng của mangan trong các hoạt động sống của cơ thể. Hãy bổ sung mangan bằng những thực phẩm hằng ngày để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình bạn nhé!

Nguồn: healthline, pubmed, stylecraze

Có thể bạn quan tâm: Thiếu mangan: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Back to top button