Hỏi đáp

GIÁO ÁN ÂM NHẠC: Hát vận động “Lý cây bông” dân ca nam bộ

Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ

Hoạt động: Âm nhạc

Chủ đề: Thế giới thực vật

Đề tài: Hát vận động “Lý cây bông” dân ca nam bộ

Nghe hát: “Hoa thơm bướm lượn”, DCQH Bắc Ninh

Đối tượng: Trẻ 5 – 6 tuổi

Giáo viên: Nguyễn Hồng Thái

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức:

– Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hát đúng giai điệu.

– Vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát, hiểu nội dung bài hát.

2. Kỹ năng:

– Phát triển kỹ năng nghe nhạc, cảm thụ âm nhạc ở trẻ.

– Rèn kỹ năng múa hát vận động, rèn sự mềm dẻo của đôi bàn tay.

3. Thái độ:

– Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, thích nghe cô hát.

– Biết yêu cái đẹp, giữ gìn và bảo tồn các di sản văn hóa của quê hương.

II. CHUẨN BỊ.

1. Đồ dùng của cô:

– Giáo án điện tử có nội dung bài dạy, mũ múa, xắc xô, phách tre, nơ tay, nhạc bài hát “Lý cây bông, Hoa thơm bướm lượn”, sân khấu múa bóng.

2. Đồ dùng của trẻ:

– Trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái.

III. CÁCH TIẾN HÀNH.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức (2-3 phút)

– Giới thiệu chương trình “Bé yêu âm nhạc”.

– Giới thiệu người dự.

– Giới thiệu 3 đội chơi.

+ Đội hoa hồng

+ Đội hoa cúc

+ Đội hoa sen

– Giới thiệu người dẫn chương trình.

Chương trình gồm 3 phần:

+ Phần 1: Thử tài bé yêu

+ Phần 2: Tài năng âm nhạc

+ Phần 3: Qùa tặng âm nhạc

2. Nội dung (25-26 phút)

* Hoạt động 1: “Thử tài bé yêu”

Ở phần thứ nhất BTC có đưa ra giai điệu của một bản nhạc, nhiệm vụ của 3 đội chơi lắng nghe giai điệu và đoán xem đó là giai điệu của bài hát gì?

– Cho trẻ nghe giai điệu và nói tên bài hát.

– Cô khái quát lại tên bài, tên tác giả.

* Hoạt động 2: “Tài năng âm nhạc”

Mời 3 đội cùng đến với phần thứ 2 của chương trình mang tên “Tài năng âm nhạc”.

Trong phần thi này BTC yêu cầu 3 đội chơi cùng thể hiện tài năng ca hát vận động của mình qua bài hát “Lý cây bông”, dân ca Nam Bộ, bằng nhiều cách khác nhau.

-Mời trẻ hát cùng cô.

– Đàm thoại: Các con vừa hát bài hát gì? Dân ca nào?

+ Trong bài hát có nhắc tới cái gì?

+ Đó là những hoa gì?

* Giảng ND: Bài hát lý cây bông dân ca nam bộ nói về các loài hoa đặc trưng ở Miền Nam đất nước Việt Nam chúng mình đấy. Như hoa lê, hoa lựu, và rất nhiều các loài hoa khác. Mỗi một loài hoa lại có một vẻ đẹp khác nhau và các bạn nhỏ ở Miền Nam rất tự hào khi giới thiệu về vẻ đẹp mùa xuân của quê hương. Và từ “bông” ở Miền Nam chính là bông hoa đấy các con ạ.

– Mời trẻ chơi trò chơi:

+ Hát nối tiếp.

+ Giọng hát to, giọng hát nhỏ.

– Cho trẻ hát và gõ đệm theo nhịp bằng dụng cụ âm nhạc (2 lần).

– Bài hát còn hay hơn nữa khi kết hợp hát và vận động minh họa theo lời bài hát nữa đấy.Và để vận động đúng và đẹp cô mời các con chúng mình hãy cùng nhau hát thật to để cổ vũ cho cô Thái và xem cô Thái vận động một lần trước nhé.

– Lần 1: Cô múa.

– Lần 2: Mời cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ lên thể hiện.

– Để thể hiện tinh thần đoàn kết mời 3 đội chơi cùng đứng thành vòng tròn để biểu diễn nào.

* Hoạt động 3: “Quà tặng âm nhạc”

Đến với chương trình “Bé yêu âm nhạc” hôm nay cô Thái cũng có món quà âm nhạc muốn gửi tặng 3 đội chơi. Đó chính là bài hát “Hoa thơm bướm lượn”, dân ca quan họ Bắc Ninh.

– Cô hát lần 1: Đàm thoại với trẻ tên bài, tên tác giả.

* Giảng ND:

Bài hát ca ngợi vẻ đẹp của quê hương Bắc Ninh với những vườn hoa đẹp nhiều màu sắc, luôn cuốn hút những đàn bướm bay đến lượn tung tăng xung quanh những bông hoa. Các con có yêu quê hương Bắc Ninh của chúng mình không? Cô Thái cũng rất yêu quê hương Bắc Ninh đấy. Các con ạ! có rất nhiều các loại hình nghệ thuật để cho bài hát hay hơn, nhiều người yêu thích hơn. Và một trong những loại hình nghệ thuật rất mới mà cô yêu thích đó là nghệ thuật múa bóng đấy các con ạ. Bây giờ cô mời các con chúng mình cùng đón xem cô Thái thể hiện múa bóng nhé.

– Lần 2: Cô múa bóng.

3. Kết thúc (1-2 phút)

– Cô nhận xét tuyên dương, khen ngợi trẻ.

– Cho trẻ ra ngoài dạo chơi.

– Trẻ lắng nghe.

– Trẻ chú ý lắng nghe.

– Trẻ lắng nghe.

– Trẻ lắng nghe.

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ lắng nghe và trả lời.

– Trẻ lắng nghe.

– Trẻ chú ý lắng nghe.

– Trẻ hát cùng cô.

– Trẻ trả lời.

– Trẻ trả lời.

-Trẻ chú ý lắng nghe.

– Trẻ chơi cùng cô.

– Trẻ chơi cùng cô

– Trẻ thực hiện.

– Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát.

– Trẻ thực hiện.

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ trả lời.

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ quan sát theo dõi.

– Trẻ lắng nghe.

– Trẻ ra ngoài cùng cô.

Back to top button