Lịch sử

Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 – 1939)

(trang 99 sgk Lịch Sử 8): Kể tên những phong trào đấu tranh của các nước châu Á.

Trả lời:

Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển rộng khắp toàn châu Á, trong đó có những nước và khu vực diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ như Trung Quốc, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì, Ấn Độ, Đông Nam Á,…

(trang 100 sgk Lịch Sử 8): Em hãy nêu những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trả lời:

– Giai cấp công nhân đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập và ở một số nước công nhân đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng.

– Sau chiến tranh, nhiều đảng Cộng sản ở các nước châu Á cũng được thành lập như Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a, đảng Cộng sản của các nước Đông Nam Á…

(trang 100 sgk Lịch Sử 8): Theo em, khẩu hiệu đấu tranh của Phong trào Ngũ tứ có điều gì mới so với khẩu hiệu “Đánh đổ Mãn Thanh” trong Cách mạng Tân Hợi (1911)?

Trả lời:

Khẩu hiệu thời kì Ngũ tứ vừa mang tính chất chống đế quốc, vừa mang tính chất chống phong kiến, so với cách mạng Tân Hợi 1911, phong trào Ngũ tứ có tiến bộ hơn cì cách mạng Tân Hợi trước đó chỉ dừng lại ở tính chất phong kiến “Đánh đổ Mãn Thanh”. Phong trào Ngũ tứ tạo điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc (7-1921).

(trang 101 sgk Lịch Sử 8): Sự thành lập các đảng cộng sản có tác động như thế nào đối với phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á?

Trả lời:

Từ khi thành lập, các đảng cộng sản lôn kè vai sát cánh cùng các nước Đông Nam Á, lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập. Phong trào công nông, phong trào yêu nước ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nổi bật nhất là các cuộc khởi nghĩa Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (1926-1927) ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) ở Việt Nam…

(trang 102 sgk Lịch Sử 8): Vào đầu thế kỉ XX, phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á có điểm gì mới ?

Trả lời:

– Nếu như trước đây mới chỉ xuất hiện các nhóm, phái hặc các hội do những nhà yêu nước sáng lập, thì đến giai đoạn này xuất hiện các chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện, phong trài đấu tranh chống thực dân Anh đòi tự do ở Mã Lai..

(trang 102 sgk Lịch Sử 8): Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở các nước Đông Dương?

Trả lời:

– Phong trào diễn ra dưới nhiều hình thức.

– Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương) thành lập và lãnh đạo phong trào.

– Bước đầu có sự liên minh chống đế quốc của 3 nước.

(trang 103 sgk Lịch Sử 8): Phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a diễn ra như thế nào ?

Trả lời:

– In-đô-nê-xi-a bị thực dân Hà Lan xâm lược đô hộ. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở nước này diễn ra rất sôi nổi, mạnh mẽ.

– Trong nhiều năm, nhất là những năm 1926-1927, khởi nghĩa đã bùng nổ ở các đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra. Tất cả những cuộc khởi nghĩa này đều do Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (ra đời tháng 5-1920) lãnh đạo.

– Tuy nhiên, do những sai lầm về đường lối mà các cuộc khởi nghĩa diễn ra trong những năm 1926-1927 đã thất bại và bị khủng bố, quần chúng nhân dân đã ngả theo phong trào dân tộc tư sản do Xu-các-nô – lãnh tụ của Đảng Quốc dân lãnh đạo.

Tham khảo các bài giải Lịch Sử 8 Bài 20 khác:

  • Trả lời câu hỏi Bài 20Kể tên những phong trào đấu tranh …

  • Bài 1 (trang 103 sgk Lịch Sử 8): Vì sao chiến tranh …

  • Bài 2 (trang 103 sgk Lịch Sử 8): Cách mạng Trung Quốc …

  • Bài 3 (trang 103 sgk Lịch Sử 8): Em có nhận xét gì …

  • Bài 4 (trang 103 sgk Lịch Sử 8): Lập bảng thống kê …

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 8 khác:

  • Giải bài tập Lịch Sử 8 (ngắn nhất)
  • Lý thuyết & 300 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 8 có đáp án
  • Giải Tập bản đồ Lịch Sử 8
  • Giải vở bài tập Lịch Sử 8
  • Giải sách bài tập Lịch Sử 8
  • Top 32 Đề thi Lịch Sử 8 có đáp án

Săn SALE shopee tháng 11:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
Back to top button