Hỏi đáp

Vì sao gọi là kim cương máu? – JEMMIA DIAMOND

Tên gọi kim cương máu phản ánh bản chất nhuốm máu trong mỗi viên kim cương khi khai thác bất hợp pháp. Hành vi đó đã đưa ra thị trường những viên kim cương không được kiểm định, không đạt chuẩn. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy, vấn đề bất ổn cho thị trường kim cương toàn cầu.

Vì sao gọi là kim cương máu?

Kim cương máu là tên gọi vừa trừu tượng. Hãy hữu hình với những viên kim cương có được từ xung đột, giao tranh và chưa qua kiểm định.

Kim cương máu

Kim cương tự nhiên đúng như tên gọi của nó – tồn tại ngoài tự nhiên. Không phải vùng đất nào cũng có kim cương, nhưng tập trung nhiều nhất là ở Châu Phi. Nghèo đói, thiếu tiến bộ và lỏng lẻo trong quản lý. Điều này đã tạo cơ hội cho những tên khai thác lậu lộng lành.

Kim cương máu

Nhưng vì không được quản lý, nên xung đột và giao tranh diễn ra liên miên. Để có được viên kim cương không biết phải đánh đổi bao nhiêu mồ hôi sương máu của những ngưởi lao động cực khổ. Sự hữu hình của tên gọi kim cương máu cũng từ đó mà ra, mà tạo nên ám ảnh.

Ảnh hưởng mà kim cương máu mang lại

Những tệ nạn lao động như bóc lột sức lao động, lao động trẻ em, lạm dụng tình dục… là hệ quả tất yếu. Xem tính mạng con người là cỏ rác, không quan trọng bằng thành quả là những viên kim cương. Có những người từ vùng đất kim cương máu trở về, thân thể không còn vẹn nguyên vì tàn tật. Những đôi bàn tay đen sạm, chai lì vì đất đá khoáng sản hằn theo năm tháng.

Kim cương máu

Một vấn đề khác của kim cương máu, đó chính là việc không thể kiểm soát. Điều này khiến tài nguyên quốc gia thì cạn kiệt. Nhưng lợi nhuận thu lại là không bao nhiêu. Kim cương máu không được kiểm định, tuồn vào thị trường tạo nên những bất ổn về chất lượng lẫn kinh tế.

Tại sao kim cương máu lại tạo nên những bất ổn cho thị trường kim cương tự nhiên

Kim cương máu tạo nên bất ổn cho thị trường kim cương tự nhiên ở 2 khía cạnh. Một là thuế, và hai là chất lượng.

Ở khía cạnh thuế, đây là nguồn thu chủ yếu của các quốc gia, phản ánh độ lớn của một thị trường nhất định. Khi giao thương kim cương thông qua con đường ấy, quốc gia sở hữu sẽ nhận lại một giá trị tương ứng. Nhưng khi giao thương chui lủi, buôn lậu, thì lợi nhuận thu lại sẽ đổ vào tay của những con buôn. Các quốc gia vừa không nhận được gì, lại hao người, hao tài nguyên khoáng sản.

Kim cương máu

Ở khía cạnh chất lượng, kim cương xuất ra thị trường đều cần phải thông qua một tiêu chuẩn, đó là GIA. Đây là tiêu chuẩn kiểm định chất lượng kim cương tự nhiên. Một viên kim cương đạt chuẩn GIA, tức rằng chất lượng của nó đủ đảm bảo để lưu thông trên thị trường. Khi ấy, việc chế tác thành viên kim cương khác, sẽ hoàn chỉnh và tinh xảo hơn; và sử dụng theo năm tháng thì cũng bền bỉ và ít lỗi hơn.

Kim cương máu

Với khía cạnh đầu tiên là tính vĩ mô, còn với khía cạnh sau chính là điều vi mô – gần gũi hơn với chúng ta. Lựa chọn, sử dụng một viên kim cương máu, tức rằng ta đang đánh đu với chất lượng. Kim cương tuy có những đặc tính về sự bền bỉ lẫn chất lượng. Nhưng không phải rằng nó là bất biến và đồng nhất giữa sản phẩm. Bởi nếu thế thì đã không có thêm những chuẩn kiểm định đi kèm. Do thế, kim cương máu rõ ràng tạo nên những bất ổn. Những hệ lụy không đáng có cho thị trường kim cương tự nhiên.

Những xung đột, giao tranh vì kim cương máu

Trong tiến trình lịch sử, đã diễn ra nhiều cuộc giao tranh đẫm máu xoay quanh kim cương máu. Dưới đây là 3 cuộc chiến tiêu biểu, chứng tích cho sự đẫm máu của lựa chọn này.

Cuộc chiến ở Angola giai đoạn 1961 – 2002

Cuộc chiến diễn ra trong bối cảnh Angola đang nội chiến, sự phân tán lực lượng hành pháp khiến các phiến quân nổi dậy. Tiêu biểu chính là đạo quân UNITA cùng liên minh Phong trào nhân dân Giải phóng Angola (MPLA), Mặt trận Giải phóng của Enclave Cabinda (FLEC).

Cuộc chiến này đã khiến ít nhất nửa triệu người thiệt mạng, và hàng ngày người khác chịu thương vong. Phải đến 1998, khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp lệnh trừng phạt thì cuộc chiến mới dần chấm dứt.

Kim cương máu ở Cộng hòa Congo (DRC) giai đoạn 1998 – 2003

Trong lịch sử, đây là cuộc nội chiến vũ trang lớn nhất châu Phi với sự tham gia của 9 nước và 20 nhóm vũ trang. Cuộc chiến này gây nên cái chết cho gần 4 triệu người, và đẩy hàng triệu người khác thành dân tị nạn. Mục tiêu của cuộc nội chiến là giành quyền kiểm soát các mỏ kim khai thác kim cương lớn.

Kim cương máu

Các nhóm vũ trang, phiến quân nhận tài trợ của các nước láng giềng để thực hiện giao tranh. Vào giai đoạn thành công nhất, nhóm này giành được quyền kiểm soát được vùng Đông Bắc, nhưng rồi cũng bị đánh bật ra. Khác với cuộc nội chiến ở trên, cuộc nội chiến ở Congo vì kim cương chưa bao giờ được áp lệnh trừng phạt.

Nội chiến Sierra Leone giai đoạn 1991 – 2002

Cuộc nội chiến bắt đầu diễn ra từ 1991 và kéo dài suốt 11 năm tại Sierra. Có hơn nửa triệu người phải chết khi Mặt trận thống nhất Cách mạng (RUF) tiến hành lật đổ chính quyền Joseph Momoh. Và một số lượng lớn dân thường chịu cảnh hãm hiếp, bắt bớ, tra tấn vì làm việc tại các mỏ khai thác.

Kim cương máu

Trong giai đoạn đó, các mỏ khai thác kim cương trở thành miếng mồi ngon để giành quyền kiểm soát. Chính điều này khiến nhiều người đặt nghi vấn, liệu mục tiêu của nội chiến là vì kim cương máu – thay vì chính quyền. Khi RUF lên nắm quyền kiểm soát ở phía Đông Nam Sierra. Thì một lượng lớn kim cương đã được khai thác. Làm lộ rõ nghi vấn và chủ đích của cuộc nội chiến này.

Tác động đến thiên nhiên, môi trường của kim cương máu

Kim cương máu làm cằn cỗi, xói mòn đất đai và tạo nên những vụ sạt lở. Môi trường theo đó cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Kim cương máu thúc đẩy các doanh nghiệp khai thác tận diệt, triệt để trên một vùng đất nhất định. Điều này không đi liền với việc gia cố, bảo vệ môi trường xung quanh. Nên đất đai, nguồn nước theo đó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và tác động xấu đến con người. Nhiều báo cáo chỉ ra rằng, nguồn nước, thảm thực vật quanh những khu vực khai thác kim cương trái phép chịu ô nhiễm trầm trọng, không gì sống sót được.

Kim cương máu

Địa hình dốc của các mỏ khai thác kim cương cũng tiềm ẩn sự sạt lở khi không được gia cố kỹ càng. Nhiều vụ ngập lụt, sạt lở đất gây thương vong cho nhiều công nhân khai thác kim cương trong thời gian qua là minh chứng tiêu biểu.

Khi Đánh giá tác động môi trường bị bỏ qua, những kẻ buôn lậu bất chấp mọi thủ đoạn để khai thác. Điều này trực tiếp tàn phá đến môi trường. Tạo nên những bất ổn về lâu về dài cho những người dân sống ở đó. Kim cương máu vốn dĩ đã không là lựa chọn công việc tốt với họ. Thì môi trường sống cũng phải chịu ảnh hưởng, hệ lụy tương tự.

Trách nhiệm, đạo đức tiêu dùng đẩy lùi kim cương máu

So về giá thành để tiếp cận, kim cương máu có giá rẻ hơn rất nhiều kim cương bán chính ngạch và có kiểm định. Nhưng so về tiêu chuẩn đạo đức, có một khoảng cách còn lớn hơn cả giá thành giữa hai lựa chọn này. Đó là sự phi đạo đức, và có đạo đức khi tiêu dùng.

Lựa chọn kim cương tự nhiên có kiểm định GIA. Tức là lựa chọn những viên kim cương được khai thác, sản xuất một cách minh bạch. Điều này, vừa tạo ra những cơ hội việc làm đảm bảo tiêu chuẩn; lại khiến các doanh nghiệp ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.

Kim cương máu

Kim cương có kiểm định GIA, cũng là lựa chọn đầy tính ổn định và an toàn cho người dùng. Lựa chọn này giúp những món đồ trang sức được bền bỉ theo năm tháng. Ổn định khi dùng dài lâu. Không gặp phải những trường hợp như nứt mẻ, xỉn màu hay trầy xước theo thời gian.

Tuy rằng lựa chọn này có thể tốn nhiều tiền hơn, khó tiếp cận hơn. Nhưng đó là lựa chọn đúng đắn. Bởi giá trị và chất lượng của kim cương tự nhiên có kiểm định GIA phải là như thế, và nên là như vậy.

Kim cương máu là một góc khuất trong ngành khai thác kim cương. Nó tạo nên những hệ lụy rõ nét cho cộng đồng. Lựa chọn kim cương máu là lựa chọn vô trách nhiệm, và thiếu đi sự ổn định dài lâu. Do thế, gợi ý này không bao giờ được khuyến khích, và người tiêu dùng thông tin không nên chọn.

Hiện nay 2 dòng trang sức phổ biến nhất là trang sức kim cương tự nhiêntrang sức Moissanite. Tùy theo nhu cầu và tình hình kinh tế hiện tại mà bạn có thể chọn trang sức kim cương tự nhiên sang trọng nếu điều kiện khá giả hoặc cân nhắc chọn trang sức Moissanite cũng có những đặc điểm gần như tương đồng với mức giá mềm hơn.

Jemmia Diamond – Trùm kim cương sỉ – 100% kim cương GIA nhập khẩu chưa qua sử dụng

– Nguồn gốc kim cương GIA của Jemmia Diamond rõ nguồn gốc xuất xứ có chứng nhận GIA quốc tế.

– 100% là kim cương mới chưa qua sử dụng. Vì Jemmia Diamond luôn mong muốn mang lại hạnh phúc, sự may mắn và giá trị lớn nhất cho khách hàng khi bán kim cương mới chưa qua sử dụng.

Kim cương giá tốt giá thành siêu hợp lý, ở đâu giá tốt chúng tôi giá tốt hơn.

Xem ngay:

  • Kim cương là tài sản an toàn trong lạm phát
  • Lý do kim cương tăng giá trong khủng hoảng và lạm phát?
  • Mua kim cương tại Jemmia có tốt không?
Back to top button