Hỏi đáp

Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng như thế nào?

Trải qua quá trình xây dựng và chiến đấu, lực lượng Bộ đội biên phòng ngày một lớn mạnh, trưởng thành, phát huy vai trò lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Với những nhiệm vụ và trọng trách to lớn, Bộ đội Biên phòng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh trật tự, chủ quyền, biên giới quốc gia, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đối ngoại. Để quản lý thống nhất các hoạt động Biên phòng một cách hiệu quả, Chính phủ đã xem xét và đưa ra những quy định cụ thể điều chỉnh các nội dung liên quan đến biên phòng và tạo điều kiện để phát triển một cách lớn mạnh. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung về hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng.

Cơ sở pháp lý

– Luật Biên phòng Việt Nam số 66/2020/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2020 (Sau đây được gọi là Luật Biên phòng năm 2020).

– Nghị định số 106/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật Biên phòng Việt Nam.

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Bộ đội Biên phòng Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Border Guard) là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới. Bộ Tư lệnh là cơ quan lãnh đạo một tập hợp gồm các đơn vị quân sự hay nhóm binh sĩ. Về mặt hành chính của các lực lượng vũ trang thì lực lượng do một bộ tư lệnh quản lý thường là một bộ phận mang tính chiến lược của lực lượng vũ trang, hay một vùng mang tính chiến lược mà lực lượng vũ trang này hoạt động có vị sĩ quan chỉ huy thường trực tiếp chịu trách nhiệm với chính phủ hay với một vị sĩ quan cao cấp hơn trông coi quân sự của một quốc gia. Một bộ tư lệnh thường được chỉ huy bởi một tư lệnh. Theo đó, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng bao gồm các cơ quan sau:

– Cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Bộ Tham mưu; Cục Chính trị; Cục Trinh sát; Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm; Cục Cửa khẩu; Cục Hậu cần; Cục Kỹ thuật;

– Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Hải đoàn Biên phòng; Lữ đoàn thông tin Biên phòng; Học viện Biên phòng; Trường Cao đẳng Biên phòng; Trường Trung cấp 24 Biên phòng; Trung tâm huấn luyện – cơ động;

– Cơ quan, đơn vị trên có các đơn vị trực thuộc.

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

– Cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Phòng Tham mưu; Phòng Chính trị; Phòng Trinh sát; Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm; Phòng Hậu cần; Phòng Kỹ thuật;

– Các cơ quan này có các đơn vị trực thuộc.

Đồn Biên phòng; Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng; Hải đội Biên phòng

– Đồn Biên phòng gồm: Đội Vũ trang; Đội Vận động quần chúng; Đội Trinh sát; Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm; Đội Kiểm soát hành chính; Đội Tham mưu – Hành chính; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;

– Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu càng gồm: Ban Tham mưu; Ban Chính trị; Ban Trinh sát; Ban Phòng, chống ma túy và tội phạm; Ban Hậu cần – Kỹ thuật; Đội Hành chính; Đội Thủ tục; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;

– Hải đội Biên phòng gồm: Đội Tham mưu – Hành chính; Đội Tuần tra biên phòng.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng

Bộ đội Biên phòng có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

Theo đó, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng.

Thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng

Bộ Quốc phòng là cơ quan tham mưu cho Đảng và Nhà nước về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ; quản lý các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.

Theo đó, việc thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng do Chính phủ quyết định. Việc thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể các cơ quan, đơn vị do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng như thế nào?

Trải qua quá trình xây dựng và chiến đấu, lực lượng Bộ đội biên phòng ngày một lớn mạnh, trưởng thành, phát huy vai trò lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Với những nhiệm vụ và trọng trách to lớn, Bộ đội Biên phòng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh trật tự, chủ quyền, biên giới quốc gia, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đối ngoại. Để quản lý thống nhất các hoạt động Biên phòng một cách hiệu quả, Chính phủ đã xem xét và đưa ra những quy định cụ thể điều chỉnh các nội dung liên quan đến biên phòng và tạo điều kiện để phát triển một cách lớn mạnh. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung về hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng.

Cơ sở pháp lý

– Luật Biên phòng Việt Nam số 66/2020/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2020 (Sau đây được gọi là Luật Biên phòng năm 2020).

– Nghị định số 106/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật Biên phòng Việt Nam.

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Bộ đội Biên phòng Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Border Guard) là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới. Bộ Tư lệnh là cơ quan lãnh đạo một tập hợp gồm các đơn vị quân sự hay nhóm binh sĩ. Về mặt hành chính của các lực lượng vũ trang thì lực lượng do một bộ tư lệnh quản lý thường là một bộ phận mang tính chiến lược của lực lượng vũ trang, hay một vùng mang tính chiến lược mà lực lượng vũ trang này hoạt động có vị sĩ quan chỉ huy thường trực tiếp chịu trách nhiệm với chính phủ hay với một vị sĩ quan cao cấp hơn trông coi quân sự của một quốc gia. Một bộ tư lệnh thường được chỉ huy bởi một tư lệnh. Theo đó, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng bao gồm các cơ quan sau:

– Cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Bộ Tham mưu; Cục Chính trị; Cục Trinh sát; Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm; Cục Cửa khẩu; Cục Hậu cần; Cục Kỹ thuật;

– Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Hải đoàn Biên phòng; Lữ đoàn thông tin Biên phòng; Học viện Biên phòng; Trường Cao đẳng Biên phòng; Trường Trung cấp 24 Biên phòng; Trung tâm huấn luyện – cơ động;

– Cơ quan, đơn vị trên có các đơn vị trực thuộc.

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

– Cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Phòng Tham mưu; Phòng Chính trị; Phòng Trinh sát; Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm; Phòng Hậu cần; Phòng Kỹ thuật;

– Các cơ quan này có các đơn vị trực thuộc.

Đồn Biên phòng; Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng; Hải đội Biên phòng

– Đồn Biên phòng gồm: Đội Vũ trang; Đội Vận động quần chúng; Đội Trinh sát; Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm; Đội Kiểm soát hành chính; Đội Tham mưu – Hành chính; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;

– Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu càng gồm: Ban Tham mưu; Ban Chính trị; Ban Trinh sát; Ban Phòng, chống ma túy và tội phạm; Ban Hậu cần – Kỹ thuật; Đội Hành chính; Đội Thủ tục; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;

– Hải đội Biên phòng gồm: Đội Tham mưu – Hành chính; Đội Tuần tra biên phòng.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng

Bộ đội Biên phòng có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

Theo đó, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng.

Thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng

Bộ Quốc phòng là cơ quan tham mưu cho Đảng và Nhà nước về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ; quản lý các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.

Theo đó, việc thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng do Chính phủ quyết định. Việc thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể các cơ quan, đơn vị do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.

Back to top button