Văn học

Bảng chữ cái tiếng Trung full cho người mới học

Bảng chữ cái tiếng Trung chính là bảng pinyin hay còn gọi là mẫu tự phiên âm tiếng trung hay nói một cách đơn giản đó là một hệ thống ngữ âm tiếng Trung để phát âm và viết các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc.

Có lẽ mỗi chúng ta đều không lạ lẫm gì với những bài học đầu tiên về bảng chữ cái tiếng việt hay tiếng anh. Nhưng liệu chúng ta có biết , đối với các loại chữ tượng hình, tượng thanh như tiếng trung, bảng chữ cái cũng là một phần hết sức quan trọng đối với những người theo học nhất là những người mới tiếp xúc với tiếng trung.

Xuất phát từ sự cần thiết đó, hôm nay học tiếng Trung online Zhong Ruan sẽ giải đáp các thắc mắc về vấn đề bảng chữ cái tiếng trung cho người mới học cũng như cách học bảng chữ cái tiếng trung hiệu quả.

Bảng chữ cái tiếng trung hay còn gọi là mẫu tự phiên âm tiếng trung hay nói một cách đơn giản đó là một hệ thống ngữ âm tiếng Trung để phát âm và viết các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc. Cũng giống như bảng chữ cái trong Tiếng Việt, bảng chữ cái tiếng trung là thành phần cơ bản, cấu tạo nên pinyin tiếng trung ( sự đặc biệt của thể loại chữ hình thanh) cũng như là cấu tạo nên cách phát âm, cách đọc, cách viết các chữ trong tiếng trung.

Khi mới bắt đầu với bảng chữ cái tiếng Trung cho người mới học nên học 2 bảng chữ cái chính là Bảng phiên âm và Bảng các nét cơ bản trong chữ Hán. Trong bài viết này Zhong Ruan cũng hướng dẫn bạn cách đọc, học các chữ cái tiếng Trung.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm tài liệu học tiếng trung cho người mới bắt đầu do Zhong Ruan trực tiếp biên soạn giúp bạn vững kiến thức và thành thạo hơn trong giao tiếp. Bảng pinyin ra đời hỗ trợ rất nhiều cho những người học tiếng Trung, đặc biệt là người nước ngoài. Dưới đây, Trung tâm tiếng Trung Zhong Ruan sẽ hướng dẫn các bạn học bảng chữ cái chi tiết nhất nhé!

1. Bảng chữ cái tiếng Trung phiên âm ( pinyin) gồm vận mẫu, thanh mẫu và thanh điệu

Như chúng ta đã biết, mỗi một chữ Hán đều được phát âm bằng một âm tiết. Để có thể đọc được chữ Hán người ta thường dùng bảng phiên âm. Bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin dựa vào bảng chữ cái tiếng Anh và được phiên âm sang tiếng Trung đấy chính là một cách giải thích rõ ràng nhất về bảng chữ cái tiếng trung và nó bao gồm vận mẫu và thanh mẫu và thanh điệu. Dưới đây, chúng ta sẽ đi sâu hơn và tìm hiểu về các thành phần trong nó.

a. Vận mẫu

Vận mẫu hay còn gọi là nguyên âm, là bộ phận phía sau thanh mẫu, được quy định bởi vị trí cao thấp của lưỡi hoặc độ mở của môi, vị trí trước sau của lưỡi, độ tròn hoặc không của môi. Trong tiếng trung, một âm tiết có thể không có thanh mẫu nhưng không thể không có vận mẫu. Theo như hệ thống ngữ âm Trung Quốc có tất cả 36 nguyên âm, gồm 6 nguyên âm đơn để biểu đạt các nguyên âm tiếng Phổ thông là: a,o,e, i,u, ü, 13 nguyên âm kép, 16 nguyên âm mũi và 1 nguyên âm uốn lưỡi là er. Cụ thể như bảng dưới đây:

uxaess004ece5sce2kdvoiqbs7nn3 olqbluqibwnmfloodxe46t3uljmpnyotwr1blplfhrfneew7gm5hsb36rg4jdmnmybnoyphdgase4t kn2pe3sz634okdvp63xzai1xjb 1

b. Thanh mẫu trong tiếng Trung gồm 26 chữ cái la tinh.

Theo thống kê, thanh mẫu bao gồm 26 chữ cái latinh, dưới đây chính là các thanh mẫu hay còn gọi là bảng mẫu tự phiên âm tiếng Hoa mà chúng tôi đã tổng hợp được:

tsweyryk m3mcdm mf rvdd2htqqp2zsnep5dyobrzvqlr1wy2nwqst ecusb9o8go67f3vd0nd2ncepkdrmvjznbmy1jskm18embbyfxirmimxlat7e iz6rw a92u7ekgm9c s 1

Dựa vào cách phát âm của mỗi thanh mẫu người ta chia thanh mẫu thành các nhóm sau:

Nhóm âm hai môi và răng môi

b Khi phát âm ta sẽ dùng hai môi khép chặt, sau đó hai môi bật mở nhanh để phát luồng hơi ra ngoài, không bật hơi. p Vị trí phát âm của âm này giống như âm “b”, luồng hơi bị lực ép đấy ra ngoài, thường được gọi là âm bật hơi. f Khi phát âm, răng trên tiếp xúc với môi dưới, luống hơi ma sát thoát ra ngoài, đây còn được gọi là âm môi răng. m Khi phát âm, hai môi của chúng ta khép lại, ngạc và lưỡi hạ xuống, luồng không khí theo khoang mũi ra ngoài.

Nhóm âm đầu lưỡi

d Khi phát âm, đầu lưỡi chạm răng trên, khoang miệng trữ hơi sau đó đầu lưỡi hạ thật nhanh để đẩy luồng hơi ra ngoài, đây là âm bật hơi. t Vị trí phát âm của âm này giống như âm “d”, tuy nhiên đây là âm bật hơi nên ta cần đẩy mạnh luồng hơi ra. n Khi phát âm, đầu lưỡi chạm vào lợi trên, ngạc mềm và lưỡi con hạ xuống, khoang mũi nở. l Khi phát âm đầu lưỡi chạm vào lợi trên, so với âm “n” lùi về sau nhiều hơn, luồng hơi theo hai bên đầu lưỡi ra ngoài.

Nhóm âm cuống lưỡi

g Đây là âm không bật hơi, khi phát âm, phần cuống lưỡi nâng sát cao ngạc mềm, sau đó hạ nhanh phần cuống lưỡi xuống để hơi bật ra ngoài một cách nhanh chóng. k Đây là âm bật hơi, khi phát âm, vị trí đặt âm cũng như âm “g”. Khi luồng hơi từ trong khoang miệng bật ra đột ngột, cần đưa hơi thật mạnh. h Khi phát âm, cuống lưỡi tiếp cận với ngạc mềm, luồng hơi từ khoang ma sát đi ra.

Nhóm âm đầu lưỡi trước

z Đây là âm không bật hơi, khi phát âm, đầu lưỡi thẳng, chạm sát vào mặt răng trên, sau đó đầu lưỡi hơi lùi lại để luồng hơi từ khoang miệng ra ngoài. c Đây là âm bật hơi, vị trí đặt âm giống như “z” nhưng cần bật mạnh hơi ra ngoài s Khi phát âm, đầu lưỡi tiếp cận sau răng cửa dưới, luồng hơi từ chỗ mặt lưỡi và răng trên ma sát ra ngoài.

Nhóm âm đầu lưỡi sau

zh Đây là âm không bật hơi. Khi phát âm, đầu lưỡi cong lên, chạm vào ngạc cứng, luồng hơi từ đầu và ngạc cứng mà bật ra ngoài. ch Vị trí đặt âm của âm này giống như âm “zh” nhưng cần bật hơi mạnh ra ngoài. sh Khi phát âm đầu lưỡi sát với ngạc cứng, luồng hơi từ giữa lưỡi và ngạc cứng được đẩy ra ngoài. r Vị trí phát âm của âm này giống âm “sh” nhưng là âm không rung.

Nhóm âm mặt lưỡi

j Đây là âm không bật hơi. Khi phát âm, mặt lưỡi áp sát vào ngạc cứng, đầu lưỡi hạ xuống mặt sau răng dưới, luồng hơi từ khoảng giữa mặt lưỡi đi ra ngoài. q Đây là âm bật hơi, vị trí phát âm giống như âm “j”, tuy nhiên cần bật hơi mạnh ra ngoài. x Khi phát âm mặt lưỡi trên gần với ngạc cứng, luồng hơi từ mặt lưỡi trên ma sát với ngạc cứng và đẩy mạnh ra ngoài.

Ngoài ra còn có hai thanh mẫu yw chính là nguyên âm i và u khi nó đứng đầu câu.

c. Thanh điệu

Thanh điệu là độ cao âm, có khả năng phân biệt nghĩa. Tiếng trung có 4 thanh điệu chính là : m bình ( thanh 1), Dương bình ( thanh 2 ), Thướng thanh ( thanh 3 ), Khứ Thanh ( thanh 4). Bốn ký hiệu thanh điệu đều được viết ngay phía trên nguyên âm chính của vận mẫu. Trên đây là những thành phần có trong bảng chữ cái phiên âm tiếng trung mà bất cứ ai khi tiếp xúc với tiếng trung đều phải học thành thạo bởi nó liên quan phần lớn đến phát âm của người nói tiếng trung.

2. Bảng các nét cơ bản trong tiếng trung, gồm các nét cơ bản và bộ thủ

Nếu bảng chữ cái phiên âm trong tiếng trung liên quan đến cách phát âm thì bảng chữ cái các nét cơ bản trong tiếng trung lại nghiêng về kỹ năng cơ bản trong cách viết tiếng trung cho người học.

a. Các nét cơ bản

Những chữ Hán khác nhau là do những nét chữ có hình dạng khác nhau tạo thành. Có 7 nét cơ bản và các biến thể của chúng. Dưới đây là bảng tổng hợp về các nét cơ bản trong tiếng trung

t4umcsi19f2becj7u j jvflogf7efp4aqwbxz5dg h0pfgdxx58m3sfd6nnmyfhk fsxbmnykxa9rzhsoduhx7dz72 opokyki2bhh733eohguifaernjkuawuc5luewrcmp16q 1

b. Bộ thủ

Một đặc trưng của các loại chữ tượng hình như tiếng trung chính là các bộ thủ. Có thể nói, các bộ thủ là khởi đầu cho việc học từ vựng tiếng trung cũng như việc học viết tiếng trung. Vì vậy, chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với những người mới theo học. Theo thống kê, chữ Hán có 214 bộ thủ, mọi chữ tượng hình của tiếng Hán đều được phân vào các bộ thủ và các từ thuộc cùng một bộ thủ lại được chia theo số nét

Trên đây chính là những vấn đề cơ bản và vô cùng quan trọng đối với người theo học tiếng Trung và theo học bảng các nét cơ bản trong tiếng Trung.

3. Cách học bảng chữ cái tiếng trung hiệu quả.

a. Cách học và đọc bảng chữ phiên âm

Cố gắng luyện đọc khi học bảng chữ cái phiên âm tiếng Trung

Đúng như nhiều nhận định, tiếng Trung là thứ tiếng rất khó để có thể phát âm một cách chuẩn xác. Và việc phát âm đúng hay không sẽ được quyết định khi bạn học phát âm các chữ cái trong bảng phiên âm. Vì vậy, khi mới bắt đầu học tiếng trung và bảng chữ cái phiên âm hãy cố gắng luyện đọc, hãy cố gắng phát âm nhiều lần, cho đến khi nào thật chuẩn, thật sự đạt yêu cầu, tuyệt đối không được lơ là, qua loa việc đọc các chữ cái tiếng trung trong buổi học đầu tiên nhất là đối với những người mới học.

  • Chú ý các âm hay phát âm sai

Đối với rất nhiều người theo học ngoại ngữ, việc phát âm sai là một trong những lỗi sai rất khó để sửa chữa. Vì chúng ta thường rất khó phát hiện lỗi sai của chính mình khi phát âm sai nên rất khó để sửa chữa. Vì vậy, ta luôn phải chú ý phát âm đúng khi học các âm cơ bản và khi nhận ra lỗi sai của mình thì luôn phải chú ý sửa chữa. Không chỉ phải chú ý các âm mà mình hay phát âm sai mà bạn còn luôn phải chú ý các âm mà nhiều người hay sai. Hãy cố gắng tìm ra vấn đề của nó, ghi chú, học lại và luyện đọc đến khi nhuần nhuyễn. Điều đó sẽ giúp chúng ta ghi nhớ sâu sắc hơn các lỗi sai thường gặp để tránh việc lặp đi lặp lại một lỗi phát âm.

  • Thường xuyên nghe nhạc, xem phim tiếng trung

Việc thường xuyên nghe nhạc, xem phim tiếng trung cũng là một cách rất tốt để có thể luyện đọc và giúp cho việc học chữ cái tiếng trung. Vì vậy, thay vì giải trí một cách đơn thuần hay không ngừng trau dồi khả năng phát âm của mình qua việc xem phim, nghe nhạc tiếng trung nhé.

b. Cách học bảng các nét chữ cơ bản

  • Cố gắng luyện viết khi học bảng các nét cơ bản

Không chỉ là phát âm, mà viết tiếng trung cũng là một vấn đề rất khó đối với những người mới học, mới tiếp xúc với tiếng trung. Làm sao để viết cho đúng, làm sao để viết cho đẹp cũng là những vấn đề mà rất nhiều người đau đầu. Vì vậy, việc học cẩn thận từ các nét cơ bản là nền tảng vững chắc cho việc học viết tiếng trung sau này. Hãy cố gắng luyện viết sao cho đúng, cho chuẩn, cho đẹp các nét cơ bản, không ngừng luyện tập, viết lại nhiều để. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể tập viết theo các sách đã in sẵn các nét để có thể viết tốt tiếng trung sau này.

  • Nắm chắc các bộ thủ

Có thể nói, các bộ thủ là khởi đầu cho việc học từ vựng tiếng trung cũng như việc học viết tiếng trung. Vì vậy, chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy khi tinh thông các bộ thủ, nắm chắc các quy tắc chữ ngay từ đầu thì khi viết tiếng trung, bạn sẽ khá dễ dàng trong việc nhớ chữ cũng như cách viết chữ mà không phải lật tìm lại sách vở hay tra cứu.

3. Lựa chọn hình thức học hợp lý

Để học các vấn đề liên quan đến chữ cái tiếng trung, ta có thể lựa chọn việc tự học hay tham gia trực tiếp vào các lớp học của nhiều trung tâm đào tạo tiếng Trung có uy tín. Như vậy, bạn có thể có một môi trường tốt hơn để học tập, giao lưu, học hỏi và nhất là việc sửa chữa và hoàn thiện cách phát âm hay viết các chữ cái tiếng trung. Và dù cho có lựa chọn hình thức học như thế nào, thì hãy giữ vững niềm yêu thích và sự kiên trì của mình trong quá trình học nhé.

Cùng theo dõi nhiều video bổ ích hơn tại kênh học tập của Zhong Ruan nhé! https://zhongruan.edu.vn/fnxff

Tham gia group học tiếng Trung để trao đổi và học thêm nhiều tài liệu thú vị nhé! https://zhongruan.edu.vn/8EgF3

Back to top button