Văn học

Giáo án LQVH Thơ “Hoa kết Trái” 4 – 5 Tuổi

GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC

ĐỀ TÀI: THƠ “HOA KẾT TRÁI”

Độ tuổi: 4 – 5 tuổi

  1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
  • Trẻ hiểu nội dung bài thơ, đọc thuộc và diễn cảm bài thơ. (MT 60)
  • Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, cảm nhận, thể hiện đúng giọng điệu, ngữ điệu khi đọc thơ. Phát triển vốn từ cho trẻ: chói chang, nho nhỏ, rung rinh…
  • Giáo dục trẻ biết trồng và chăm sóc các loại cây. Biết được lợi ích của các loại cây hoa kết trái.
  1. CHUẨN BỊ
  • Đồ dùng của cô
  • Tranh trên powerpoint,tranh, máy tính
  • Sa bàn tranh, dụng cụ ảo thuật.
  • Tranh đọc thơ.
  • Đồ dùng của trẻ :
  • Tranh minh họa nội dung bài thơ.
  • Hoa cho trẻ minh họa, biểu diễn.
  1. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

  1. Hoạt động 1 : Gây hứng thú
  • Cô và trẻ cùng xem ảo thuật “Chiếc hộp kỳ diệu”
  • Dẫn dắt trẻ vào bài thơ.
  1. Hoạt động 2 : Cô đọc thơ
  • Cô đọc thơ lần 1: đọc diễn cảm bài thơ trên máy tính.
  • Cô vừa đọc bài thơ gì?
  • Bài thơ do ai sáng tác?
  • Cô giáo dục trẻ về phải biết chăm sóc, không ngắt hoa, bẻ cành, để cho vườn nhà các con luôn xanh tươi và cho nhiều hoa thơm quả ngọt.
  • Màu sắc của các loài hoa thật dễ thương, nào chúng ta cùng quan sát và lắng nghe bài thơ 1 lần nữa nhé!
  • Cô đọc thơ lần 2 + sa bàn: kết hợp đàm thoại giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ.

* Đoạn 1: “Từ đầu………… đốm lửa”

+ Đoạn thơ này miêu tả màu sắc của hoa cà thì tim tím, hoa mướp có màu vàng tươi và hoa lựu thì đỏ rực như đốm lửa đó các con.

* Đoạn 2: “Hoa vừng………… trong gió”

+ Những câu thơ này miêu tả về hoa vừng, hoa đỗ, hoa mận, đó là những các loài hoa nho nhỏ xinh xinh rất là dễ thương đó các con.

* Giải thích từ khó: “rung rinh”: có nghĩa là sự lung lay nhẹ đó các con.

* Đoạn 3: “ Này các bạn…… kết trái”

– Thế cô đố các con trong đoạn thơ này, tác giả khuyên các bạn nhỏ như thế nào?

– Đoạn thơ khuyên các bạn nhỏ không nên ngắt hoa, vì hoa kết trái đem lại lợi ích cho con người.

+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Tác giả nào?

+ Trong bài thơ có những loại hoa gì?

+ Ai có thể cho cô biết hoa cà, hoa mướp có màu gì?

+ Màu đỏ của hoa lựu được tác giả ví như thế nào?

+ Những câu thơ nào miêu tả về hoa vừng, hoa đổ, hoa mận?

+ Bài thơ nhắc các bạn nhỏ phải như thế nào?Vì sao?

– Thế ở nhà con có trồng những loại cây gì?

-> chuyển tiếp: Gieo hạt.

  1. Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ
  • Cho cả lớp đọc thơ cùng cô (cô chú ý sửa sai cho trẻ, hướng dẫn trẻ đọc thơ diễn cảm)
  • Trẻ về nhóm và đọc thơ theo nhóm:

+ Nhóm 1: đọc thơ theo sa bàn.

+ Nhóm 2: đọc thơ theo tranh.

+ Nhóm 3 đọc thơ theo hoa dụng cụ.

– Cho 1 trẻ đọc thơ theo sa bàn.

– Cô bao quát hướng dẫn trẻ đọc thơ diễn cảm.

– Cho trẻ chơi trò chơi: “Xếp tranh theo nội dung bài thơ”

– Cô mời trẻ đi xem Nhóm “Những bông hoa nhỏ” đọc thơ.

– Nhóm “Những bông hoa nhỏ” hát tặng bài hát “Hoa kết trái”, cả lớp cùng hưởng ứng.

– Giáo dục trẻ: Có rất nhiều loại cây cho hoa, cho quả, các con phải biết chăm sóc, không ngắt hoa, bẻ cành, để cho vườn nhà các con luôn xanh tươi và cho nhiều hoa thơm quả ngọt.

  • Kết thúc tiết học.

Trẻ xem ảo thuật

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ trả lời

– Trẻ di chuyển qua sa bàn tranh.

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ luyện phát âm.

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời.

– Trẻ về đội hình chữ U.

– Cả lớp đọc thơ cùng cô.

– Trẻ về nhóm đọc thơ.

– 1 trẻ đọc thơ.

– Trẻ chơi trò chơi.

– Trẻ nghe nhóm “Những bông hoa nhỏ” đọc thơ và hát.

Back to top button