Giáo dục

Giải thích câu “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng được nghe rất nhiều lần về câu thành ngữ “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” thế nhưng để hiểu đúng và đủ về câu thành ngữ này thì chưa chắc ai cũng đã nắm rõ. Vậy hãy cùng AnyBooks tìm hiểu về câu thành ngữ ấy thông qua bài viết dưới đây nhé!

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà

Đây là một quan niệm xuất phát từ thời xưa, ngày ấy tư tưởng “Trọng nam khinh nữ” được diễn ra phổ biến thế nên người xưa cho rằng đã là phụ nữ thì chỉ nên làm những công việc như nội trợ, chăm sóc con cái,… còn những việc đại sự sẽ do con trai làm.

“Con hư” chính là một đứa trẻ không hiểu chuyện, lười biếng, luôn đòi hỏi, đua đòi và chỉ thích cuộc sống an nhàn, hưởng thụ. Mẹ và bà là hai người phụ nữ trong gia đình thế nên họ có trách nhiệm giáo dục con cái. Câu thành ngữ “Con hư tại mẹ cháu hư tại bà” nghĩa là con cháu trong nhà hư do mẹ và bà không biết cách giáo dục.

Thực tế rõ ràng trong mỗi gia đình, thường thì con sẽ thân thiết với mẹ và bà. Cũng chính vì sự yêu thương con cái vô điều kiện mà nhiều bà mẹ nghĩ rằng cần phải đáp ứng bất cứ nhu cầu nào của con thì mới gọi là yêu thương nó. Điều này càng khiến một đứa trẻ nghĩ việc làm hài lòng nó chính là nghĩa vụ của gia đình. Mẹ và bà thường thương con cháu thế nên dễ dàng bỏ qua, tha thứ những lỗi lầm và thậm chí là bao che cho việc sai trái của cháu mà không giáo dục nó đúng cách. Khi nuông chiều một đứa trẻ khiến cho nó cảm thấy thế giới này thật màu hồng, nó luôn nằm trong sự bảo bọc của mẹ mà không thể trưởng thành.

Thế nhưng câu thành ngữ này không thể đúng hoàn toàn vì nuôi con là trách nhiệm của cả một gia đình chứ không riêng gì mẹ và bà thế nên khi một đứa trẻ có dấu hiệu hư hỏng thì chúng ta cần phải xem xét toàn diện về cách đối xử, nuôi dạy của gia đình và những mối quan hệ xung quanh nó chứ không thể đổ lỗi cho mẹ và bà.

Tuy vậy câu nói này vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của không ít người có tư tưởng bảo thủ. Xã hội hiện đại con người cũng có nhiều suy nghĩ khác so với thời phong kiến thế nên tư tưởng trên đã không còn phù hợp và đúng đắn nữa.

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà

Gia đình phải có trách nhiệm giáo dục, dạy dỗ con cái

Xã hội hiện đại, có những tư tưởng lạc hậu cổ hủ đã được thay đổi. Tư tưởng trọng nam khinh nữ cũng ít xuất hiện. Phụ nữ ngày nay đã dần khẳng định được vị thế và năng lực của bản thân mình. Thế nên việc gia đình không còn là của riêng người phụ nữ.

Gia đình là của chung và xây dựng gia đình cũng là trách nhiệm của tất cả mọi người, muốn gia đình hạnh phúc thì mỗi thành viên trong gia đình cần có thái độ, trách nhiệm xây dựng tổ ấm. Nhất là việc giáo dục trẻ con.

Dù ở thời nào thì việc nuôi dạy, giáo dục con trẻ là trách nhiệm của tất cả mọi người. Dạy dỗ một đứa trẻ nên người chính là đã góp phần đóng góp cho xã hội. Vậy nên tất cả mọi người cần có ý thức giáo dục trẻ.

Gia đình chính là môi trường hình thành nhân cách đầu tiên của một đứa trẻ

Để nuôi dạy một đứa trẻ nên người là một việc không dễ dàng thế nên nó đòi hỏi bố mẹ cũng phải là người kiên nhẫn với con cái và tìm ra phương pháp nuôi dạy phù hợp với con. Trẻ con rất hay bắt chước những hành động của người lớn thế nên bố mẹ cần phải làm gương, lời nói và hành động trước mặt trẻ cần phải cận trọng.

Cha mẹ giỏi giang, thông minh và biết cách ứng xử thì con cái cũng sẽ là người tử tế. Dạy con không phải ngày một ngày hai mà đó là cả một đời người vậy nên thời gian đầu khi con còn nhỏ chúng ta cần phải tập cho trẻ cách tự lập và trở thành một người tốt. Trong quá trình dạy dỗ thì chắc chắn rằng không thể thiếu các thành viên trong gia đình, đoàn kết là sức mạnh. Khi con cái mắc lỗi sai cha mẹ cần phải chỉ ra lỗi sai ấy của con và răn đe để lần khác con không dám tái phạm. Việc dung túng cho lỗi sai của một đứa trẻ sẽ khiến cho nó trở nên hư hỏng và không biết mình sai ở đâu.

Yêu thương con cái không có nghĩa là chúng ta sẽ bao dung, che chở cho nó quá mức. Cần cho các con học hiểu được sự vất vả của bố mẹ khi kiếm ra đồng tiền để chúng trở thành một người con có hiếu với bố mẹ và còn trở thành một người công dân có ích cho xã hội.

Lời kết

Trên đây là những phân tích về câu thành ngữ “Con hư tại mẹ cháu hư tại bà” hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc sẽ có nhiều góc nhìn khác nhau về việc nuôi dạy con cái để từ đó tự rút ra cho mình những bài học về cuộc sống.

AnyBooks cảm ơn sự quan tâm và theo dõi của độc giả trong thời gian vừa qua, hy vọng trong thời gian tới AnyBooks sẽ vẫn nhận được sự quan tâm, góp ý từ độc giả.

Xem thêm:

  • Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn xuất phát từ đâu?
  • Thành ngữ là gì? Tục ngữ là gì? Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
  • Những câu Thành ngữ – Tục ngữ hay về gia đình
Back to top button