Tranh

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành. Và bản án của Tòa án sẽ được thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Để biết thêm chi tiết về phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại này, Luật Long Phan xin mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

kinh doanh thuong mai luon tiem an nhieu rui ro tranh chap
Kinh doanh thương mại luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tranh chấp

Tranh chấp kinh doanh thương mại là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Như vậy tranh chấp thương mại chính là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại, khi có sự mâu thuẫn về quyền và lợi ích vật chất giữa các thương nhân (hoặc 1 bên là thương nhân). Bởi mục đích chính của hoạt động thương mại là mục đích sinh lời, nên khi không thỏa mãn được yếu tố này thì sẽ phát sinh tranh chấp.

tranh chap thuong mai la gi
Tranh chấp thương mại là gì?

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án được thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại BLTTDS 2015:

Tòa án có thẩm quyền giải quyết

  • Xác định thẩm quyền giải quyết theo vụ việc: căn cứ theo điểm khoản Điều 30 BLTTDS 2015 thì đối với tranh chấp liên quan đến kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án.
  • Xác định thẩm quyền theo cấp của tòa án: những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Những tranh chấp về kinh doanh thương mại còn lại sẽ do Tòa án cấp tỉnh xét xử.

Trong trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Lúc này TAND cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết.

  • Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ: Các bên trong tranh chấp căn cứ theo quy định tại Điều 39 BLTTDS 2015 để xác định cụ thể tòa án nơi nào có thẩm quyền giải quyết.

Hồ sơ khởi kiện gồm những gì?

  • Đơn khởi kiện: Theo Điều 186 BLTTDS 2015, người khởi kiện tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nội dung đơn khởi kiện tuân thủ các yêu cầu theo luật định.
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
  • Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

>>> Để viết đầy đủ và chính xác mẫu đơn này, vui lòng xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện mới nhất trong tố tụng dân sự gồm những gì?

toa an giai quyet tranh chap
Tòa án giải quyết tranh chấp

Các bước giải quyết của Tòa án trong vụ án kinh doanh thương mại

Theo Điều 191 BLTTDS 2015, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Thẩm phán chỉ thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý vụ án.

Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.

>>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp thương mại tại trung tâm trọng tài

Thời hạn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Tòa án

Theo Điều 203, Điều 205 BLTTDS 2015 thì tùy thuộc vào tính chất của mỗi vụ việc, thời hạn chuẩn bị xét xử thường kéo dài từ 02 đến 04 tháng.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Trên đây là bài viết về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án. Trường hợp bạn đọc cần hỗ trợ giải quyết vấn đề tranh chấp này, vui lòng liên hệ LUẬT SƯ TRANH TỤNG tại công ty Luật Long Phan qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Scores: 3.83 (6 votes)

Back to top button