Hoá học

Hóa 8 Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

Bài 1 (trang 94 SGK Hóa 8 – Video giải tại 6:14): Những chất nào trong số các chất sau được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

a) Fe3O4.

b) KClO3.

c) KMnO4.

d) CaCO3.

e) Không khí.

g) H2O.

Lời giải:

Chọn đáp án: b) KClO3. c) KMnO4.

2KClO3 2KCl + 3O2

2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2

Bài 2 (trang 94 SGK Hóa 8 – Video giải tại 7:52): Sự khác nhau về cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp về nguyên liệu, sản lượng và giá thành?

Lời giải:

Sự khác nhau về cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (PTN) và trong công nghiệp (CN).

– Nguyên liệu:

PTN: KClO3 hoặc KMnO4(chất giàu oxi, phản ứng thực hiện nhanh, dễ dàng)

CN: Không khí và nước.

– Sản lượng:

PTN: Thể tích nhỏ dùng cho thí nghiệm.

CN: Sản lượng lớn dùng cho công nghiệp và y tế.

– Giá thành:

PTN: Giá thành cao.

CN: Giá thành hạ vì nguyên liệu là không khí và nước.

Cách điều chế trong CN và PTN cũng khác nhau, trong PTN nhiệt phân KClO3 (hoặc KMnO4) còn trong CN từ hóa lỏng không khí hay điện phân nước.

Bài 3 (trang 94 SGK Hóa 8 – Video giải tại 10:28): Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp? Dẫn ra 2 thí dụ để minh họa.

Lời giải:

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp.

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Thí dụ:

CaO + CO2 → CaCO3.

2Cu + O2 → 2CuO.

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Thí dụ:

2HgO → 2Hg + O2↑

2KClO3 → 2KCl + 3O2

Bài 4 (trang 94 SGK Hóa 8 – Video giải tại 13:19): Tính số mol và số gam kali clorat cần thiết để điều chế được:

a) 48g khí oxi.

b) 44,8 lít khí oxi (ở đktc).

Lời giải:

a) Phương trình phản ứng:

b) Phương trình phản ứng:

Bài 5 (trang 94 SGK Hóa 8 – Video giải tại 18:32): Nung đá vôi CaCO3 được vôi sống CaO và khí cacbonic CO2.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b) Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng hóa học nào? Vì sao?

Lời giải:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

CaCO3 → CaO + CO2.

b) Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng phân hủy vì một chất sinh ra hai chất mới.

Bài 6 (trang 94 SGK Hóa 8 – Video giải tại 20:52): Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.

a) Tính số gam sắt và oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxi sắt từ?

b) Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên, biết rằng khi nung nóng 2 mol KMnO4 thì thu được 1 mol O2.

Lời giải:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

3Fe + 2O2 → Fe3O4.

nFe3O4 = = 0,01 mol.

nFe= 0,01 .3 = 0,03 mol.

nO2= 0,01 .2 = 0,02 mol.

mFe = 0,03.56 = 1,68g.

mO2 = 0,02.32 = 0,64g.

b) Phương trình phản ứng nhiệt phân KMnO4:

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

nKMnO4 = 0,02.2 = 0,04 mol.

mKMnO4 = 0,04 .158 = 6,32g.

Xem thêm các bài Giải bài tập Hóa học 8 (có video) hay khác:

  • Bài 26: Oxit
  • Bài 28: Không khí – sự cháy
  • Bài 29: Bài luyện tập 5
  • Bài 30: Bài thực hành 4
  • Bài 31: Tính chất – Ứng dụng của hiđro

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học lớp 8 hay khác:

  • Giải bài tập Hóa học 8
  • Giải sách bài tập Hóa 8
  • Giải vở bài tập Hóa 8
  • Lý thuyết & 400 Bài tập Hóa học 8 (có đáp án)
  • Top 70 Đề thi Hóa học 8 có đáp án

Săn SALE shopee tháng 11:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
Back to top button