Văn học

Cách học 29 chữ cái ghép vần đơn giản dễ hiểu cho học sinh lớp 1

HƯỚNG DẪN HỌC 29 CHỮ CÁI GHÉP VẦN CHO BÉ LỚP 1

Để học thuộc thì hàng ngày các mẹ nên cho con mình học lại chữ cái. Khi đó sẽ hình thành thói quen ghi nhớ tự nhiên. Sau đó bạn có thể chỉ bất kì một chữ cái để xem con mình đã ghi nhớ hoàn toàn chưa. Đây cũng là một phương pháp luyện trí nhớ rất hay cho các bạn nhỏ.

Chữ cái ghép vần các em sẽ được học ngay sau khi thành thạo 29 chữ cái Tiếng Việt. Hãy nói cho con hiểu về định nghĩa. Âm ghép với âm tạo thành tiếng. Ví dụ âm “bờ” (B) ghép với âm “a” tạo thành tiếng mới là “ba”. Sau đó tiếng ghép thêm với các dấu thanh sẽ tạo thành tiếng mới. Chẳng hạn: bờ a ba huyền bà, bờ a ba ngã bã. Mới đầu các bạn đọc sẽ rất chậm nhưng không sao. Quan trọng là các em đã thuộc bảng chữ cái thì việc ghép vần rất dễ dàng. Dần dần các bạn ấy sẽ đọc được nhanh hơn, thành thạo hơn.

PHÂN TÍCH 29 CHỮ CÁI GHÉP VẦN CHO PHỤ HUYNH

Phụ huynh khi dạy con nên tự phân chia trong đầu những nhóm sau để việc dạy được dễ hơn. Đó là những chữ cái được ghép với nhau thành một vần khác để tạo ra những từ mới. Trong 29 chữ cái ghép vần của bảng chữ cái Tiếng Việt gồm có:

– 10 nguyên âm: Là những chữ cái đọc lên tự nó có thanh âm: a, e, i, o, u, y, và các biến thể ê, ô, ơ, ư. Tên chữ và âm chữ đọc giống nhau.

– 2 nguyên âm: ă, â hai chữ này không đứng riêng một mình được, mà phải ghép với các phụ âm c, m, n, p, t.

– Vần ghép từ nguyên âm: ai, ao, au, ay, âu, ây, eo, êu, ia, iu, oa, oe, oi, ôi, ơi, ua, ưa, uê, ui, uy, ưi, iêu, oai, oay, oay, uôi, ươi, ươu, uya, uyu…

– Vần ghép từ một hay hai nguyên âm hợp với một hay hai phụ âm. Cụ thể: ac, ăc, âc, am, ăm, âm, an, ăn, ân, ap, ăp, âp, at, ăp, ât, em, êm, en, ên, ep, êp, at, êt,.., inh, iêng, uông,…

– Phụ âm là những chữ tự nó không có âm, ghép vào nguyên âm mới có âm được.

– 15 phụ âm đơn: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, r, e, t, v, x.

– 2 phụ âm không đứng một mình được: p và q.

– 11 phụ âm ghép: ch, gh, kh, ngh, nh, ph, qu, th, tr (phần này cho các bạn nhỏ học sau để đỡ nhầm lẫn).

  • Phát âm thứ tự từng mẫu tự + Nguyên âm + Mẫu tự – nguyên âm + dấu ( nếu có) + chữ ghép vần.

Ví dụ:

– Mẹ: mờ – e – me – nặng – mẹ.

– Ba: bờ – a – ba

  • Phát âm phụ âm ghép + Vần + Phụ âm ghép – vần + Dấu (nếu có) + Chữ ghép vần

Ví dụ:

Trường: trờ – ương – trương – huyền – trường.

Back to top button