Hỏi đáp

Fiber Là Gì Và Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Bổ Sung Fiber

Từ “Fiber” được nhắc đến rất thường xuyên trên các chủ đề về dinh dưỡng và thể hình. Vậy nhóm chất này là gì, có công dụng và cách bổ sung ra sao, hãy cùng Greenoly tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Hình ảnh bài viết

Fiber là gì?Theo cách lý giải thông thường, Fiber là những sợi cấu tạo nên phần thân hoặc mô của thực vật. Trong các khái niệm về dinh dưỡng, Fiber được đề cập đến như một nhóm chất riêng biệt – chất xơ. Trong tự nhiên có 2 nhóm chất xơ dựa vào khả năng hòa tan trong nước của nó:Chất xơ hòa tan (Soluble Fiber): Được hòa tan trong nước và được hấp thu bởi lợi khuẩn trong đường ruột.Chất xơ không hòa tan (Insoluble Fiber): Không hòa tan trong nước, góp phần giữ nước khối khi thực phẩm di chuyển.Một cách phân biệt khác là chia thành chất xơ có thể lên men (fermentable) và chất xơ không lên men (non-fermentable). Sự phân chia này liên quan đến việc các vi khuẩn ruột có lợi có thể sử dụng chất xơ đó hay không.Fiber có nhiều trong thực vật như rau xanh, ngũ cốc, các loại củ và trái cây. Theo các các chuyên gia y tế, lượng Fiber khuyến nghị hàng ngày là 25 gram cho phụ nữ và 38 gram cho nam giới.

Lợi ích của FiberNgoài các công dụng quen thuộc như phòng tiêu chảy và các rối loạn đường tiêu hóa do loạn khuẩn, chất xơ còn có nhiều lợi ích khác như:- Làm thức ăn cho các vi khuẩn có lợi ở đường ruột: Fiber gắn kết với các acid mật trong ruột làm giảm nhũ tương hóa chất béo của thức ăn (làm dễ tiêu), thẩm thấu, nối kết với các Cholesterol và thải trừ chúng ra khỏi cơ thể.- Hạn chế sự tăng đường huyết sau khi ăn ở người mắc hội chứng đái tháo đường, phòng chống tăng cholesterol trong máu và phòng chống ung thư trực tràng.- Giúp làm giảm Cholesterol bằng cách làm giảm chất béo LDL và tăng HDL, từ đó giảm thiểu nguy cơ các vấn đề về tim mạch như mỡ máu, mạch vành, xơ vữa động mạch.

– Thực phẩm giàu chất xơ có thời gian nhai lâu hơn, không tiêu hoá và hấp thụ ở dạ dày, thường làm cho người ta chóng no và no lâu, do đó giảm thèm ăn, phòng tránh được tình trạng thừa cân béo phì.- Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn thấy tác dụng của chất xơ đối với việc giảm nguy cơ ung thư vú nhờ tác dụng giảm lượng Estrogen trong máu.

Cách bổ sung Fiber hiệu quảChúng ta có thể tối ưu hoá lượng Fiber nạp vào cơ thể qua thức ăn bằng những cách sau:- Ăn trái cây thô thay vì uống nước ép- Chọn các loại bánh mì, gạo, ngũ cốc, mì ống nguyên chất hoặc nguyên hạt thay vì dùng loại đã qua chế biến.- Ăn tổng hợp các loại đậu và ưu tiên rau củ tươi sống.Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không đáp ứng được lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày là 25gram cho phụ nữ và 38gram cho nam giới. Vì vậy, các loại viên uống bổ sung chất xơ sẽ là sự lựa chọn an toàn và vô cùng tiện lợi để đảm bảo đáp ứng đủ lượng Fiber cho cơ thể. DHC Viên Uống Hỗ Trợ Bổ Sung 32 Loại Rau Củ Perfect Vegetable 30 Ngày dành cho những người bận rộn, không có thời gian ăn uống đủ chất, vô cùng tiện lợi cho những người ghét hoặc lười ăn rau.

Orihiro Enzyme Thực Vật 60 viên có thành phần axit lactic lên men từ thực vật tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức đề kháng, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, bổ sung chất xơ và enzyme cho cơ thể.

Khi nào nên bổ sung Fiber?– Cơ thể thiếu chất xơ sẽ làm gia tăng nguy cơ táo bón: Khi bị táo bón, bạn sẽ cảm giác nặng bụng, khó khăn trong việc đi đại tiện gây phiền toái và đau đớn, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần.- Đường huyết lên xuống thất thường: Thông thường, những người thiếu chất xơ có khả năng bị tăng đường huyết gấp đôi so với người bình thường bởi vì chất xơ giúp ổn định lượng đường trong máu một cách hiệu quả.- Bạn nhanh cảm thấy đói: Khi cơ thể thiếu chất xơ, bạn sẽ có cảm giác đói rất nhanh. Bởi trên thực tế, chất xơ rất khó để tiêu hóa nên chúng thường giúp cơ thể mang cảm giác no lâu hơn các dạng thức ăn chứa Protein và tinh bột.

Back to top button