Sinh học

Hướng Dẫn Cho Ếch Sinh Sản Đạt Tỉ Lệ Đậu Cao

PHÁT ĐẠT – CHUYÊN CUNG CẤP ẾCH GIỐNG THƯƠNG PHẨM UY TÍN

HOTLINE: 0988 331 545 – 0986 366 376

– Kích thước hồ ếch bố mẹ nên có cỡ 2 x 2,5m, cao 1,2m trở lên.

– Rửa bể cho sạch, phơi nắng diệt khuẩn 1 – 2 ngày, trường hợp là bể xi măng mới phải rửa xi măng bằng cách lấy 1kg phèn chua/1m­­3 nước, ngâm 3 – 4 ngày xả nước ngâm lại lần nữa.

– Cho nước sạch vào hồ từ 5 – 7 cm, ngập khoảng ½ thân ếch, có thể dùng nước ngầm hay nước kênh rạch để nuôi, nước có độ pH phù hợp từ 7,5 – 8,5, độ kiềm 100 – 150 mg/l.

+ Thường ngăn hồ nuôi ếch làm 2 ngăn: Một ngăn nuôi ếch bố, một ngăn nuôi ếch mẹ. Vách ngăn có thể bằng lưới, có chiều cao khoảng 1m.

  1. Chọn ếch bố mẹ nuôi vỗ

– Nguồn giống từ những nơi khác nhau, nhằm tránh hiện tượng đồng huyết, làm cho ếch còi cọc, chậm lớn, dị hình.

– Ếch phải đủ tuổi sinh sản, ếch đực phải đủ một tuổi, ếch cái phải 8 tháng tuổi, không chọn con cái quá mập vì trứng sẽ rụng chậm, nhưng không quá ốm, nên chọn con giống từ 400 – 500g.

– Chọn ếch khỏe mạnh, có màu sáng đẹp, không bị dị tật bởi vì nó làm cho ếch con yếu, dễ bệnh.

– Chọn giống ếch đực: Hoàn toàn khoẻ mạnh, có hộp âm thanh hiện rõ, ta có thể thử mức độ thành thục của ếch đực bằng cách lấy ngón tay đụng vào vùng bụng, ếch ôm chặt ngón tay thể hiện ếch đã sẵn sàng, ngoài ra môi dưới của ếch đực có màu cam, bộ phận dưới chân có màu vàng nhìn thấy rõ hơn ếch cái, đầu ngón chân trước có hiện tượng to hơn bình thường.

– Chọn giống ếch cái: Khỏe mạnh, bụng to, di chuyển chậm chạp, không nhanh nhẹn, cạnh thân eo chỗ để con đực vịn vào thấy có nhám như giấy nhám, trứng thành thục tốt.

– Mật độ nuôi vỗ: Ếch đực 3 – 5 con/m², ếch cái 3 – 4 con/ m².

  1. Chăm sóc và quản lý

Thức ăn để nuôi ếch bố mẹ nên chọn những loại thức ăn có mùi vị thơm, hấp dẫn. Thức ăn có hàm lượng đạm 25% tỉ lệ cho ăn là 5 – 8% trọng lượng thân, ngoài ra bổ sung thêm khoáng vi lượng, vitamim E.

Cho ếch ăn ngày hai lần, sáng và chiều, gần đến mùa phối giống nên giảm bớt lượng thức ăn. Cho ếch ăn hàng ngày suốt quá trình nuôi giúp ếch khỏe mạnh, thành thục tốt.

Nên thay nước bể nuôi bố mẹ mỗi lần trước khi cho ăn để giữ vệ sinh, ếch bố mẹ sẽ ít mắc bệnh, ếch khỏe mạnh sẽ cho trứng và có tinh dịch tốt.

  1. Bể cho đẻ

Đối với những bể bạt đã sử dụng rồi cần phải chà rửa bằng xà phòng, sau đó rửa sạch và khử trùng bằng clorin với liều lượng 4g/m3 ngâm khoảng 2 đến 3 ngày xả sạch phơi nắng.

Cho nước sạch vào bể, độ sâu 20cm, pH phù hợp là từ 7,5 – 8,5. Thả một ít rau muống vào bể để làm giá thể cho trứng bám.

  1. Chọn ếch cho sinh sản

– Chọn con cái có bụng phình to khi ngồi 2 gờ trứng nhô lên cao, thân nhám. Thân ếch càng nhám thì càng hành thục tốt đây là đặc điểm sinh dục đặc biệt của loài ếch. Thông thường chọn những con cái có da nhám chiếm từ 2/3 bụng trở lên là có thể cho sinh sản tốt, lúc này trong buồng trứng có nhiều trứng thành thục. Trong buồng trứng của ếch cái chứa nhiều cỡ trứng ở giai đoạn khác nhau, khi chọn ếch cho đẻ phải chọn lựa kỹ tránh trường hợp trứng còn non chưa sinh sản được (đặc biệt đối với việc cho ếch sinh sản bằng cách chích kích dục tố). Thông thường, chọn ếch cái khoảng 400 – 500g/con, bụng phình to, dáng vẻ chậm chạp, di chuyển khó.

– Con đực mạnh khỏe đồng đều, có tiếng kêu lớn sẳn sàng tham gia sinh sản (thông thường nếu cùng thời gian nuôi vỗ khi ếch cái thành thục thì ếch đực cũng thành thục theo). Chọn ếch đực khoảng 250 – 350g/con, có thể dùng tay đưa trước mặt ếch thì ếch sẽ dùng 2 chân trước bấu chặt ngay.

  1. Cho ếch đẻ tự nhiên

– Áp dụng cho thời điểm chín vụ (tháng 3 đến tháng 7 âm lịch)

– Trước khi đẻ ếch đực kêu báo hiệu gọi ếch cái và sau trận mưa rào ếch thường đẻ vào gần sáng.

– Khi cho ếch đẻ, thả ếch đực vào hồ trước, đến chập tối mới thả ếch cái vào tỷ lệ 1:1 và phun mưa nhân tạo để kích thích ếch bắt cặp thì đêm hôm đó ếch ôm lấy nhau đẻ trứng và thụ tinh sát mép nước. Trứng trôi xuống nước nổi thành từng đám tròn có màng nhầy liên kết. Đầu đen của trứng (cực động vật) xoay lên phía trên để nhận ánh sáng.

– Khi ếch đẻ phải giữ thật yên tĩnh để đàn ếch đẻ trong thời gian dài.

– Trứng thụ tinh tốt có cực động vật rõ rệt (màu đen), trứng không có cực động vật là trứng ung (hư).

– Khi ếch đẻ xong ta có thể bắt ếch bố mẹ ra tiếp tục nuôi vỗ.

  1. Tiêm kích dục tố

Áp dụng cho trường hợp sinh sản trái vụ.

Để cho ếch đẻ đồng loạt ta có thể sử dụng kích dục tố để kích thích.

Thuốc kích thích thường dùng là:

– HCG, tiêm với liều lượng 3.000 – 4.000UI/kg ếch cái, liều tiêm ếch đực bằng 1/3 liều so với ếch cái.

– LHRH_a + 2 viên Dom/3kg ếch cái, liều tiêm ếch đực bằng 1/3 liều so với ếch cái.

Sau khi tiêm kích dục tố thì bố trí vào bể đẻ với tỷ lệ 1: 1. Thường tiêm thuốc vào buổi chiều, thời gian hiệu ứng thuốc từ 8 – 12 giờ, tùy vào điều kiện môi trường.

Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà có thể sử dụng bể đẻ làm bể ấp trứng. Sau khi ếch đẻ ta bắt ếch bố mẹ ra khỏi bể và sử dụng bể đẻ làm bể ấp trứng.

  1. Thu trứng

– Ếch đẻ đêm, thì sáng hôm sau đem xô, chậu đi vớt ngay. Dùng đĩa, chậu nhỏ vớt nguyên cả màng trứng rồi đổ nhẹ vào chậu to, xô (có chứa vài lít nước sạch). Khi trứng đã kín mặt chậu, xô phải chuyển về bể, giai, ô rồi đi vớt mẻ khác.

– Chỉ thu lượm trứng có màu đen (trứng có cực động vật xoay lên trên), trứng có màu trắng ngà (cực dinh dưỡng xoay lên trên là trứng ung).

– Vớt cả đám trứng, không chạm vào màng vỏ trứng bằng vợt làm bằng mùng lưới.

– Thao tác nhẹ nhàng đừng để trứng đè lên nhau trong chậu đựng nước, đưa vợt đặt nhẹ vào chậu có nước sạch và nhẹ nhàng lừa cho mảng trứng ếch trôi ra.

  1. Ấp và ương nòng nọc

– Bể ấp: không phụ thuộc vào độ lớn nhỏ. Có thể là bể xi măng, bể bạt cao su hoặc có thể sử dụng các dụng cụ ấp trứng ếch như thau, chậu.

– Bên trong bể, lót bạt cao su hay vật liệu trơn láng để tránh xây sát, gây thương tích cho ếch

– Tạo bóng mát cho ếch hoặc làm mái che bằng lưới để giảm nắng gắt.

– Xung quanh ao, cần có lưới bảo vệ, đề phòng các loài địch hại: Chuột, rắn, chim, cò, …

– Mật độ ấp từ 20.000 – 30.000 trứng/m2.

– Vì thế, cần lắp hệ thống ống sục khí nhằm đảm bảo nhu cầu oxy của trứng trong quá trình biến thái. Để trứng nở hoàn toàn, ta cần đảm bảo các yếu tố sinh hóa môi trường tốt: Nước phải trong, không nhiễm tạp, thuốc trừ sâu hay hóa chất.

– Nước đem ấp trứng phải được lắng lọc, xử lý hóa chất, khử trùng trước khi đem vào ấp. Chất lượng nước phải đạt yêu cầu kỹ thuật: Oxy: 4 – 5 mg/l; pH: 7,0 – 8,5; nhiệt độ: 28 – 300oC. Sau 18 – 24 giờ, trứng nở. Sau khi trứng nở, vớt màng nhầy ra khỏi bể ấp. Nòng nọc mới nở, còn yếu và có khối noãn hoàng phía bụng nên thường chìm dưới đáy dụng cụ ấp.

  1. Quản lý và chăm sóc

– Từ 3 ngày đầu sau khi nở, nòng nọc dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Ta chỉ cần quan sát, theo dõi, tránh địch hại nhằm đảm bảo tỷ lệ sống.

– Từ ngày thứ 3 trở đi, cho nòng nọc ăn trứng nước hoặc tròng đỏ trứng gà. Cho ăn 4 – 5 lần/ngày. Sau 7 ngày tuổi chuyển sang ao ương.

– Nhưng thực tế từ ngày thứ hai nòng nọc đã có thể ăn được các động vật phù du cỡ nhỏ ở trong nước. Nhưng ương trong bể không có sinh vật phù du nên ta phải cho ăn lòng đỏ trứng, sữa, trứng nước. Nếu dùng trứng vịt thì trứng vịt luộc lấy lòng đỏ bóp nhuyễn rắc đều xung quanh bể. Cứ 10.000 con, cho ăn ngày 4 quả chia 2 bữa sáng và chiều. Khi nòng nọc ăn mạnh thì cho tăng số trứng.

– Định kỳ thay nước ngày 1 lần, thay nước trước khi cho ăn và nâng mực nước lên cao dần. Mỗi lần thay 2/3 lượng nước cũ.

– Nếu ương trong giai cũng có thể cho ăn như trên, hoặc thức ăn viên nhỏ (độ đạm 40%). Hàng ngày lấy tay nhẹ nhàng té nước xung quanh giai (vèo) cho nước được thông thoáng.

– Ngày thứ 8: Chuyển nòng nọc từ bể (hoặc giai/vèo) ra bể khác rộng rãi hơn. Nếu để lâu trong bể ương, nòng nọc sống chật chội sẽ chậm lớn và thường tranh ăn, cắn đuôi nhau gây tử vong. Mật độ thả 2.000 – 3.000 con/m². Lượng thức ăn hàng ngày 0,5 – 1 kg/10.000 con. Rắc thức ăn đều trong bể.

– Ngày thứ 15 – 21: Nòng nọc bắt đầu mọc 2 chân sau. Lúc này phải tăng cường theo dõi sự biến thái của nòng nọc, bảo đảm môi trường nước, trừ địch hại và điều chỉnh lượng thức ăn cho thích hợp. Nếu mật độ dày cần san bớt sang bể khác (500 – 1.000 con/m²).

– Ngày cho ăn 2 – 4 lần sáng, trưa, chiều và tối. Lượng thức ăn 7 – 10% trọng lượng thân ếch; 1 kg thức ăn cho 1.000 con/ngày. Cho ăn đúng giờ vào những địa điểm cố định. Thường xuyên quan sát khả năng ăn của ếch để điều chỉnh.

– Ngày thứ 27 – 30: Nòng nọc mọc tiếp 2 chân trước và phải ngoi lên mặt nước để thở vì mang đang thoái hóa và phổi đang hình thành thay thế dần. Thả lục bình, vĩ tre, mouse xốp, tấm ván nổi quanh mép nước làm bè cho nòng nọc. Trong thời gian nòng nọc rụng đuôi, ta giảm đi 1/3 lượng thức ăn vì chúng sử dụng chất dinh dưỡng ở đuôi cho đến khi đuôi tiêu biến hết và thành chú ếch con leo lên ngồi trên bèo, các tấm ván nổi và quanh mép nước. Hãy cho ếch ăn ngay bằng thức ăn viên nổi của cá giống (độ đạm 40%).

– Ngày thứ 45 – 50: Ta đã có ếch con đạt cỡ 100 – 200 con/kg, có thể thu hoạch bán giống rồi làm vệ sinh bể ương để tiếp tục ương giống đợt sau.

TRẠI ẾCH PHÁT ĐẠT Miền Nam: Số 45, Đường 530, Âp Ngã Tư Nhuận Đức, Củ Chi, TP HCM Miền Trung: Quảng Bình, Thanh Hóa, Miền Bắc: Hải Phòng, Yên Bái ĐT: 0988 331 545 – 0986 366 376 Email: traiechphatdat@gmail.com Website: traiechphatdat.com

Back to top button