Hỏi đáp

Bãi nhiệm là gì? Phân biệt bãi nhiệm và miễn nhiệm

Thuật ngữ bãi nhiệm được sử dụng rất nhiều trong công việc, đặc biệt là trong tổ chức bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được khái niệm này và hay có sự nhầm lẫn với miễn nhiệm và cách chức. Vậy bãi nhiệm là gì? Bãi nhiệm, miễn nhiễm và cách chức khác nhau như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây của Liên Việt nhé!

1 Bãi nhiệm là gì?

Theo Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 22/2008/QH12: “Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.”

Bãi nhiệm là bãi bỏ chức vụ của một cán bộ khi chưa kết thúc nhiệm kỳ

Bãi nhiệm là bãi bỏ chức vụ của một cán bộ khi chưa kết thúc nhiệm kỳ

Như vậy, chúng ta có thể hiểu bãi nhiệm tức là bãi bỏ chức vụ của một cá nhân nào đó khi chưa kết thúc nhiệm kỳ theo quy định của Nhà nước. Ví dụ như bãi nhiệm chức danh Đại biểu Quốc hội của một tỉnh, bãi nhiệm chức danh Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, bãi nhiệm chức danh Vụ trưởng,…

>>> Xem thêm: Kiêm nhiệm là gì? Phụ cấp kiêm nghiệm là gì?

2 Phân biệt bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức

Bãi nhiệm, miễn nhiệm và cách chức là ba hình thức kỷ luật khác nhau nhưng nhiều người lại lầm tưởng chúng là một. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn xem qua bảng so sánh mà chúng tôi đã tổng hợp dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

– Luật Cán bộ, công chức 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội;

– Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 của Chính phủ.

Tiêu chí

Bãi nhiệm Miễn nhiệm

Cách chức

Định nghĩa Không được giữ chức vụ đang đảm nhiệm khi chưa hết nhiệm kỳ. Thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc hết thời hạn theo bổ nhiệm. Không được giữ chức vụ khi chưa kết thúc nhiệm kỳ hoặc hết hạn được bổ nhiệm. Điều kiện thực thi – Vi phạm các quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 và một số quy định khác của pháp luật tùy theo mức độ. – Không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong 02 năm liên tiếp.

– Không thể tiếp tục làm việc vì lý do sức khỏe.

– Không đáp ứng được năng lực và sự uy tín.

– Theo yêu cầu mang tính chất nhiệm vụ.

– Một số lý do khác.

– Có hành vi vi phạm theo quy định của Luật cán bộ, công chức và một số quy định khác của pháp luật có liên quan tùy theo tính chất vi phạm.

– Áp dụng cho cán bộ giữ chức vụ theo nhiệm kỳ và công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Hình thức kỷ luật – Không được tiếp tục làm việc theo chức vụ được phân công. – Sắp xếp vị trí công tác khác phù hợp với năng lực chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo.

– Nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.

– Kéo dài thời gian nâng lương lên 12 tháng.

– Không được nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo và nhận bổ nhiệm trong 12 tháng.

– Không được bổ nhiệm làm lãnh đạo, quản lý nếu bị cách chức do tham nhũng.

3 Những trường hợp bị bãi nhiệm

Cán bộ, viên chức sẽ bị xem xét bãi nhiệm chức vụ, chức danh khi vi phạm một trong số những hành vi theo Luật cán bộ, công chức 22/2008/QH12 sau đây:

  • Thoái thác nhiệm vụ, trốn trách trách nhiệm được phân công.
  • Không trung thực với tổ chức và trung thành với lý tưởng của Đảng và nhân dân.
  • Lôi bè kết phái, gây mất đoàn kết nội bộ và tham gia phong trào đình công.
  • Sử dụng tài sản của Nhà nước và nhân dân vào mục đích cá nhân, làm trái theo quy định của pháp luật.
  • Lạm dụng chức vụ, tự ý sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để trục lợi cá nhân.
  • Phân biệt, đối xử chủng tộc, giới tính, tín ngưỡng và tôn giáo.
  • Vô tình hoặc cố ý để lộ thông tin bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
  • Làm những việc trái theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và một số luật khác có liên quan.

Khi phạm phải những điều nêu trên, tùy theo mức độ và tính chất, cán bộ sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xem xét thực hiện bãi nhiệm theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Bí thư là gì? Nhiệm vụ, chức năng của các cấp Bí thư

Cán bộ bỏ bê, thoái thác nhiệm vụ được phân công sẽ bị xem xét cho bãi nhiệm

Cán bộ bỏ bê, thoái thác nhiệm vụ được phân công sẽ bị xem xét cho bãi nhiệm

Gần đây nhất, có một sự việc đáng buồn trong bộ máy tổ chức của nước ta. Đó chính là Quốc hội ban hành Nghị quyết số 123/2020/QH14 ngày 03/11/2020 về việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XIV ông Phạm Phú Quốc. Lý do về việc bãi nhiệm này bởi ông Quốc đã không thành thật khai báo với tổ chức, vi phạm tiêu chuẩn về đại biểu Quốc hội.

Trên đây là những thông tin về chủ đề “Bãi nhiệm là gì? Phân biệt bãi nhiệm, miễn nhiệm và cách chức?” mà bạn đọc quan tâm. Cảm ơn các bạn đã luôn theo dõi và tin tưởng Liên Việt.

>>> Đọc thêm: Thanh tra là gì? Sự khác biệt Thanh tra và kiểm tra

Nếu bạn đọc có nhu cầu tham gia các khóa bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ lãnh đạo quản lý và thi cấp chứng chỉ về quản lý nhà nước. Hãy liên hệ với Liên Việt – Education qua hotline 1800.6581 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Chúng tôi xin cam kết về chất lượng giảng dạy và đã dành được rất nhiều sự tin tưởng của các học viên trên toàn quốc.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT

Địa chỉ Hà Nội:

  • Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội

Địa chỉ Tp. Hồ Chí Minh:

  • Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM

Điện thoại: 1800.6581

Email: lienhe@lienviet.edu.vn/

Website: https://lienviet.edu.vn/

Back to top button