Động từ là gì? Ví dụ động từ
Một trong từ loại hết sức quen thuộc mà học sinh cần nắm rõ và sử dụng thành thạo là động từ. Vậy Động từ là gì? Ví dụ động từ ra sao mời độc giả quan tâm theo dõi bài viết sau đây của Luật Hoàng Phi để có câu trả lời.
Động từ là gì?
Động từ là một loại từ trong ngữ pháp được sử dụng để miêu tả một hành động, trạng thái, quá khứ, hiện tại, tương lai hoặc sự thay đổi trong trạng thái của một chủ thể. Nó được sử dụng để diễn tả các hoạt động, sự kiện và quá trình xảy ra trong thời gian, như chạy, nói, viết, đọc, ăn, ngủ và hát. Động từ có thể được sử dụng trong các câu đơn, câu phức và các câu hỏi để tạo thành các câu hoàn chỉnh.
Có thể thấy động từ là một trong những từ loại khá quan trọng trong tiếng Việt. Trong tiếng Việt cùng với danh từ và tính từ thì động từ là những loại từ được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp và trong văn bản. Động từ không phải là khái niệm xa lạ nhưng để hiểu động từ là gì thì nhiều độc giả lại chưa đưa ra được định nghĩa chính xác. Hiện nay theo sách giáo khoa Ngữ văn thống nhất về cách hiểu:
Động từ là từ dùng để chỉ các hoạt động, trạng thái của con người và các sự vật, hiện tượng khác.
Hiểu đơn giản dân gian hơn thì những sự vật nào có thể chuyển động, di chuyển, thay đổi vị trí đều là những động từ. Hoặc những vật có cảm xúc, có thể thay đổi tâm trạng bằng các giác quan trên cơ thể cũng là động từ.
Ví dụ động từ
Để hiểu rõ hơn về động từ là gì bạn đọc hãy theo dõi các ví dụ động từ qua đoạn văn sau mà chúng tôi đưa ra.
“Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút”.
Trong đoạn văn trên có thể thấy các động từ là: rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, ngược xuôi, bay.
“Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân”.
Trong đoạn văn trên các động từ là: dừng lại, đeo, chơi đùa.
Phân loại động từ
Ngoài việc tìm hiểu Động từ là gì? Ví dụ động từ thì độc giả cũng cần nắm được cách phân loại động từ. Hiện nay động từ được phân chia làm hai loại chính đó là:
– Thứ nhất là động từ chỉ hành động hay trạng thái.
Động từ chỉ trạng thái là động từ mô tả, diễn tả, tái hiện lại những suy nghĩ, cảm xúc, trạng thái của con người, loài vật, hiện tượng thiên nhiên.
Động từ chỉ hoạt động là những động từ mô tả, diễn tả, tái hiện hoặc quan sát được các hoạt động di chuyển của con người, hiện tượng, sự vật, loài vật trong tự nhiên.
Thông thường động từ chỉ hành động hay trạng thái sẽ không yêu cầu có động từ khác đi kèm. Động từ chỉ hành động dùng để trả lời cho câu hỏi: “làm gì”. Những động từ chỉ trạng thái trả lời cho câu hỏi: “làm sao”.
– Thứ hai là động từ tình thái là những từ cần các động từ khác đi kèm nhằm bổ sung ý nghĩa cụ thể rõ nghĩa hoặc nghĩa của câu sẽ được biểu thị đầy đủ hơn.
Ngoài ra, còn có thể chia thành nội động từ và ngoại động từ.
Động từ có khả năng kết hợp với một số từ đã, đang, sẽ, vẫn, cũng… tạo thành các cụm động từ.
Chức năng của động từ
– Thông thường trong câu động từ có chức năng chính là làm vị ngữ trong câu, có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoặc tính từ.
Ví dụ: Mặt trời đang lên cao.
Trong câu động từ “ đang lên” bổ sung ý nghĩa cho danh từ mặt trời.
– Ngoài ra động từ cũng có thể giữ vai trò các thành phần khác trong câu như:
+ Động từ đôi khi có thể giữ vai trò là chủ ngữ trong câu đơn.
Ví dụ: Làm việc là vinh quang.
Động từ “làm việc” giữ vai trò làm chủ ngữ trong câu.
+ Trong một số trường hợp đặc biệt, động từ có thể giữ chức năng là định ngữ trong câu.
Máy bay đang bay qua nhà tôi.
Động từ “đang bay” giữ chức năng định ngữ trong câu.
+ Ngoài ra động từ có thể làm trạng ngữ trong câu.
Ví dụ: Làm vậy, tôi thấy không ổn chút nào.
Động từ “làm vậy” giữ chức năng trạng ngữ trong câu.
Lưu ý gì khi sử dụng động từ?
Bài tập về động từ
Xác định động từ trong những câu sau:
1. Tôi trông em để bố mẹ đi làm
2. Tôi làm bài tập mỗi tối
3. Em gái tôi đang đọc truyện thiếu nhi
4. Bố mẹ tôi đang nấu ăn
5. Hôm nay, tôi đi học
Trả lời:
1. Động từ: Trông
2. Động từ: Làm
3. Động từ: Đọc
4. Động từ: Nấu
5. Động từ: Đi
– Chọn động từ đúng trong câu sau:
a) Bố tôi (làm/đi) việc về muộn hơn bình thường hôm nay. b) Họ đang (nói/đi) về một chuyến du lịch đến Nha Trang vào cuối tháng. c) Em (chơi/đọc) sách trong phòng của mình.
– Điền động từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
a) Anh ấy _______ (học) tiếng Anh ở trường vào buổi sáng. b) Mỗi ngày tôi _______ (đi) đến công ty bằng xe buýt. c) Cô ấy đang _______ (nấu) món ăn Việt Nam ngon nhất.
– Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh với động từ đúng:
a) đọc – tôi – sách – muốn b) chơi – em – bóng đá – thường c) nghỉ – tôi – đang – hè – mùa
Tìm lỗi sai trong câu sau và sửa lại:
a) Tôi hôm qua đến trường muộn vì đã chơi bóng đá. -> Tôi hôm qua đến trường muộn vì đã đá bóng. b) Em học tiếng Anh mỗi buổi sáng. -> Em học tiếng Anh vào mỗi buổi sáng. c) Tôi đi đến công ty bằng xe đạp mỗi ngày. -> Tôi đi đến công ty bằng xe buýt mỗi ngày.
Hy vọng những bài tập trên sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng sử dụng động từ trong tiếng Việt Nam.
Cụm động từ là gì?
Cụm động từ là cụm từ được tạo thành với động từ là trung tâm, kết hợp với các phụ trước và phụ sau.
– Cụm động từ có chức năng tương tự như động từ, đóng vai trò chính là vị ngữ hoặc chủ ngữ, định ngữ, trạng ngữ trong câu.
Cấu tạo chung của cụm động từ bao gồm: Phụ trước + Động từ trung tâm + Phụ sau
– Cụm động từ có thể chỉ có phụ trước hoặc phụ sau.
– Phụ ngữ cho động từ có thể đứng trước, đứng sau hoặc có vị trí tự do đứng trước hay đứng sau đều được.
Ví dụ:
– Các phụ ngữ chuyên đứng trước (phụ trước) của động từ: Đã, đang, sẽ, vẫn, cứ, còn,…
– Các phụ ngữ chuyên đứng sau (phụ sau) của động từ: Chi tiết về đối tượng như danh từ, tính từ.
Trên đây là chia sẻ về khái niệm Động từ là gì? Ví dụ động từ. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp độc giả cũng như các bạn học sinh hiểu và biết cách vận dụng động từ chính xác trong các bài tập.