Hoá học

PHẦN I: TỔNG QUAN MÔN HỌC

1. Thông tin chung về môn học:

– Tổng số tiết quy chuẩn: 70 tiết

+ Lý thuyết: 45 tiết

+ Thảo luận: 10 tiết

+ Thực tế môn học: 10 tiết

+ Thi học phần: 5 tiết

– Các yêu cầu đối với môn học:

+ Khoa giảng dạy: Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học

+ Số điện thoại: 0438540221 Email:

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Chủ nghĩa xã hội khoa học là một môn khoa học lý luận chính trị, một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa Mác – Lênin, luận giải trên góc độ triết học, kinh tế chính trị – xã hội về quy luật chính trị – xã hội của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới.

– Nội dung môn học: Môn Chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm 9 chuyên đề

Chuyên đề 1: Quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học

Chuyên đề 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và giai cấp công nhân Việt Nam

Chuyên đề 3: Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân

Chuyên đề 4: Chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến năm 1991

Chuyên đề 5: Các mô hình và trào lưu xã hội chủ nghĩa trên thế giới hiện nay

Chuyên đề 6: Lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Chuyên đề 7: Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Chuyên đề 8: Dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Chuyên đề 9: Gia đình và xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay

3. Mục tiêu môn học

– Về kiến thức: Khẳng định các quy luật chính trị – xã hội của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; kiên định các giá trị bền vững của Chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực.

– Về kỹ năng: Xây dựng tư duy sáng tạo trong nghiên cứu, vận dụng lý luận, tổng kết thực tiễn; giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra về chủ nghĩa xã hội; góp phần phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

– Về tư tưởng: Khẳng định các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học; đấu tranh phê phán các luận điểm sai trái, đối lập nhằm phủ định lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay.

PHẦN II: CÁC BÀI GIẢNG MÔN HỌC

I. Chuyên đề 1

1. Tên chuyên đề: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

2. Số tiết lên lớp: 05 tiết

3. Mục tiêu: Chuyên đề này sẽ trang bị cho học viên:

– Về kiến thức: Lịch sử hình thành lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học và các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học.

– Về kỹ năng: Gắn lý luận với thực tiễn, tổng kết thực tiễn, góp phần giải đáp những vấn đề thực tiễn đang đặt ra về lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

– Về tư tưởng: Khẳng định tính biện chứng, khoa học, tính lịch sử của lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học và tin tưởng vào việc kiên định, sáng tạo trong vận dụng CNXHKH vào thực tiển phát triển của cách mạng Việt nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học

Chuẩn đầu ra

(Sau khi kết thúc bài giảng này, học viên có thể đạt được)

Đánh giá người học

Yêu cầu đánh giá

Hình thức đánh giá

– Về kiến thức:

+ Giải thích và phân biệt được các khái niệm: CNXH, CNXH không tưởng, CNXH khoa học.

+ Phân tích được những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

+ Đánh giá được những giai đoạn phát triển của CNXH khoa học.

– Nhận diện được những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan để CNXH phát triển từ không tưởng đến khoa học, từ lý luận thành hiện thực.

– Vận dụng được tính biện chứng, khoa học, tính lịch sử của lý luận CNXH khoa học trong dòng chảy của lịch sử tư tưởng nhân loại từ đó khẳng định tính đúng đắn của việc lựa chọn con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

– Tự luận mở

– Vấn đáp nhóm

– Về kỹ năng:

+ Dự báo được sự phát triển của CNXH khoa học trong điều kiện thế giới hiện nay

+ Khái quát được những vấn đề thực tiễn đang đặt ra đối với chủ nghĩa xã hội khoa học

– Về thái độ/Tư tưởng:

+ Tin tưởng, tích cực tham gia học tập và tuyên truyền lý luận Mác-Lênin.

+ Xác định được trách nhiệm của cá nhân trong việc đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin.

5. Tài liệu học tập

5.1. Tài liệu phải đọc:

1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội,2018, tr.9 – 33.

2. GS Đỗ Tư, PTS Trịnh Quốc Tuấn, PTS Nguyễn Đức Bách (đồng chủ biên), Lược khảo lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa , Nxb CTQG, H.1994 (tập 1 & 2).

3. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002 (Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Chương “Tư sản và Vô sản”, tr.596- 613; Chương “Những người cộng sản và những người vô sản”, tr.614 – 619).

5.2. Tài liệu tham khảo:

1. GS,TS Nguyễn Ngọc Long (chủ biên), Chủ nghĩa Mác – Lênin với vận mệnh và tương lai của chủ nghĩa xã hội hiện thực, Nxb CTQG, H.2008.

2. PGS,TS Nguyễn Thanh Tuấn, C.Mác, V.I.Lênin với chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay, Nxb CTQG, H.2009.

6. Nội dung

Câu hỏi cốt lõi chuyên đề

phải giải quyết

Nội dung

Câu hỏi đánh giá quá trình

1. Những vấn đề cơ bản về CNXH khoa học? Tại sao CNXH khoa học ra đời ở Châu Âu những năm 40 của thế kỷ XIX?

2. Chủ nghĩa xã hội khoa học được bổ sung, phát triển như thế nào và thực tiễn vận dụng ở VN?

3. Tại sao phải vận dụng, bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

1. Cơ sở lý luận, khoa học

1.1. Quan niệm về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội khoa học (Giáo trình CCLLCT – CNXHKH, Nxb Lý luận chính trị, H 2018, tr.14)

1.2. Những điều kiện khách quan cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học (Giáo trình, tr.14-18)

1.3. Nhân tố chủ quan cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học (Giáo trình, tr.18-20)

1.4. Tuyên ngôn của ĐCS – đánh dấu sự ra đời CNXH khoa học.

1.5. C.Mác và Ph.Ăngghen phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học (Giáo trình, tr.22-25)

1.6. V.I.Lênin vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trong điều kiện mới (Giáo trình tr.25-30)

1.7. Các Đảng vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học phù hợp với điều kiện mỗi nước (Giáo trình tr.30-32)

a. Câu hỏi trước giờ lên lớp:

1. Quan niệm về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội khoa học?

2. Những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?

3. Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học?

b. Câu hỏi trong giờ lên lớp:

1. Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?

2. Phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học.

3. Phân biệt Chủ nghĩa xã hội khoa học với Chủ nghĩa xã hội không tưởng.

4. Vì sao Chủ nghĩa xã hội không tưởng không tự nó phát triển thành khoa học?

5. Vì sao đại công nghiệp TBCN là điều kiện cho sự ra đời của CNXH khoa học?

6. Thành tựu khoa học tự nhiên có ý nghĩa như thế nào cho sự ra đời CNXH khoa học?

7. Chủ nghĩa xã hội không tưởng có ý nghĩa gì cho sự ra đời CNXH khoa học?

8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của CNXHKH ?

c. Câu hỏi sau giờ lên lớp:

Đồng chí hãy nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu CNXH khoa học, từ đó xác định trách nhiệm của cá nhân khi đã được học chương trình cao cấp lý luận chính trị.

2. Quan điểm của ĐCSVN

2.1. Nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ngày càng sáng tỏ (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, tr.17)

2.2. Điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam khi vận dụng CNXH khoa học (Giáo trình, tr.165 -166)

2.3. Đảng Cộng sản Việt Nam bổ sung, phát triển CNXH KH (Giáo trình, tr.158-161)

3. Vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết

3.1. Vấn đề thứ nhất: Những thách thức, khó khăn trong nghiên cứu, vận dụng, bổ sung, phát triển CNXH khoa học ở Việt Nam hiện nay.

3.2. Vấn đề thứ hai: Từ những thành công và thất bại của CNXH hiện thực cuối thế kỷ XX, đặt ra vấn đề gì trong việc nghiên cứu, vận dụng lý luận vào thực tiễn đổi mới, xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay?

3.3. Vấn đề thứ ba: Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc đấu tranh bảo vệ CNXH khoa học, nền tảng tư tưởng của Đảng.

3.4. Vấn đề thứ tư: Nhận diện những vấn đề các thề lực thù địch, phản động đang xuyên tạc, chống phá nền tảng tư tưởng và sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.

V.v…

4. Giải pháp, khuyến nghị giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra

4.1. Nhóm giải pháp về nhận thức

4.2. Nhóm giải pháp vềđấu tranh, phản bác quan điểm sai trái

4.3. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

Kết luận bài

7. Yêu cầu với học viên

– Chuẩn bị nội dung thảo luận;

– Làm bài tập;

– Chuẩn bị nội dung tự học;

– Chuẩn bị nội dung câu hỏi trước, sau giờ lên lớp;

– Đọc tài liệu theo hướng dẫn;

– Tập trung nghe giảng, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi, tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến, thảo luận.

II. Chuyên đề 2

1. Tên chuyên đề: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM

2. Số tiết lên lớp: 05 tiết

3. Mục tiêu: Chuyên đề này sẽ trang bị cho học viên:

– Về kiến thức: Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của GCCN; Giai cấp công nhân và giai cấp công nhân hiện nay; Giai cấp công nhân và nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam.

– Về kỹ năng: Xây dựng tư duy khoa học về mối quan hệ giữa đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển giai cấp công nhân và xây dựng CNXH từ thực tiễn công tác; Phân tích được những vấn đề đặt ra và đề xuất được giải pháp để tổ chức thực hiện hiệu quả sứ mệnh lich sử của giai cấp công nhân hiện nay.

– Về tư tưởng: Nâng cao bản chất giai cấp công nhân và củng cố niềm tin cho đội ngũ cán bộ, đảng viên vào sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp đổi mới xây dựng CNXH ở Việt Nam.

4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học

Chuẩn đầu ra

(Sau khi kết thúc chuyên đề này, học viên có thể đạt được)

Đánh giá người học

Yêu cầu đánh giá

Hình thức đánh giá

– Về kiến thức

+ Trình bày được khái niệm giai cấp công nhân và nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

+ Phân tích được các điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.

+ Phân tích được đặc điểm GCCN Việt Nam và nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam hiện nay.

+ Khái quát được cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng ta đề ra phương hướng xây dựng GCCN Việt Nam

+ Vận dụng lý luận về GCCN để giải quyết mối quan hệ giữa đẩy mạnh CNH, HĐH với phát triển GCCN ở địa phương, đơn vị.

+ Nhận diện được những biểu hiện mới của GCCN hiện nay và những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò của GCCN ở địa phương, đơn vị.

+ Khắc phục được những hạn chế, bất cập của GCCN trước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thức tư ở địa phương, đơn vị.

+ Đề xuất và tổ chức thực hiện được những giải pháp để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân ở địa phương, đơn vị.

– Tự luận

– Vấn đáp

Về kỹ năng:

+ Đánh giá được những vấn đề đặt ra trong việc phát triển giai cấp công nhân ở địa phương, đơn vị.

+ Xây dựng được bản lĩnh giai cấp công nhân cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị và các lĩnh vực hoạt động khác.

– Về thái độ/Tư tưởng:

+ Tin tưởng vào quan điểm của Đảng: Giai cấp công nhân là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp xây dựng CNXH hiện nay.

+ Đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

5. Tài liệu học tập

5.1. Tài liệu phải đọc:

– Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình CCLLCT, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Lý luận chính trị, H.2018, tr34-66.

– Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị trung ương 6 khóa X (NQ20/NQTW) về “Tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2008, tr.43,44,47.

– Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia H.2016, tr.80, tr.160-170.

5.2. Tài liệu tham khảo:

– C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG – ST, HN, 1995, “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, Chương “Tư sản và Vô sản” (tr.596 – 613); Chương “Những người cộng sản và những người vô sản” (tr.614 – 619).

– GS,TS Dương Xuân Ngọc, Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Nxb. CTQG Hà nội, 2002. trang 15 – 45.

6. Nội dung

Câu hỏi cốt lõi

chuyên đề phải giải quyết

Nội dung

Câu hỏi đánh giá quá trình

1. Sứ mệnh lịch sử của GCCN được quy định bởi những điều kiện gì? Tại sao nói Đảng cộng sản là điều kiện chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử?

2. Những biểu hiện mới của giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay là gì?

3. Nội dung SMLS của GCCN ở Việt Nam hiện nay là gì? Việc nghiên cứu nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân ở địa phương/ đơn vị.

1. Cơ sở lý luận, khoa học

1.1. CNMLN về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (Giáo trình, Tr.35-48)

1.2. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay (Giáo trình CNXH, Tr.49-59)

Câu hỏi trước giờ lên lớp:

Làm rõ luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen trong Tuyên ngôn ĐCS: “Sự phát triển của đại công nghiệp đã phá sập dưới chân giai cấp tư sản, ngay chính cái nền tảng mà giai cấp tư sản đã tạo dựng nên. Giai cấp tư sản không những đã rèn nên vũ khí để giết mình, mà còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy…

(C.Mác và Ph.Ăngghen: Sđd, t.4, tr.605)

Câu hỏi trong giờ lên lớp (giảng viên chủ động trong kế hoạch bài giảng)

1. Theo đồng chí yếu tố nào quy định tính tiên phong của GCCN?

2. Phương thức SX công nghiệp tác động như thế nào đến GCCN VN?

3. Sứ mệnh lịch sử là gì?

4. Tại sao giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử?

5.Nêu những biểu hiện mới của giai cấp công nhân xét từ góc độ kinh tế – kỹ thuật?

6. Nêu những biểu hiện mới của giai cấp công nhân xét từ góc độ chính trị – xã hội?

7. Nội dung SMLS của GCCN trong giai đoạn hiện nay là gì?

8. Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong việc thực hiện SMLS?

Câu hỏi sau giờ lên lớp (định hướng tự học và ôn tập):

1. Việc nghiên cứu sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân ở địa phương/ đơn vị ?

2. Xác định ý thức trách nhiệm của người học viên trong việc đấu tranh chống những quan điểm sai trái, xuyên tạc về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

2.1. Khái niệm GCCNVN hiện nay (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb, Chính trị quốc gia, H.2008, tr.43)

2.2. Đặc điểm của giai cấp công nhân VN (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb, Chính trị quốc gia, H.2016, tr.104)

2.3. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân VN (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb, Chính trị quốc gia, H.2008, tr.43-44; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb, Chính trị quốc gia, H.2016, trang. 90,91,94,160,199, 217)

2.4. Phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay (Giáo trình CNXHKH, trang. 63-64)

3. Vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết

3.1. Vấn đề thứ nhất: Tại sao GCCN ở các nước tư bản hiện nay chưa thực hiện được SMLS trên lĩnh vực chính trị?

3.2. Vấn đề thứ hai: Các giai cấp, tầng lớp khác có thể thay thế GCCN thực hiện sứ mệnh lịch sử đó được không?

3.3. Vấn đề thứ ba: Sự điều chỉnh của CNTB hiện nay có làm thay đổi bản chất của nó và mâu thuẫn giữa GCTS với GCCN?

3.4. Vấn đề thứ năm: Sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam trong bối cảnh CM 4.0

3.5. Vấn đề thứ năm:Nhận diện những vấn đề các thề lực thù địch, phản động đang xuyên tạc, chống phá liên quan đến nội dung chuyên đề.

4. Giải pháp, khuyến nghị giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

4.1. Nhóm giải pháp về nhận thức.

4.2. Nhóm giải pháp vềđấu tranh, phản bác quan điểm sai trái.

4.3. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

Kết luận bài

7. Yêu cầu với học viên

– Chuẩn bị nội dung thảo luận;

– Làm bài tập;

– Chuẩn bị nội dung tự học;

– Chuẩn bị nội dung câu hỏi trước, sau giờ lên lớp;

– Đọc tài liệu theo hướng dẫn;

– Tập trung nghe giảng, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi, tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến, thảo luận.

III. Chuyên đề 3

1. Tên chuyên đề: CHỦ NGHĨA QUỐC TẾ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

2. Số tiết lên lớp: 05 tiết

3. Mục tiêu: Chuyên đề này sẽ trang bị cho học viên:

– Về kiến thức: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân; Nội dung, các hình thức thực hiện và ý nghĩa của việc phát huy chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay.

– Về kỹ năng:

Nâng cao kỹ năng gắn lý luận với thực tiễn, rèn luyện kỹ năng phân tích, dự báo khoa học góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn của chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong bối cảnh mới hiện nay.

– Về thái độ/tư tưởng:

Củng cố niềm tin vàobản chất chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân; Tin tưởng vào việc thực hiện chủ nghĩa quốc tế do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện trong bối cảnh mới của đất nước và thế giới.

4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học

Chuẩn đầu ra

(Sau khi kết thúc chuyên đề này, học viên có thể đạt được)

Đánh giá người học

Yêu cầu đánh giá

Hình thức đánh giá

– Về kiến thức:

+ Phân tích được quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

+ Phân tích được nội dung và các hình thức thực hiện chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

+ Phân tích được ý nghĩa lý luận và thực tiễn chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong bối cảnh thế giới hiện nay.

+ Nhận diện và vận dụng được nội dung, hình thức thực hiện chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân vào thực tiễn Việt Nam hiện nay.

+ Làm rõ được mối quan hệ giữa phát huy chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong bối cảnh mới với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

– Tự luận mở

– Vấn đáp nhóm

– Về kỹ năng:

+ Vận dụng được lý luận chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân vào điều kiện thực tiễn Việt Nam hiện nay.

+ Đề xuất được những kiến nghị, giải pháp góp phần để Việt Nam thực hiện hiệu quả chủ nghĩa quốc tế trong bối cảnh mới của đất nước và thế giới.

– Về thái độ/Tư tưởng:

+ Củng cố được niềm tin vào tương lai phát triển chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

+ Tin tưởng vào đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay.

5. Tài liệu học tập

5.1. Tài liệu phải đọc:

1. Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị – Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Lý luận chính trị, H.2018. Tr157-192

2. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 1995, tr 591 – 646.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H, 2011 (cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011).

5.2. Tài liệu tham khảo:

1. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1980, tập 2, tập 23.

2. Viện nghiên cứu phong trào công nhân quốc tế, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Liên xô: Phong trào công nhân quốc tế – Những vấn đề lịch sử và lý luận, Nxb Tiến bộ Mátxcơva và Nxb sự thật, HN 1986, tập 2.

3. Viện Quan hệ Quốc tế, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Tập bài giảng Quan hệ quốc tế, Nxb Chính trị – Hành chính, H.2013.

6. Nội dung

Câu hỏi cốt lõi

chuyên đề phải giải quyết

Nội dung

Câu hỏi đánh giá quá trình

1. Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân là gì ? Vì sao nó là một trong những nhân tố cơ bản bảo đảm sự thắng lợi của giai cấp công nhân trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của mình?

2. Nội dung và hình thức thực hiện chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong bối cảnh hiện nay?

3. Thực hiện chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt nam hiện nay?

1. Cơ sở lý luận, khoa học

1.1. Đặc điểm và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (Giáo trình, trang 37- 41)

1.2. Điều kiện chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử (Liên minh giai cấp, tầng lớp và thực hiện chủ nghĩa quốc tế (Giáo trình, trang 47 – 48)

1.3. Nội dung chủ nghĩa quốc tế và những hình thức thực hiện chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân (Giáo trình, trang 68 – 80).

1.4. Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong bối cảnh mới.

(Giáo trình, trang 80 – 90).

a. Câu hỏi trước giờ lên lớp:

1. Phân tích, làm rõ các nội dung chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

2. Phân tích, làm rõ thực trạng phong trào cộng sản quốc tế hiện nay.

3. Làm rõ mối quan hệ giữa phát huy chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong bối cảnh mới với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

b. Câu hỏi trong giờ lên lớp:

1. Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân là gì?

2. Vì sao giai cấp công nhân có chủ nghĩa quốc tế?

3. Cơ sở hình thành chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân?

4. Làm rõ những đóng góp chủ yếu thể hiện việc thực hiện chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân qua các tổ chức quốc tế (I; II, III).

5. Phân tích, làm rõ một số hình thức hợp tác, trợ giúp quốc tế trực tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ XX.

6. Làm rõ những tác động tiêu cực từ khủng hoảng, sụp đổ CNXH hiện thực đến chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân hiện nay.

7. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế.

8. Những hạn chế, thách thức phong trào cộng sản quốc tế cần khắc phục, vượt qua?

9. Chỉ ra những hoạt động thể hiện nỗ lực xây dựng tập hợp đội ngũ cộng sản toàn cầu sau năm 1991.

10. Thế giới hiện nay đã có nhiều thay đổi, phải chăng chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân không còn?

11. Chỉ ra một số hình thức, sắc thái và kết quả trong thực hiện chủ nghĩa quốc tế của Việt Nam hiện nay.

12. Ý nghĩa việc nghiên cứu chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay?

13. Đồng chí có kiến nghị, đề xuất gì góp phần cùng Đảng và nhân dân Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong bối cảnh hiện nay.

c. Câu hỏi sau giờ lên lớp:

1. Đánh giá những đóng góp việc thực hiện chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân đối với phong trào cộng sản và chủ nghĩa xã hội hiện thực trong thế kỷ XX.

2. Phân tích nội dung và hình thức thực hiện chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân phù hợp với đặc điểm thế giới hiện nay.

3. Làm rõ mối quan hệ giữa phát huy chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong bối cảnh mới với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

2.1. Bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế (Văn kiện Đại hội Đảng XI, trang 66.

2.2. Thực hiện chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay (Giáo trình, trang 90 -92)

2.3. Chủ trương đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới. (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, trang 151-156)

3. Vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết

3.1. Vấn đề thứ nhất: VN đang có những thuận lợi và gặp khó khăn gì trong việc thực hiện chủ nghĩa quốc tế hiện nay?

3.2. Vấn đề thứ hai: Thế giới hiện nay đã có nhiều thay đổi, phải chăng chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân không còn?

3.3. Vấn đề thứ ba: Thực hiện CNQT của GCCN như thế nào trong bối cảnh các quốc gia đều đề cao lợi ích dân tộc?

3.4. Vấn đề thứ tư: Thực hiện chủ nghĩa quốc tế có ý nghĩa thế nào đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

3.5. Vấn đề thứ năm: Làm thế nào để nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc nhận thức về chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân?

3.6. Vấn đề thứ sáu: Nhận diện những vấn đề các thề lực thù địch, phản động đang xuyên tạc, chống phá liên quan đến nội dung chuyên đề.

4. Giải pháp, khuyến nghị giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra

4.1. Nhóm giải pháp về nhận thức.

4.2. Nhóm giải pháp vềđấu tranh, phản bác quan điểm sai trái.

4.3. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

Kết luận bài

7. Yêu cầu với học viên

– Chuẩn bị nội dung thảo luận;

– Làm bài tập;

– Chuẩn bị nội dung tự học;

– Chuẩn bị nội dung câu hỏi trước, sau giờ lên lớp;

– Đọc tài liệu theo hướng dẫn;

– Tập trung nghe giảng, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi, tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến, thảo luận.

IV. Chuyên đề 4

1. Tên chuyên đề: CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ 1917 ĐẾN 1991

2. Số tiết lên lớp: 05 tiết

3. Mục tiêu: Chuyên đề này sẽ trang bị cho học viên:

– Về kiến thức: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực từ sau cách mạng tháng Mười Nga (1917) đến năm 1991.

– Về kỹ năng: Gắn lý luận với thực tiễn, phân tích đánh giá đúng thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực và những vấn đề đang đặt ra đối với chủ nghĩa xã hội hiện thực hiện nay.

– Về thái độ/tư tưởng: Tin tưởng vào chủ nghĩa Mác – Lênin và kiên định lý tưởng xã hội chủ nghĩa; góp phần rèn luyện bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ lý luận chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học

Chuẩn đầu ra

(Sau khi kết thúc bài giảng này, học viên có thể đạt được)

Đánh giá người học

Yêu cầu đánh giá

Hình thức đánh giá

– Về kiến thức:

+ Định nghĩa được chủ nghĩa xã hội hiện thực.

+ Phân tích được các đặc trưng bản chất của CNXH và con đường đi lên CNXH theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin.

+ Đánh giá được thành tựu, khủng hoảng và nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng, suy thoái của CNXH hiện thực từ 1917 đến 1991.

+ Khái quát được những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự khủng hoảng đó đối với sự nghiệp xây dựng CNXH hiện nay.

+ Vận dụng được những bài học rút ra từ sự khủng hoảng của CNXH hiện thực giai đoạn 1917-1991 vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

+ Nhận diện được những vấn đề đang đặt ra đối với công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay và đề xuất giải pháp giải quyết.

+ Tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, đơn vị.

– Tự luận mở

– Vấn đáp nhóm

– Về kỹ năng:

+ Dự báo được triển vọng phát triển của chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh thế giới hiện nay.

+ Tổng kết được những bài học kinh nghiệm cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.

– Về thái độ/Tư tưởng:

+ Bảo vệ được lý luận của CN Mác-Lênin về CNXH.

+ Tin tưởng vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.

5. Tài liệu học tập

5.1. Tài liệu phải đọc:

1. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình cao cấp lý luận chính trị – Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb.Lý luận Chính trị, HN, 2018.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc gia, HN, 2016.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (bổ sung và phát triển), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011.

5.2. Tài liệu tham khảo:

1. PGS,TS Nguyễn Thanh Tuấn, C.Mác, V.I.Lênin với chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.

2. GS,TS Hoàng Chí Bảo, Chủ nghĩa xã hội hiện thực và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, HN, 2012.

3. GS,TS Nguyễn Ngọc Long (chủ biên): Chủ nghĩa Mác – Lênin với vận mệnh và tương lai của chủ nghĩa xã hội hiện thực, Nxb. Chính trị quốc gia, 2009.

6. Nội dung

Câu hỏi cốt lõi

chuyên đề phải giải quyết

Nội dung

Câu hỏi đánh giá quá trình

1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về CNXH gồm những đặc trưng gì và được xây dựng bằng cách nào?

2. Việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội hiện thực (1917 – 1991) có ý nghĩa như thế nào đối với việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái phủ nhận lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin về CNXH?

3. Việc nhận diện nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng chủ nghĩa xã hội hiện thực (1917 – 1991) có thể rút ra những bài học gì cho việc phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương hiện nay?

1.Cơ sở lý luận, khoa học

1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về CNXH và con đường đi lên CNXH:

– Quan niệm về CNXH (Giáo trình, tr.9-13)

– Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội (Giáo trình, tr.94-101)

– Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con đường đi lên CNXH (Giáo trình, tr.101-105)

1.2. Thực tiễn xây dựng CNXH từ 1917 đến 1991

– Sự ra đời, phát triển và khủng hoảng của CNXH hiện thực (1917-1991) (Giáo trình, tr.106-111).

– Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng của CNXH hiện thực (Giáo trình, tr. 111-119)

a. Câu hỏi trước giờ lên lớp:

1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

2. Làm rõ sự ra đời, thành tựu, khủng hoảng và những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng của CNXH hiện thực từ 1917 đến 1991.

b. Câu hỏi trong giờ lên lớp:

1. Hậu quả của việc nhận thức không đúng về thực chất, nội dung và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ.

2. Nhiệm vụ trọng tâm của TKQĐ là gì?

3. Ý nghĩa ra đời của hệ thống các nước XHCN?

4. Sự sụp đổ của CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của 1 mô hình cụ thể hay là sự sụp đổ của học thuyết Mác-Lênin?

5. Chỉ ra những hạn chế của mô hình XH XHCN Xô Viết.

6. Việc áp đặt một cách khiên cưỡng mô hình XHCN Xô Viết vào Việt Nam đã để lại những hậu quả gì?

7. Những hạn chế của địa phương so với lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về CNXH và đề xuất giải pháp khắc phục.

8. Từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến khủng hoảng CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu, nguyên nhân nào có tính chất quyết định? Vì sao?

9. Chỉ ra biểu hiện của những nguyên nhân chủ quan dẫn đến khủng hoảng CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu tại địa phương/ đơn vị?

c. Câu hỏi sau giờ lên lớp:

1. Với sự sụp đổ của CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu, các thế lực thù địch khẳng định rằng: chủ nghĩa Mác-Lênin đã hết thời. Với trách nhiệm của một cán bộ, đảng viên, đ/c phản bác quan điểm này như thế nào?

2. Từ biểu hiện của những nguyên nhân chủ quan dẫn đến khủng hoảng CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu tại địa phương/ đơn vị, đồng chí hãy đề xuất các giải pháp khắc phục những nguyên nhân này.

2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

2.1. Nhận thức về đặc trưng XH XHCN Việt Nam (Giáo trình, tr 170-174)

2.2. Nhận thức về con đường đi lên CNXH (Giáo trình, tr 174-176)

3. Vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết

3.1. Vấn đề thứ nhất: Thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam đã theo kịp lý luận của CN Mác – Lênin về CNXH chưa?

3.2. Vấn đề thứ hai: Làm thế nào để nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc đấu tranh phản bác những luận điểm phủ nhận thành tựu của CNXH hiện thực và nhận thức sai lầm về thực chất sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?

3.3. Vấn đề thứ ba: Làm thế nào để khắc phục tình trạng một số cán bộ Đảng viên ở địa phương yếu kém trong nhận thức lý luận về CNXH?

3.4. Vấn đề thứ tư: Làm thế nào để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng – xã hội ở địa phương/đơn vị?

3.5. Vấn đề thứ năm: Chỉ ra những hạn chế trong chiến lược phát triển các nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.

3.6. Vấn đề thứ sáu: Nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho sự nghiệp XD CNXH ở Việt Nam và địa phương hiện nay?

3.7. Vấn đề thứ bảy: Nhận diện những vấn đề các thề lực thù địch, phản động đang xuyên tạc, chống phá liên quan đến nội dung chuyên đề.

4. Giải pháp, khuyến nghị giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra

4.1. Nhóm giải pháp về nhận thức

4.2. Nhóm giải pháp về đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái

4.3. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

Kết luận bài

7. Yêu cầu với học viên

– Chuẩn bị nội dung thảo luận;

– Thảo luận nhóm;

– Chuẩn bị nội dung tự học;

– Chuẩn bị nội dung câu hỏi trước, trong, sau giờ lên lớp ở Mục 6;

– Đọc tài liệu theo hướng dẫn;

– Tập trung nghe giảng, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi, tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến, thảo luận.

V. Chuyên đề 5

1. Tên chuyên đề: CÁC MÔ HÌNH VÀ TRÀO LƯU XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY

2. Số tiết lên lớp: 05 tiết

3. Mục tiêu: Chuyên đề này sẽ trang bị cho học viên:

– Về kiến thức: Những kiến thức về một số mô hình tiêu biểu của CNXH hiện thực và một số trào lưu xã hội chủ nghĩa trên thế giới hiện nay.

– Về kỹ năng: Phương pháp luận để phân tích, so sánh và nhận diện được sự tương đồng, khác biệt giữa các mô hình CNXH hiện thực và trào lưu xã hội chủ nghĩa hiện nay; Rút ra được những bài học kinh nghiệm, những gợi mở cho việc nghiên cứu và hiện thực hóa mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

– Về thái độ: Niềm tin vào sức sống của chủ nghĩa xã hội thông qua sự nghiệp cải cách đổi mới; nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ đảng viên.

4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học

Chuẩn đầu ra

(Sau khi kết thúc chuyên đề này, học viên có thể đạt được)

Đánh giá người học

Yêu cầu đánh giá

Hình thức đánh giá

– Về kiến thức:

+ Trình bày được những nội dung cơ bản về một số mô hình tiêu biểu của CNXH hiện thực và một số trào lưu xã hội chủ nghĩa trên thế giới hiện nay.

+ So sánh được những nét tương đồng và khác biệt của một số mô hình CNXH hiện thực trên thế giới hiện nay.

+ Đánh giá được những khó khăn, thách thức của các mô hình và trào lưu xã hội chủ nghĩa trên thế giới hiện nay.

+ Vận dụng được những nội dung phù hợp của các mô hình CNXH hiện thực và các trào lưu xã hội chủ nghĩa trên thế giới vào việc thiết kế chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.

+ Nhận diện được những thuận lợi, khó khăn của địa phương, đơn vị trong việc thiết kế chiến lược phát triển kinh tế – xã hội hiện nay.

+ Rút ra được những kinh nghiệm từ các mô hình và trào lưu xã hội chủ nghĩa trên thế giới cho việc phát triển của địa phương, đơn vị.

– Tự luận mở

– Vấn đáp nhóm

– Về kỹ năng:

+ Nâng cao khả năng phân tích, đánh giá, nhận diện, so sánh một cách hệ thống, khoa học, chính xác các mô hình phát triển trên thế giới.

+ Rút ra được những bài học kinh nghiệm cho việc hiện thực hóa mô hình phát triển kinh tế -xã hội ở địa phương/ đơn vị.

– Về thái độ/Tư tưởng:

+ Tin tưởng vào sự phát triển và thành công của chủ nghĩa xã hội trên thế giới và mô hình định hướng XHCN Việt Nam.

+ Khẳng định tính đúng đắn của sự lựa chọn con đường đi lên CNXH ở Việt Nam thông qua sự nghiệp đổi mới; nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ đảng viên.

5. Tài liệu học tập

5.1. Tài liệu phải đọc:

1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (dùng cho đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb Lý luận chính trị, H, 2018.

2. Bộ Ngoại giao Việt Nam: Báo cáo Chính trị tại Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc 18/10/2017.

3. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn, 2016.

5.2. Tài liệu tham khảo:

1. PGS,TS Nguyễn Thanh Tuấn, C.Mác, V.I.Lênin với chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.

2. GS,TS Nguyễn Ngọc Long (chủ biên): Chủ nghĩa Mác – Lênin với vận mệnh và tương lai của chủ nghĩa xã hội hiện thực, Nxb Chính trị quốc gia, 2009.

3. Nguyễn An Ninh (2012): Về mô hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” của khu vực Mỹ – Latinh hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Đinh Công Tuấn (2011): Mô hình phát triển Bắc Âu, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

5. Hội đồng lý luận Trung ương: Đảng cộng sản lãnh đạo quá trình đổi mới tại Việt Nam, cập nhật hóa mô hình phát triển kinh tế xã hội tại Cu Ba, Nxb CTQG, H, 2013.

6. Nội dung

Câu hỏi cốt lõi

chuyên đề phải giải quyết

Nội dung

Câu hỏi đánh giá quá trình

1. Những nét nổi bật của các mô hình chủ nghĩa xã hội hiện nay. Việt Nam có thể tham khảo những vấn đề gì trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay?

2. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai mô hình: chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ý nghĩa của việc nhận thức về vấn đề này?

3. Bài học rút ra cho Việt Nam hiện nay khi nghiên cứu các Trào lưu xã hội dân chủ trên thế giới?

1. Cơ sở lý luận, khoa học

1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội (Giáo trình, trang 94 -105)

1.2. Nội dung các mô hình CNXH hiện nay trên thế giới: Mô hình chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc; Mô hình chủ nghĩa xã hội Cu Ba; Mô hình CNXH của Cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Giáo trình, trang 122- 142).

1.3. Nội dung một số trào lưu xã hội chủ nghĩa trên thế giới hiện nay (Giáo trình, trang 142 -155)

a. Câu hỏi trước giờ lên lớp:

1. Những nội dung cơ bản của các mô hình chủ nghĩa xã hội hiện nay.

2. Nội dung cơ bản của một số trào lưu xã hội chủ nghĩa trên thế giới hiện nay.

b. Câu hỏi trong giờ lên lớp:

1. Nêu một số mô hình phát triển xã hội trên thế giới (cả mô hình TBCN và mô hình XHCN)

2. Điểm giống nhau cơ bản của các mô hình CNXH hiện nay là gì? Vì sao có điểm tương đồng này?

3. Tại sao Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã sụp đổ, song các nước xây dựng CNXH hiện nay đều khẳng định thành tố thứ nhất trong nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lênin?

4. “Ngũ vị nhất thể” là những nội dung gì trong mục tiêu tổng quát của sự nghiệp xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc?

5. Tại sao nói, một trong những khó khăn, thách thức của CNXH đặc sắc Trung Quốc hiện nay là phải tạo ra động lực mới trong phát triển?

6. Đồng chí có thể tham khảo được gì từ quan điểm Văn minh sinh thái của Trung Quốc trong việc thực hiện quan điểm phát triển bền vững ở địa phương, đơn vị?

7. “Trị đảng nghiêm minh” một nội dung trong tư tưởng Tứ toàn diện của ông Tập Cận Bình có ý nghĩa gì đối với công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay?

8. So sánh mô hình CNXH đặc sắc Trung Quốc và mô hình định hướng XHCN Việt Nam?

9. Chính sách coi trọng phát triển kinh tế tư nhân của mô hình các nước xã hội dân chủ Bắc Âu được nhìn nhận như thế nào ở các nước xây dựng CNXH hiện nay?

10. Những vấn đề đặt ra trong phát triển của trào lưu XHDC hiện nay. Rút ra ý nghĩa đối với địa phương/ đơn vị?

11. Đồng chí có nhận xét gì về trào lưu “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”?

12. Những bài học cho công tác của bản thân trong quá trình thực thi nhiệm vụ từ việc đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt của các mô hình phát triển?

c. Câu hỏi sau giờ lên lớp:

1. Đồng chí rút ra những bài học gì cho việc phát triển kinh tế – xã hội địa phương/đơn vị qua nghiên cứu các mô hình CNXH và Trào lưu xã hội dân chủ trên thế giới hiện nay?

2. Nghiên cứu các Trào lưu XHCN gợi ý gì cho đồng chí trong việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KT- XH ở địa phương/đơn vị?

2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

Nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH của Việt Nam thời kỳ đổi mới (Giáo trình, trang 168 – 180)

3. Vấn đề thuecj tiễn đặt ra cần giải quyết

3.1. Vấn đề thứ nhất: Vì sao đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhưng mô hình CNXH đặc sắc Trung Quốc và mô hình định hướng XHCN Việt Nam lại có điểm khác biệt?

3.2. Vấn đề thứ hai: Những nội dung nổi bật của các mô hình CNXH hiện nay mà Việt Nam cần tham khảo trong quá trình xây dựng CNXH.

3.3. Vấn đề thứ ba: Những bài học cho phát triển kinh tế – xã hội địa phương/đơn vị từ việc nghiên cứu những khó khăn thách thức của mô hình CNXH đặc sắc Trung Quốc.

3.4. Vấn đề thứ tư: Những gợi mở cho Việt Nam qua nghiên cứu trào lưu xã hội dân chủ Bắc Âu.

3.5. Vấn đề thứ năm: Nhận diện những vấn đề các thề lực thù địch, phản động đang xuyên tạc, chống phá liên quan đến nội dung chuyên đề.

4. Giải pháp, khuyến nghị giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra

4.1. Nhóm giải pháp về nhận thức

4.2. Nhóm giải pháp về đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái

4.3. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

Kết luận bài

7. Yêu cầu với học viên

– Chuẩn bị nội dung thảo luận;

– Làm bài tập;

– Chuẩn bị nội dung tự học;

– Chuẩn bị nội dung câu hỏi trước, sau giờ lên lớp;

– Đọc tài liệu theo hướng dẫn;

– Tập trung nghe giảng, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi, tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến, thảo luận.

VI. Chuyên đề 6

1. Tên chuyên đề: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

2. Số tiết lên lớp: 05 tiết

3. Mục tiêu: Chuyên đề này sẽ trang bị cho học viên:

– Về kiến thức: Lý luận cơ bản về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Những thời cơ và thách thức đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở VN hiện nay.

– Về kỹ năng: Kỹ năng gắn lý luận với thực tiễn, kỹ năng phân tích, dự báo những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra đối với sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở VN hiện nay.

– Về thái độ/tư tưởng: Củng cố niềm tin và kiên định mục tiêu con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Góp phần rèn luyện bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học

Chuẩn đầu ra

(Sau khi kết thúc chuyên đề này, học viên có thể đạt được)

Đánh giá người học

Yêu cầu đánh giá

Hình thức đánh giá

– Về kiến thức:

+ Phân tích được tính tất yếu của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam;

+ Đánh giá được những thành tựu và hạn chế trong nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH của ĐCS Việt Nam thời kỳ trước đổi mới.

+ Phân tích được những nhận thức mới của ĐCS VN về CNXH và con đường đi lên CNXH trong thời kỳ đổi mới.

+ Khái quát được những thời cơ và thách thức đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay.

+ Nhận diện được những điểm mới trong nhận thức của Đảng về đặc trưng của XH XHCN và con đường đi lên CNXH ở VN.

+ Phát huy được những thời cơ, khắc phục được những thách thức đối với công cuộc đổi mới, xây dựng CNXH ở Việt Nam và địa phương, đơn vị.

+ Vận dụng được lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH của ĐCS Việt Nam phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương.

– Tự luận

– Vấn đáp

– Về kỹ năng:

+ Vận dụng được lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.

+ Xây dựng được phương án cụ thể để hiện thực hóa quan điểm của Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH ở địa phương.

– Về thái độ/Tư tưởng:

+ Củng cố niềm tin và kiên định mục tiêu con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

+ Tin tưởng vào đường lối XD CNXH của Đảng Cộng sản Việt Nam và xác định rõ trách nhiệm cá nhân góp phần XD CNXH ở địa phương, đơn vị.

5. Tài liệu học tập

5.1. Tài liệu phải đọc

1. Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị – Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Lý luận chính trị, H.2018. Tr157-192

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, sửa đổi 2011), Nxb CTQG, H. 2011

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 2016

5.2. Tài liệu tham khảo

1. GS. TS Phùng Hữu Phú, GS.TS Lê Hữu Nghĩa, GS.TS Vũ Văn Hiền, PGS, TS Nguyễn Viết Thông (Đồng chủ biên), Một số vấn đề lý luận – thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở VN qua 30 năm đổi mới, Nxb.Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội, 2016

2. Học viện CTQG HCM, GS, TS Tạ Ngọc Tấn (Chủ biên), Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận từ công cuộc đổi mới, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội – 2015

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1991.

6. Nội dung

Câu hỏi cốt lõi

chuyên đề phải giải quyết

Nội dung

Câu hỏi đánh giá quá trình

1. Tại sao “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” là con đường duy nhất đúng đưa đến thành công của cách mạng Việt Nam?

2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội có điểm mới gì?

3. Sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay đang đứng trước những nguy cơ, thách thức nào? Biểu hiện của những nguy cơ thách thức này ở địa phương/đơn vị?

1. Cơ sở lý luận, khoa học

Chủ nghĩa Mác – Lênin về CNXH và con đường đi lên CNXH (Giáo trình, trang 94-105)

a. Câu hỏi trước giờ lên lớp:

1. Làm rõ quan điểm của C.Mác trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản: Sự sụp đổ của CNTB và sự thắng lợi của CNXH đều là tất yếu như nhau.

2. Phân tích luận điểm: Nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng sáng tỏ hơn.

3. Hệ thống hóa quan điểm của ĐCS VN về nguy cơ chệch hướng XHCN.

b. Câu hỏi trong giờ lên lớp

1. Xác định nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương.

2. Xác định nguyên nhân thất bại của phong trào Đông du và Tây du.

3. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn con đường đi lên CNXH ở VN.

4. Chỉ ra những hạn chế trong nhận thức lý luận về CNXH và XD CNXH thời kỳ trước đổi mới.

5. Chỉ ra những điểm mới mang tính đột phá trong nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở ĐH VII.

6. Chỉ ra và làm rõ nhận thức mới của đảng ta về CNXH và con đường đi lên CNXH tại ĐH X.

7. Nhận diện những hành vi tham nhũng, lãng phí.

8. Xác định biểu hiện của nguy cơ chệch hướng trên lĩnh vực Chính trị tại địa phương và đề xuất giải pháp khắc phục.

9. Xác định biểu hiện của nguy cơ chệch hướng trên lĩnh vực kinh tế tại địa phương và đề xuất giải pháp khắc phục.

10. Xác định biểu hiện của nguy cơ chệch hướng trên lĩnh vực VH-XH tại địa phương và đề xuất giải pháp khắc phục.

c. Câu hỏi sau giờ lên lớp:

1. Xác định ý thức trách nhiệm của người học viên trong việc đấu tranh chống những quan điểm sai trái, xuyên tạc quan điểm của Đảng ta về lựa chọn con đường đi lên CNXH ở Việt nam.

2. Từ nhận thức về cơ sở của việc lựa chọn con đường đi lên CNXH ở VN, Đ/c có đề xuất gì góp phần cùng Đảng và nhân dân tiếp tục kiên định mục tiêu, con đường đi lên CNXH.

3. Từ nhận thức về thời cơ và thách thức đối với công cuộc XD CNXH ở VN, hãy xác định địa phương, đơn vị đồng chí cần phải làm gì để tận dụng tốt nhất thời cơ và vượt qua thách thức để phát triển.

2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

2.1. Tính tất yếu của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam (Giáo trình, trang 157-161)

2.2. Về CNXH và xây dựng CNXH trước đổi mới (Giáo trình, Tr.161-168)

2.3. Về CNXH và con đường đi lên CNXH thời kỳ đổi mới (Giáo trình CNXH, tr168-180)

2.4. Thời cơ, thách thức đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay.

3. Vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết

3.1.Vấn đề thứ nhất: Đánh giá quá trình nhận thức và vận dụng nhận thức mới ở địa phương, đơn vị và giải quyết một số vấn đề thực tiễn đặt ra:

– Thứ nhất: Công cuộc XD CNXH do nhân dân làm chủ, nhưng dân trí còn thấp, năng lực thực thi dân chủ còn nhiều hạn chế.

– Thứ hai: CNH-HĐH gắn với phát triển KT tri thức nhưng chất lượng nguồn nhân lực hiện nay còn thấp.

– Thứ ba: Đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường, nhưng trên thực tế tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường.

3.2. Vấn đề thứ hai: Nhận diện biểu hiện một số nguy cơ, thách thức bên trong ở địa phương, đơn vị và giải quyết một số vấn đề thực tiển đặt ra

– Thứ nhất: Xử lý tình trạng lợi dụng cái gọi là “sự đặc thù” của địa phương để ban hành cái gọi là “chính sách riêng”, “chính sách đặc thù” nhằm mưu đồ phục vụ “lợi ích nhóm”.

– Thứ hai: Xử lý như thế nào đối với việc nhân danh Nguyên tắc tập trung dân chủ để đối phó với cấp trên, cô lập và vô hiệu hóa cấp dưới?

– Thứ ba: Xử lý như thế nào đối với việc quá nhấn mạnh đến chỉ tiêu tăng trưởng, không chú trọng bảo vệ quyền lợi của người lao động, không chú trọng vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo?

3.3.Vấn đề thứ ba: Làm thế nào để nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc nhận thức, tuyên truyền và đấu tranh phản bác những luận điểm sai trái về lựa chọn con đường của Đảng?

3.4.Vấn đề thứ tư: Nhận diện những vấn đề các thề lực thù địch, phản động đang xuyên tạc, chống phá liên quan đến nội dung chuyên đề.

4. Giải pháp, khuyến nghị giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra

4.1. Nhóm giải pháp về nhận thức

4.2. Nhóm giải pháp về đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái

4.3. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

Kết luận bài

7. Yêu cầu với học viên

– Chuẩn bị nội dung thảo luận;

– Làm bài tập;

– Chuẩn bị nội dung tự học;

– Chuẩn bị nội dung câu hỏi trước, sau giờ lên lớp;

– Đọc tài liệu theo hướng dẫn;

– Tập trung nghe giảng, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi, tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến, thảo luận.

VII. Chuyên đề 7

1. Tên chuyên đề: LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

2. Số tiết lên lớp: 05 tiết

3. Mục tiêu: Chuyên đề này sẽ trang bị cho học viên:

Về kiến thức: Lý luận chung về liên minh giai cấp, tầng lớp, từ đó nhận thức được vị trí, vai trò của những giai cấp, tầng lớp và tầm quan trọng của liên minh giữa các giai tầng đó ở Việt Nam hiện nay; đồng thời hiểu rõ được những nội dung và phương hướng cơ bản tăng cường liên minh công – nông – trí thức ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước.

– Về kỹ năng: Vận dụng những kiến thức đã học, nhất là nội dung và phương hướng tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp để phân tích, đánh giá, ứng dụng vào thực tiễn xây dựng đất nước cũng như ở địa phương/đơn vị.

– Về tư tưởng: Nâng cao ý thức góp phần tích cực vào đoàn kết các giai cấp tầng lớp, tăng cường liên minh công – nông – trí thức và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung, cũng như ở địa phương/đơn vị nói riêng.

4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học

Chuẩn đầu ra

(Sau khi kết thúc chuyên đề, học viên có thể đạt được)

Đánh giá người học

Yêu cầu đánh giá

Hình thức đánh giá

– Về kiến thức:

+ Phân tích được tính tất yếu của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

+ Phân tích được vai trò, đặc điểm và nội dung cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay.

+ Khái quát được những quan điểm cơ bản của Đảng nhằm tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

– Vận dụng được quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và Đảng Cộng sản Việt Nam về liên minh giai cấp, tầng lớp vào việc thiết kế và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc tại địa phương.

– Đề xuất được giải pháp trong việc phát huy hiệu quả các mô hình liên kết kinh tế ở địa phương hiện nay.

– Phát huy hiệu quả của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong việc huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

– Thi tự luận

– Vấn đáp nhóm

– Về kỹ năng:

+ Vận dụng được lý luận về liên minh giai cấp, tầng lớp vào xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.

+ Xây dựng được những phương pháp, cách thức giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra ở Việt Nam, địa phương hiện nay

– Về thái độ/Tư tưởng:

+ Tin tưởng, đấu tranh bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.

+ Tham gia tích cự tuyên truyền, tổ chức thực hiện củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cương vị công tác của mình.

5. Tài liệu học tập

5.1. Tài liệu phải đọc:

1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.192 – 225.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu, và bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.43 – 70 và tr.9 – 28.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.156 -166.

5.2. Tài liệu tham khảo:

1. C.Mác, Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 28, (1996), tr.661-662; tập 22, (1995), tr.613-614.

2. GS,TS Phùng Hữu Phú, GS,TS Lê Hữu Nghĩa, GS,TS Vũ Văn Hiền, PGS,TS Nguyễn Viết Thông (Đồng chủ biên), Một số vấn đề lý luận – thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở VN qua 30 năm đổi mới, Nxb.Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội, 2016.

3. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, GS.TS Tạ Ngọc Tấn (Chủ biên) Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận từ công cuộc đổi mới, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2015.

6. Nội dung

Câu hỏi cốt lõi

chuyên đề phải giải quyết

Nội dung

Câu hỏi đánh giá quá trình

1. Tại sao trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cần phải thực hiện liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp?

2. Để một liên minh giai cấp, tầng lớp ở Việt Nam đảm bảo tính bền vững cần phải thực hiện các nguyên tắc và nội dung cơ bản nào?

3. Để củng cố, tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra những phương hướng gì?

1. Cơ sở lý luận, khoa học

1.1. Quan niệm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về liên minh giai cấp, tầng lớp (Giáo trình, tr192-194)

1.2 Quan niệm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tính tất yếu của liên minh giai cấp, tầng cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Giáo trình, tr194-198)

1.3. Quan niệm của Chủ nghĩa Mác- Lê nin về vị trí, vai trò các giai cấp, tầng lớp ( C.Mác-Ph.Anwghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, t22, trang715; V.I.Lê nin toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H2005, t1 trang 552, và t36, trang 217)

a. Câu hỏi trước giờ lên lớp:

1. Hãy làm rõ sự cần thiết phải liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp cơ bản ở Việt Nam hiện nay? Địa phương/đơn vị đồng chí đã làm gì để phát huy hiệu quả của liên minh giai cấp, tầng lớp vào phát triển kinh tế – xã hội?

2. Việc phát huy vai trò của liên minh giai cấp, tầng lớp ở địa phương, đơn vị đồng chí đang gặp phải những khó khắn, cản trở gì?

b. Câu hỏi trong giờ lên lớp:

1. Vì sao GCCN là giai cấp tiên tiến, nhưng khi tiến hành cách mạng lại phải liên minh với giai tầng khác?

2. Xu hướng phân hóa giàu nghèo trong xã hội hiện nay có tác động như thế nào đến việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc?

3. Đội ngũ doanh nhân có vai trò gì góp phần tăng cường liên minh công – nông – trí thức ở nước ta hiện nay?

4. Thực hiện tốt qui chế và pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở có tác động gì đến việc tăng cường liên minh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc?

5. Tại sao phải nâng cao chất lượng các tổ chức CT-XH, nghề nghiệp của các giai cấp, tầng lớp?

c. Câu hỏi sau giờ lên lớp:

1. Việc nghiên cứu lý luận liên minh giai cấp, tầng lớp có ý nghĩa gì đối với việc kiến tạo và đảm bảo tính bền vững các liên minh, liên kết ở địa phương hiện nay?

2. Địa phương đồng chí đã làm gì để phát huy hiệu quả vai trò của các giai cấp, tầng lớp vào phát triển kinh tế – xã hội?

2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

2.1. Xuất phát từ đặc điểm Việt Nam quá độ lên CNXH (Giáo trình, tr.165)

2.2. Vị trí, vai trò các giai cấp, tầng lớp ở Việt Nam hiện nay (Giáo trình, tr199-206; Văn kiện ĐH7, tr.114)

2.3. Đặc điểm và tầm quan trọng của liên minh giai cấp, tầng lớp trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam (Giáo trình, tr.206-212), Văn kiện HNTƯ7 (khóa IX), tr.86; NQTƯ6 (khóa X), tr43; Văn kiện HNTƯ7 (khóa X), tr123-124; tr.81-82)

2.4. Nguyên tắc của liên minh (Giáo trình, tr.213)

2.5. Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp ở Việt Nam hiện nay (Giáo trình, tr.212-215)

2.6. Phương hướng tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp ở Việt Nam hiện nay (Giáo trình, tr.215-224)

3. Vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết

3.1. Vấn đề thứ nhất: Hiện nay các địa phương đang tích cực củng cố, tăng cường liên minh công – nông – trí thức, nhưng thực tế lại đang có nhiều mô hình liên minh, liên kết kinh tế không bền vững, kém hiệu quả.

3.2. Vấn đề thứ hai:

Làm thế nào khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, cát cứ, phân tán trong xu hướng đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiêp, nông dân, nông thôn.

3.3. Vấn đề thứ ba: Sự chênh lệch về giá cả giữa sản phẩm hàng hóa nông nghiệp với sản phẩm hàng hóa công nghiệp, khoa học ngày càng doãng ra đặt ra vấn đề nguy cơ phá vỡ liên minh.

3.4. Vấn đề thứ tư:

Tình trạng lao động trẻ có xu hướng ly nông, ly hương đặt ra vấn đề chuyển giao khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, gắn tri thức với nông dân hiện nay như thế nào.

3.5. Vấn đề thứ năm: Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, nông dân mất đất, thiếu việc làm, nông thôn bất ổn định về chính trị, trật tự, an toàn xã hội, vấn đề đặt ra là tiềm ẩn nguy cơ liên minh công – nông – trí khó thực hiện.

3.6. Vấn đề thứ sáu: Nhận diện những vấn đề các thề lực thù địch, phản động đang xuyên tạc, chống phá liên quan đến nội dung chuyên đề.

4. Giải pháp, khuyến nghị giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra

4.1. Nhóm giải pháp về nhận thức

4.2. Nhóm giải pháp về đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái

4.3. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

Kết luận bài

7. Yêu cầu với học viên

– Chuẩn bị nội dung thảo luận;

– Làm bài tập;

– Chuẩn bị nội dung tự học;

– Chuẩn bị nội dung câu hỏi trước, sau giờ lên lớp;

– Đọc tài liệu theo hướng dẫn;

– Tập trung nghe giảng, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi, tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến, thảo luận.

VIII. Chuyên đề 8

1. Tên chuyên đề: DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

2. Số tiết lên lớp: 05 tiết

3. Mục tiêu: Chuyên đề này sẽ trang bị cho học viên:

– Về kiến thức: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ và bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; Những yếu tố tác động tới quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Phương hướng và giải pháp trong việc xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

– Về kỹ năng: Vận dụng lý luận dân chủ vào xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra ở Việt Nam, địa phương, đơn vị.

– Về tư tưởng: Tin tưởng vào đường lối dân chủ hóa của Đảng và thấy rõ trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học

Chuẩn đầu ra

(Sau khi kết thúc chuyên đề này, học viên có thể đạt được)

Đánh giá người học

Yêu cầu đánh giá

Hình thức đánh giá

– Về kiến thức:

+ Giải thích được quan niệm về dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Phân tích được quá trình hình thành và bản chất nền dân chủ XHCN.

+ Đánh giá được những yếu tố tác động đến xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

+ Khái quát được phương hướng, giải pháp của Đảng về xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay.

– Phân biệt nền dân chủ tư sản với nền dân chủ XHCN.

– Khắc phục được những yếu tố tác động tiêu cực tới xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam.

– Phát huy được những yếu tố tác động tích cực đến xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam.

– Đề xuất được những giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở tại địa phương, đơn vị

– Thi tự luận

– Thi vấn đáp

– Về kỹ năng:

+ Vận dụng được lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ vào phát huy dân chủ ở cơ sở.

+ Đánh giá được quá trình thực hiện dân chủ ở địa phương, đơn vị và đề xuất kiến nghị, giải pháp.

– Về thái độ/Tư tưởng:

+ Tin tưởng vào quan điểm: Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước.

+ Đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái về DC XHCN.

5. Tài liệu học tập

5.1. Tài liệu phải đọc:

– Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Cao cấp lý luận, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2018, tr.226-254.

– Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr. 84, 85, 158, 698.

– Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia-sự thật, Hà Nội, 2016, tr.166-170; tr.266-308

5.2. Tài liệu tham khảo:

– Đỗ Trung Hiếu: Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2018.

– UBTVQH (2007), Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ban hành ngày 20/4/2007.

– Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết Thông (đồng chủ biên): Một số vấn đề lý luận – thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2016, tr50-176.

6. Nội dung

Câu hỏi cốt lõi

chuyên đề phải giải quyết

Nội dung

Câu hỏi đánh giá quá trình

1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện trên những phương diện nào?

2. Quá trình xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam chịu sự tác động của những yếu tố nào? Những yếu tố đó tác động như thế nào đến việc thực hiện dân chủ ở địa phương, đơn vị?

3. Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra những phương hướng, giải pháp gì xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay?

1. Cơ sở khoa học lý luận

1.1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ (Giáo trình, tr.226-230)

1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ (Giáo trình, tr.230) 1.3. Lịch sử hình thành các nền dân chủ (Giáo trình, tr.232-235)

1.4. Chủ nghĩa Mác – Lênin về bản chất nền dân chủ XHCN (Giáo trình, tr.238)

a. Câu hỏi trước giờ lên lớp:

1. Đồng chí hãy làm rõ quá trình hình thành và phát triển của các nền dân chủ.

2. Xác định những yếu tố tác động đến xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam?

b. Câu hỏi trong giờ lên lớp:

1. Có 5 HTTKT – XH tại sao chỉ có ba nền dân chủ?

2. Điểm mới về dân chủ trong Văn kiện Đại hội XII?

3. Tư tưởng tiểu nông, tâm lý sản xuất nhỏ ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở?

4. Tàn dư tư tưởng phong kiến tác động như thế nào đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân?

5. Để thực hiện được quyền giám sát người dân phải có những điều kiện gì?

6. Đồng chí hiểu như thế nào về thực hiện dân chủ trong điều kiện một đảng cầm quyền?

7. Tại sao thực hành dân chủ trong Đảng là trung tâm để thực hành dân chủ ngoài xã hội? Nội dung, điều kiện thực hành dân chủ trong Đảng là gì?

8. Nêu những biểu hiện vi phạm quyền làm chủ của người dân trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – tư tưởng ở đơn vị/địa phương đồng chí.

c. Câu hỏi sau giờ lên lớp:

1. Đồng chí có đề xuất giải pháp gì để phát huy dân chủ ở địa phương, đơn vị?

2. Đồng chí có đóng góp gì vào xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ XHCN ở nước ta hiện nay?

3. Hiện thực hóa các giải pháp xây dựng nền dân chủ ở nước ta vào địa phương, đơn vị đồng chí có gặp khó khăn gì?

4- Nghiên cứu lý luận dân chủ của chủ nghĩa Mác – Lênin có ý nghĩa gì đối việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương/đơn vị

2. Quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam

2.1. Quan niệm của ĐCS VN về dân chủ (Văn kiện ĐHXI, tr.84-85; ĐHXII, tr.166)

2.2. Về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 18/02/1998 về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở)

2.3. Những yếu tố thuận lợi tác động tới xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam (Giáo trình, tr242-243)

2.4. Những yếu tố cản trở tới xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam (Giáo trình, tr.243-245)

2.5. Phương hướng, giải pháp xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay (Giáo trình, tr.245-253)

3. Những vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết

3.1. Vấn đề thứ nhất:

Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền dân chủ và quyền làm chủ cho nhân dân nhưng tình trạng nhận thức về dân chủ của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân hiện nay còn hạn chế.

3.2. Vấn đề thứ hai: Bảo đảm quyền dân chủ trong khi tình trạng dân chủ hình thức, chuyên quyền độc đoán trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị hiện nay còn khá phổ biến.

3.3. Vấn đề thứ ba: Thực tiễn áp dụng hình thức “cạnh tranh trong bầu cử, bổ nhiệm cán bộ” có dẫn đến nguy cơ mất đoàn kết, thống nhất trong cơ quan, đơn vị không?

3.4. Vấn đề thứ tư: Phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân và vấn đề năng lực thực hiện dân chủ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân hiện nay còn hạn chế, yếu kém.

3.5. Vấn đề thứ năm: Tình trạng lợi dụng dân chủ làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội ở một số nơi.

3.6. Vấn đề thứ sáu: Nhận diện những vấn đề các thề lực thù địch, phản động đang xuyên tạc, chống phá liên quan đến nội dung chuyên đề.

4. Giải pháp, khuyến nghị giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

4.1. Nhóm giải pháp về nhận thức

4.2. Nhóm giải pháp về đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái

4.3. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

Kết luận bài

7. Yêu cầu với học viên

– Chuẩn bị nội dung thảo luận;

– Làm bài tập;

– Chuẩn bị nội dung tự học;

– Chuẩn bị nội dung câu hỏi trước, sau giờ lên lớp;

– Đọc tài liệu theo hướng dẫn;

– Tập trung nghe giảng, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi, tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến, thảo luận.

IX. Chuyên đề 9

1. Tên chuyên đề: GIA ĐÌNH VÀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2. Số tiết lên lớp: 05 tiết

3. Mục tiêu: Chuyên đề này sẽ trang bị cho học viên:

– Về kiến thức: Những lý luận cơ bản về gia đình và xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

– Về kỹ năng: Cách thức tổ chức giải quyết các vấn đề đặt ra và thực hiện hiệu quả chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về gia đình và công tác xây dựng gia đình tại địa phương, đơn vị.

– Về tư tưởng: Nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân trong việc tuyên truyền, tổ chức thực hiện xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học

Chuẩn đầu ra

(Sau khi kết thúc chuyên đề này học viên có thể đạt được)

Đánh giá người học

Yêu cầu đánh giá

Hình thức đánh giá

– Về kiến thức:

+ Giải thích được quan niệm về gia đình

+ Phân tích được vị trí, chức năng và những biến đổi cơ bản của gia đình hiện nay.

+ Phân tích được các yếu tố tác động đến gia đình và những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay.

+ Khái quát được những quan điểm và giải pháp cơ bản của Đảng trong việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay.

+ Vận dụng quan điểm của Đảng về xây dựng gia đình Việt Nam vào việc thiết kế và tổ chức thực hiện các kế hoạch xây dựng gia đình ở địa phương.

+ Nhận diện được sự biến đổi của gia đình và những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng gia đình ở địa phương hiện nay.

+ Khắc phục được những yếu tố tác động tiêu cực và phát huy những yếu tố tích cực đến việc xây dựng gia đình ở địa phương.

– Tự luận mở

– Vấn đáp nhóm

– Về kỹ năng:

+ Đánh giá được thực trạng và những vấn đề đặt ra hiện nay trong việc xây dựng gia đình ở địa phương.

+ Tổ chức thực hiện được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về gia đình và công tác xây dựng gia đình tại địa phương

– Về thái độ/Tư tưởng:

+ Tin tưởng và tích cực tham gia tuyên truyền chủ trương của Đảng về xây dựng gia đình mới no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.

+ Xác định được trách nhiệm của cá nhân trong việc tổ chức thực hiện xây dựng gia đình văn hóa ở địa phương.

5. Tài liệu học tập

5.1. Tài liệu phải đọc:

1.Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Hệ cao cấp lý luận chính trị, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2018

2. C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, tập 21, “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr43-129.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016.

5.2. Tài liệu tham khảo:

1. Luật hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.

2. Luật Bình đẳng giới, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.

3. Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”.

6. Nội dung

Câu hỏi cốt lõi

chuyên đề phải giải quyết

Nội dung

Câu hỏi đánh giá quá trình

1. Gia đình có những vị trí, chức năng cơ bản nào?

3. Việc thực hiện mục tiêu “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh” đang chịu sự tác động của những yếu tố nào?

3. Để xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay cần thực hiện những quan điểm và giải pháp nào?

1. Cơ sở lý luận, khoa học về gia đình

1.1. Quan niệm về gia đình (Giáo trình, tr.256-258)

1.2. Vị trí của gia đình (Giáo trình, tr.258-260)

1.3. Các chức năng cơ bản của gia đình (Giáo trình, tr.260 -265)

a. Câu hỏi trước giờ lên lớp:

1. Làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí và chức năng của gia đình.

2. Hãy đánh giá những kết quả và hạn chế trong công tác xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay?

3. Cần làm gì để xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc văn minh?

b. Câu hỏi trong giờ lên lớp:

1. Tại sao nói gia đình là tế bào của xã hội?

2. Làm rõ mối quan hệ giữa gia đình – cá nhân và xã hội.

3. Đồng chí hãy làm rõ sự biến đổi các chức năng cơ bản của gia đình hiện nay? Những biến đổi đó tác động như thế nào đối với việc xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay?

4. Những khó khăn, tồn tại trong việc xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh ở địa phương đồng chí là gì?

5. Trong việc thực hiện gia đình theo các tiêu chí no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh ở địa phương đồng chí, đâu là tiêu chí khó thực hiện nhất, vì sao?

6. Các Đồng chí gặp khó khăn, trở ngại gì trong việc thực hiện bình xét và công nhận gia đình văn hóa ở địa phương?

7. Biểu hiện hình thức trong việc bình xét và công nhân gia đình văn hóa ở địa phương đồng chí?

8. Yếu tố nào tác động rõ rệt nhất đến việc xây dựng gia đình ở địa phương đồng chí?

9. Nội dung công tác gia đình có tác động đến kết quả của việc xây dựng gia đình như thế nào?

10. Vai trò và trách nhiệm của các chủ thể tham gia thực hiện công tác xây dựng gia đình được thể hiện như thế nào?

11. Trong công tác xây dựng gia đình ở địa phương, vấn đề nào cần được ưu tiên giải quyết trước hết?

12. Kinh nghiệm giải quyết một số vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng gia đình ở địa phương đồng chí?

13.Những kiến nghị, đề xuất của đồng chí trong công tác xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh ở địa phương.

c. Câu hỏi sau giờ lên lớp:

1. Hãy làm rõ vai trò, vị trí và chức năng của gia đình đối với cá nhân và xã hội.

2. Đồng chí hãy làm rõ những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến việc xây dựng gia đình ở địa phương đồng chí.

3. Theo đồng chí, để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh cần thực hiện những giải pháp nào? Vai trò, trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, quản lý trong xây dựng gia đình ở địa phương đồng chí hiện nay?

2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

1.1. Quan niệm của ĐCS VN về gia đình, vị trí, chức năng cơ bản của gia đình (Giáo trình, tr256-264)

1.2 Tiêu chí xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, H.2016, tr128)

1.3. Tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa (Nghị định số 122/2018/NĐ-CP về quy định xét tặng danh hiệu “gia đình văn hóa:, “thôn văn hóa” “làng Văn hóa”, “ấp văn hóa”, “bản văn hóa”” tổ dân phố văn hóa”)

1.4. Những yếu tố tác động đến việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay (Giáo trình, tr 266-269)

1.5 Nội dung công tác gia đình (Nghị định số 02/2013/NĐ-CP Hà Nội ngày 03/01/2013 quy định về công tác gia đình)

1.6. Quan điểm và giải pháp xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay (Giáo trình, tr272-280).

3. Vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết

3.1. Vấn đề thứ nhất: Nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của gia đình, xây dựng gia đình còn hạn chế làm cho việc thực hiện các chức năng của gia đình đang gặp nhiều khó khăn.

3.2. Vấn đề thứ hai: Những năm gần đây, gia đình Việt Nam đã và đang xuất hiện nhiều tình huống “có vấn đề” cần được giải quyết như: tình trạng ly hôn, tình trạng bạo lực gia đình, mất cân bằng giới tính, “hôn nhân đồng giới”, tình trạng lỏng lẻo trong mối quan hệ giữa các thành viên….

3.3. Vấn đề thứ ba:

Mâu thuẫn giữa nhu cầu cần bảo lưu, giữ gìn, phát huy những giá trị của gia đình truyền thống với việc tiếp thu những giá trị hiện đại tiến bộ trong xây dựng gia đình dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.

3.4. Vấn đề thứ tư: Làm gì để thực hiện tốt 4 tiêu chí no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh đối với những hộ gia đình còn đói nghèo và tồn tại nhiều hủ tục ở một số địa phương.

3.5. Vấn đề thứ năm: Làm thế nào để khắc phục bệnh thành tích trong việc bình xét, công nhận gia đình văn hóa ở địa phương hiện nay?

3.6. Vấn đề thứ sáu: Giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa với sự xuống cấp về mặt đạo đức, lối sống ở một số gia đình Việt Nam hiện nay?

3.7. Vấn đề thứ bảy: Nhận diện những vấn đề các thề lực thù địch, phản động đang xuyên tạc, chống phá liên quan đến nội dung chuyên đề.

4. Giải pháp, khuyến nghị giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

4.1. Nhóm giải pháp về nhận thức

4.2. Nhóm giải pháp về đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái

4.3. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

Kết luận bài

7. Yêu cầu với học viên

– Chuẩn bị nội dung thảo luận;

– Làm bài tập;

– Chuẩn bị nội dung tự học;

– Chuẩn bị nội dung câu hỏi trước, sau giờ lên lớp;

– Đọc tài liệu theo hướng dẫn;

– Tập trung nghe giảng, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi, tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến, thảo luận.

Back to top button