Hỏi đáp

4 mẫu Bản tường trình được dùng thông dụng nhất 2023

1. Mẫu Bản tường trình viết tay được sử dụng phổ biến nhất

1.1 Mẫu Bản tường trình sự việc

1.2 Mẫu bản tường trình tai nạn

1.3 Mẫu Bản tường trình vi phạm nội quy

1.4 Mẫu Bản tường trình viết tay cho học sinh

2. Khi nào cần viết Bản tường trình?

Bản tường trình là văn bản được sử dụng tương đối phổ biến ở các cơ quan, tổ chức, công ty đến trường học. Văn bản này được sử dụng khi có một sự việc nào đó xảy ra để lại những hậu quả xấu, người viết bản tường trình thường là chủ thể gây ra hành vi đó.

Bản tường trình ghi lại chi tiết sự việc đã xảy ra nhằm giúp cơ quan chức năng, người có thẩm quyền giải quyết nắm rõ được quá trình diễn ra sự việc (gồm nguyên nhân, diễn biến và kết quả) để từ đó có được phương hướng giải quyết và chế tài xử lý phù hợp.

Trong thực tế cuộc sống hàng ngày, bản tường trình thường được dùng trong các trường hợp:

– Học sinh vi phạm nội quy trường, lớp học (đi học muộn, trốn học, đánh nhau,…)

– Khi xảy ra vụ tai nạn giao thông;

– Trong một vụ bị mất trộm, mất cắp tài sản nào đó…

3. Nội dung, bố cục chuẩn của Bản tường trình

Thể thức Bản tường trình gồm các nội dung sau:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa);

– Địa điểm, thời gian tường trình (ghi góc bên phải);

– Tên văn bản (ghi chính giữa, in hoa và bôi đậm);

– Người hoặc cơ quan nhận bản tường trình;

– Nội dung bản tường trình;

– Kết thúc (ghi lời đề nghị, cam đoan; chữ ký và họ tên người làm tường trình).

4. Hướng dẫn cách viết Bản tường trình đầy đủ, chuẩn xác nhất

Viết Bản tường trình không quá phức tạp, ai cũng có thể viết được. Tuy nhiên, viết sao cho đúng, đủ và cho hay thì không phải ai cũng làm được.

Bản tường trình thường chỉ được sử dụng khi có một việc xấu hoặc việc gây hậu quả xấu xảy ra, được lập bởi chính cá nhân người vi phạm hoặc có liên quan. Vì thế, khi lập Bản tường trình phải đảm bảo cung cấp được đầy đủ thông tin sau:

  • Địa điểm, thời gian xảy ra sự việc.
  • Những người có liên quan đến sự việc.
  • Trình tự, diễn biến sự việc.
  • Nguyên nhân sự việc.
  • Mức độ thiệt hại (nếu có).
  • Trách nhiệm của người viết trong trường hợp sự việc đó gây ra hậu quả.

Bản tường trình thường bắt đầu bằng Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa) và kết thúc bằng lời cam kết của cá nhân (cam kết thông tin chính xác hoặc cam kết không tái phạm…); ký, ghi rõ họ tên.

Phần nội dung bản tường trình được xem là phần quan trọng nhất, do đó người viết cần trình bày lại sự việc một cách ngắn gọn nhưng phải đảm bảo đầy đủ các nội dung chính. Trong đó, các nội dung

Lưu ý: Tường trình là việc một cá nhân tự kể lại sự việc, vì thế, các nội dung kê khai trong Bản tường trình cần đảm bảo chính xác. Bởi người kê khai sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin được trình bày trong Bản tường trình do mình viết.

Trên đây là một số mẫu Bản tường trình phổ biến. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ cụ thể.

Back to top button