Tranh

Vẽ tĩnh vật căn bản – Các bước giãn lược hình

Tĩnh vật đã không còn xa lạ gì với chúng ta nữa rồi đúng không nào, đặc biệt với những bạn nào có nguyện vọng học tại trường ĐH Tôn Đức Thắng thì càng không thể bỏ qua. Hôm nay Zest muốn chia sẻ đến cho các bạn về “các bước giản lược hình” của tĩnh vật để giúp các bạn có thể cải thiện khả năng dựng hình của mình trong môn học này.

Trước tiên mình sẽ nói sơ qua về khái niệm “giản lược hình” để các bạn có hình dung rõ hơn về nó nha!

  • Giản lược hình là một phương pháp đơn giản hóa hình mẫu. Nói rõ hơn để các bạn hiểu đó là đưa những mẫu vẽ trở thành những hình 2D cơ bản (ví dụ: hình vuông, tam giác, hình thang…)
  • Mục đích của phương pháp này để giúp các bạn dễ canh đối xứng các vật có đường cong.
  • Để giản lược hình, các bạn cần nắm được các yếu tố sau:
  1. Điểm neo: Là điểm nối của các bộ phận của mẫu.

Lưu ý: Điểm neo cần được xác định bởi người vẽ bởi vì nó không tồn tại trên mẫu.

  • Xác định điểm neo đúng sẽ giúp vẽ đúng hướng, chính xác hơn. Bên cạnh đó còn giúp phân biệt từng phần của vật
  1. Trục ngang: Đây là trục chia đôi 1 mặt phẳng hay hình khối của vật theo phương ngang.

Tác dụng: Thường được dùng để đánh dấu trục ngang của mặt phẳng elip và xác định hướng của vật đúng hơn.

  1. Trục dọc: Đây là trục chia đôi 1 mặt phẳng hay hình khối của vật theo phương dọc.

Tác dụng: Đảm bảo vẽ đối xứng về hai bên và xác định hướng của vật đúng hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn đánh bóng nền hiệu quả trong môn hình họa chì

Dưới đây là các bước giản lược hình ở các mẫu mình muốn gửi đến các bạn

Giản lược hình “bình sứ”

Bước 1: Chia mẫu thành nhiều phần. Đánh dấu trục ngang, trục dọc, điểm neo.

Bước 2: Nối các điểm neo lại thành những hình cơ bản.

Bước 3: Vẽ elip. Hoàn thiện hình.

Giản lược hình “cái chén”

Bước 1: Xác định điểm neo, trục ngang và trục dọc. Phác những đường nét đơn giản.

Bước 2: Phác thảo hình thành những hình học cơ bản (vd: hình chữ nhật, hình thang, tam giác…)

Bước 3: Hoàn thiện hình. Bo tròn những đường cong có trong vật.

Xem thêm: Các bước đánh bóng sáng – tối

Để dựng hình tốt hơn thì ngoài lên mạng học hỏi tìm tòi kiến thức, các bạn cần phải thực hành thật nhiều lên nhé! Chỉ có vẽ thật nhiều mới giúp bạn cải thiện chuyên môn thôi. Người ta có câu “có công mài sắt, có ngày nên kim” đúng không cả nhà.

Vậy là bài hướng dẫn cũng đã kết thúc rồi. Hẹn gặp lại các bạn ở các tips vẽ khác xịn sò hơn nữa nhé.

Học vẽ tại nhà với các tips vẽ do Zest chia sẻ: Tự học vẽ cùng Zest

Tác giả: GV Uyên Nhy – Team Zest luyện thi

Lưu ý: Bài viết thuộc sở hữu trí tuệ của Zest Art, nghiêm cấm sao chép nội dung và hình ảnh dưới mọi hình thức.

Back to top button