Văn học

Soạn bài Bình Ngô đại cáo | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 10

Đọc văn bản

Câu 1 trang 34 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Tác giả nêu ra quan điểm nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Việc Nguyễn Trãi nêu ra quan điểm nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm đưa ra quan điểm của cá nhân về vấn đề “nhân nghĩa” dựa trên khái niệm gốc của Nho gia. Đồng thời, làm tiền đề cho toàn bài cáo, cho độc giả thấy được khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, có mục đích rõ ràng và lấy dân làm gốc.

Câu 2 trang 34 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Ở đoạn 2, tác giả cho thấy giặc Minh đã gây ra những tội ác gì trên đất nước ta?

Trả lời:

Ở đoạn 2, tác giả cho thấy giặc Minh đã gây ra những tội ác trên đất nước ta:

– Thừa cơ gây họa khi chính sự Đại Việt chưa yên ổn, gây nhiễu loạn.

– Sử dụng những thủ đoạn tàn ác làm khổ nhân dân (Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ).

– Đánh thuế, Hành hạ, đánh đập nhân dân, bắt dân ta làm phục dịch suốt hơn 20 năm (ép xuống biển mò ngọc; đãi cát tìm vàng trong rừng sâu, nước độc).

– Vơ vét, bóc lột của cải của dân ta.

Câu 3 trang 36 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Dựa vào những hình ảnh ở cuối đoạn 3a (“Nhân dân…lấy ít địch nhiều”), bạn hãy dự đoán về diễn biến tiếp theo của cuộc khởi nghĩa.

Trả lời:

– Những hình ảnh ở cuối đoạn 3a thể hiện sự quyết tâm chống giặc để giành lại độc lập tự do cho dân tộc như: dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới; lấy yếu chống mạnh, đoàn kết, …

– Từ đó có thể hình dung ra rằng, diễn biến tiếp theo của cuộc khởi nghĩa chính là sức mạnh của sự đoàn kết dân tộc sẽ lên ngôi. Sự đồng lòng, quyết tâm mạnh mẽ ấy sẽ giúp đất nước giành được thắng lợi, đánh đuổi được hết bọn giặc ngoại xâm.

Câu 4 trang 38 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Bạn hình dung như thế nào về khí thế chiến thắng của nghĩa quân trong đoạn 3b?

Trả lời:

Sau khi đọc xong đoạn 3b, có thể cảm thấy rằng khí thế chiến thắng của nghĩa quân như đang lan rộng khắp nơi, càng đánh càng hăng, tinh thần ấy chưa có lúc nào hạ nhiệt; đánh bởi sự căm phẫn tột độ trước những tội ác mà bọn giặc đã gây ra cho dân tộc trong suốt 20 năm qua. Bên cạnh đó, là sự thất bại hàng loạt của bọn giặc ngoại xâm, càng khiến tinh thần chiến đấu trở nên mạnh mẽ và có động lực hơn bao giờ hết.

Câu 5 trang 39 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: So với các đoạn trên, giọng nghị luận ở đoạn này có gì khác biệt?

Trả lời:

So với các đoạn trên, giọng nghị luận ở đoạn này mang tính chất tổng kết toàn bài hay chính là sự tổng kết những cuộc chiến thắng lịch sử vang dội của dân tộc. Vì vậy, giọng điệu nghị luận trở nên hùng hồn, tự hào, vui mừng, mang một niềm tin mới cho đất nước sau khi đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm.

Back to top button