Văn học

Hướng dẫn cách đọc bảng kiểm tra thị lực chuẩn nhất

Ngày nay, sử dụng bảng kiểm tra thị lực khi tiến hành khám mắt được dùng hầu hết tại các phòng khám, bệnh viện. Nhưng ít ai nắm rõ được quy trình kiểm tra thị lực đúng cách. Bài viết dưới đây, Mắt kính Nam Quang sẽ chia sẻ đến bạn cách đọc bảng kiểm tra thị lực chuẩn nhất mà bạn không nên bỏ qua.

cach doc bang kiem tra thi luc

I. Quy trình đo thị lực chuẩn nhất hiện nay

Quy trình đo thị lực chuẩn được thực hiện qua 4 bước, riêng với các trường hợp trẻ em, người lần đầu đeo kính, dấu hiệu bệnh lý,… bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp và máy móc điều trị, dùng thuốc và đo lại nhiều lần.

  • Bước 1: Đo mắt bằng máy khúc xạ kế tự động để chọn số kính được phù hợp.
  • Bước 2: Sử dụng mặt nạ thị lực và kính thử khác nhau, đọc chữ cái và ký tự trên màn hình.
  • Bước 3: Đeo kính thử từ 15-20 phút, tiến hành nhìn xa và nhìn gần để mắt được thích nghi với độ kính đang đeo.
  • Bước 4: Trong quá trình thử kính nếu xảy ra các trường hợp đau đầu, chóng mặt, nhức mỏi mắt …. thì cần báo lại với bác sĩ.

II. Các loại bảng thị lực sử dụng phổ biến hiện nay

Bảng thị lực được chia thành 2 loại tùy vào đối tượng và hình thể khác nhau:

  • Bảng đo nhìn xa: bảng C, bảng E, Snellen và bảng hình
  • Bảng đo nhìn gần: bảng Parinaud và bảng thẻ

1. Bảng đo thị lực chữ C

Bảng đo thị lực chữ C áp dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em và người không biết chữ. Với kết cấu bảng là các vòng tròn hở giống chữ C với phần hở xoay theo 4 hướng trên – dưới – trái – phải.

Bảng đo thị lực chữ C tiêu chuẩn có kích thước và khoảng cách nhỏ dần từ trên xuống gồm 11 dòng.

Cách dùng: Người được đo ngồi cách bảng 5m và chỉ đúng chiều xoay của chữ C.

cach doc bang kiem tra thi luc

2. Bảng chữ cái cận thị chữ E

Bảng chữ cái cận thị chữ E phù hợp cho mọi đối tượng. Gồm các chữ E xoay theo nhiều hướng khác nhau, kích thước giảm dần từ trên xuống.

Cách dùng: Người đo chỉ đúng hướng xoay của chữ E hoặc dùng miếng nhựa hình chữ E xoay đối chiếu với hình nhìn được trên bảng đo thị lực. Người được đo ngồi cách bảng 5m.

cach doc bang kiem tra thi luc

3. Bảng đo mắt cận thị Snellen

Bảng đo thị lực Snellen dùng cho đối tượng biết chữ, gồm các chữ cái in hoa L,F,O,D,I,E với 11 dòng. Bảng đo tiêu chuẩn với dòng đầu tiên có 1 chữ cái kích thước lớn nhất, sau đó số chữ tăng lên với kích thước nhỏ dần.

Cách dùng: Đọc đúng tên chữ cái lần lượt theo hướng dẫn từ trên xuống và từ trái sang phải. Khoảng cách giữa bảng với người cần đo là 5m.

cach doc bang kiem tra thi luc

4. Bảng đo thị lực hình

Bảng đo thị lực hình dùng cho đối tượng trẻ em nhận biết được hình ảnh con vật, đồ vật và người không biết chữ. Với thiết kế là hình ảnh đồ vật và con vật khác nhau, kích thước nhỏ dần từ trên xuống.

Cách dùng: Người được đo cần đọc đúng tên con vật, đồ vật từ trên xuống dưới. Khoảng cách ngồi cách bảng là 5m.

cach doc bang kiem tra thi luc

5. Bảng cận thị Parinaud

Đây là loại bảng đo thị lực thông dụng nhất hiện nay dành cho đối tượng biết chữ, bao gồm các câu ngắn, bên cạnh có ghi số thị lực cụ thể.

Cách dùng: Đọc lần lượt các ký hiệu trên bảng đo theo thứ tự từ trên xuống dưới. Khoảng cách đo là 30-35cm.

cach doc bang kiem tra thi luc

6. Bảng đo thị lực dạng thẻ

Đây là bao gồm các bảng đo thị lực chữ C, E, Snellen với kích thước nhỏ theo đúng quy ước dùng để đo thị lực nhìn gần, mỗi dòng đều có ghi số thị lực cụ thể.

Cách dùng: Người đo cầm thẻ ở khoảng cách 30 – 35cm và đọc ký hiệu trên thẻ theo hướng dẫn.

III. Hướng dẫn cách sử dụng bảng kiểm tra thị lực chuẩn xác nhất

Hướng dẫn sử dụng bảng kiểm tra thị lực tại nhà đơn giản khi không có sự hỗ trợ của bác sĩ. Quy trình đo được thực hiện theo 5 bước sau:

  • Bước 1: Giữ tư thế luôn thẳng lưng, mắt nhìn thẳng.
  • Bước 2: Ánh sáng chiếu vào bảng có cường độ trung bình là 100 lux và phải cao hơn 40% so với ánh sáng của phòng đo.
  • Bước 3: Đo lần lượt mắt trái, mắt phải.
  • Bước 4: Đọc đúng ký hiệu theo hướng dẫn sử dụng của từng loại bảng, đọc đến khi không thể đọc được nữa.
  • Bước 5: Ghi kết quả đo được.

Quy trình này áp dụng được cho các loại bảng trên, nhưng khoảng cách đo sẽ khác nhau. Bạn cần có người hướng dẫn chỉ ký hiệu, kiểm tra và ghi lại số thị lực ở dòng chữ nhỏ nhất.

IV. Cách ghi nhận kết quả kiểm tra thị lực

Kết quả đo sẽ thể hiện được tình trạng sức khoẻ mắt của bạn.

  • Thị lực 10/10: Mắt tốt và khoẻ mạnh.
  • Thị lực 6-7/10: Cận thị trong khoảng 0.5 diop.
  • Thị lực 4-5/10: Độ cận từ 1.5-2 diop.
  • Thị lực dưới 3/10: Độ cận cao từ 2 diop trở lên.

V. Những lưu ý khi đo thị lực bằng bảng đo cận thị

Để có kết quả đo chính xác, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Bảng đo nên dùng chữ đen, nền trắng để đảm bảo được tính tương phản tốt.
  • Nghỉ 15 phút nếu bạn đang vừa từ vùng sáng vào vùng tối hơn.

Kiểm tra mắt định kỳ 3-6 tháng/ lần với trẻ em, 6-12 tháng/lần với người lớn. Nên đến các phòng khám mắt hoặc bệnh viện chuyên khoa mắt để được hỗ trợ tốt nhất.

VI. Đo thị lực ở đâu? Đo thị lực bao nhiêu tiền?

Hiện nay, tại các phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa mắt, phí dịch vụ sẽ dao động từ 70.000đ – 200.000đ. Tại các cửa hàng mắt kính, bạn sẽ được đo mắt hoàn toàn miễn phí.

Nếu bạn đang băn khoăn trong việc tìm cửa hàng mắt kính uy tín và có chuyên môn, Mắt kính Nam Quang sẽ là sự lựa chọn mà bạn không nên bỏ qua. Đơn vị sở hữu đội ngũ KTV khúc xạ chuyên môn cao về các loại tròng kính ánh sáng xanh chuẩn quốc tế.

Liên hệ ngay với chúng tôi qua website: matkinhnamquang.com hay số hotline: 0909 10 99 55 – 0933 60 30 38 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Back to top button